SKKN Biện pháp sáng tạo đồ dùng, đồ chơi khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non
“Học bằng chơi, chơi mà học” đồ dùng học tập, đồ chơi giúp trẻ mở rộng và hiểu biết về thế giới xung quanh, đồ dùng học tập, đồ chơi còn góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, khả năng giao tiếp, ứng sử trong cuộc sống. Hơn thế nữa đồ đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo là nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền và nếu được học thì ai cũng có thể làm được theo ý tưởng riêng của mình một cách sáng tạo. Chúng ta đều hiểu và biết rằng: Đồ dùng học tập, đồ chơi cùng với trò chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với cuộc sống của trẻ. Đồ dùng học tập, đồ chơi là phương tiện để trẻ hoạt động vui chơi mà hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Mầm non. Ngoài đồ dùng học tập ra, đồ chơi vốn là thứ trẻ yêu thích nhất, không có đồ chơi trẻ không có phương tiện, môi trường để hoạt động và thực hiện các trò chơi. Cách thức chơi với đồ chơi và những thứ đồ chơi mà trẻ yêu thích được thay đổi theo sự phát triển và hiểu biết của trẻ thì chính đồ chơi đó lại trở thành đồ dùng học tập của trẻ giúp trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm và lĩnh hội các kiến thức thông qua đồ chơi được sử dụng trong các trò chơi, vì vậy càng có nhiều cách để trẻ chơi với một đồ chơi thì trẻ càng có cơ hội học tập và tích lũy kiến thức theo các cách khác nhau.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp sáng tạo đồ dùng, đồ chơi khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp sáng tạo đồ dùng, đồ chơi khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non
2 non không thể không có đồ chơi cũng như giáo viên mầm non không thể không có đồ dùng dạy học. Do đó, bằng mọi hình thức, nhà trường và các cô giáo cần cung cấp cho trẻ đồ dùng, đồ chơi càng nhiều càng tốt. Đặc biệt việc sáng tạo đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong hoạt động âm nhạc là hết sức cần thiết, đòi hỏi người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho hoạt động âm nhạc như vậy mới đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ đạt ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia hoạt động của trẻ. Đồng thời để đạt được những kết quả đó đòi hỏi người giáo viên luôn luôn có sự thay đổi mới trong phương pháp dạy trẻ theo hướng tích cực hóa hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, chúng tôi nghĩ rằng việc tự làm đồ dùng, đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non .Chính vì vậy để nâng cao chất lượng, gây hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động âm nhạc, bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi đã m¹nh d¹n nghiªn cøu đề tài: “Biện pháp sáng tạo đồ dùng, đồ chơi khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non”. * Mục đích nghiên cứu: - Thực trạng việc sáng tạo đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở trường mầm non. - Xây dựng một số biện pháp sáng tạo đồ dùng, đồ chơi khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non. * Đối tượng nghiên cứu: - Biện pháp sáng tạo đồ dùng, đồ chơi khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng. * Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: - Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát sư phạm. + Phương pháp dùng lời. + Phương pháp trực quan. + Phương pháp thực hành. + Phương pháp tuyên truyền * Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non. Năm học 2022 - 2023. - Thời gian 7 tháng (Bắt đầu từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023) 4 dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ còn góp phần giao lưu tình cảm giữa cô và trẻ. Nó thể hiện tình cảm của giáo viên với trẻ, với nghề. Nếu không yêu trẻ cô giáo khó lòng có thể tự nguyện dành thời gian để làm một món đồ dùng, đồ chơi nào đấy cho trẻ. Quan trọng với trẻ là niềm vui và sự hào hứng với món đồ chơi đó.. Làm một món đồ dùng, chơi tốn ít thời gian tuy trông không được cầu kỳ đẹp mắt mà trẻ được chơi thì sẽ có giá trị hơn một thứ đồ chơi làm công phu tốn kém mà chỉ để ngắm. Đồ chơi cô làm ra nếu tạo cho trẻ hứng thú chơi và học, cho trẻ thêm những niềm vui khi tới trường đã là một món đồ chơi hữu ích. 2. Thực trạng vấn đề: 2.1. Đặc điểm tình hình: Trường mầm non chúng tôi nằm trên địa bàn ngoài đê. Trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I lần đầu năm 2009, công nhận lại năm 2015, 2021. Nhiều năm liền đạt “Trường tiên tiến cấp huyện”. Nhiều năm liền đạt “Trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố”. Năm học 2013 - 2014, nhà trường được nhận bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và bằng khen của Thủ tướng chính phủ. Năm học 2021 - 2022, nhà trường đạt danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố” và đạt “Cờ thi đua Thành Phố”. Nhà trường được UBND Huyện nâng cấp, cải tạo và sửa chữa cơ sở vật chất quy mô hơn, khang trang rộng rãi hơn. Khung cảnh sư phạm của trường đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực cấp thành phố”. Năm học 2022 - 2023 nhà trường phân công tôi và hai cô giáo phụ trách lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi D1, đều là những giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trẻ chuẩn. Đặc biệt là sự đồng lòng và đoàn kết của giáo viên trong nhà trường cũng như luôn kịp thời đáp ứng tốt nhu cầu dạy học và chăm sóc trẻ trong tình hình mới như hiện nay. Bản thân đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non và đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác, đã tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện đạt kết quả cao. Lớp được ba cô luôn trang trí phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ, môi trường đẹp, gần gũi, hấp dẫn trẻ với sĩ số là 25 cháu trong đó có 13 cháu nam và 12 cháu nữ. Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số thuận lợi và khó khăn sau: 6 tâm đến việc trẻ học những gì, chơi trò chơi gì, đồ chơi gì? Và như thế nào? Chưa thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi, nhu cầu nhận thức, giao tiếp và thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu và đã sử dụng một số biện pháp sau: 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1.Biện pháp 1: Khảo sát đồ dùng, đồ chơi, nhạc cụ phục vụ cho hoạt động âm nhạc. Đối với đặc điểm của lứa tuổi nhà trẻ, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và vận động, trò chơi đơn giản mà phải tổ chức hát, vận động dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. Đồ dùng, đồ chơi dụng cụ âm nhạc, góp phần không nhỏ vào sự thành công của tiết học, vì khi trẻ hát vận động kết hợp với đồ dùng, nhạc cụ âm nhạc sáng tạo thu hút trẻ hứng thú tham gia sôi nổi, tích cực vào giờ học và giờ học sẽ đạt kết quả cao. Bên cạnh việc khảo sát trẻ, tôi cùng giáo viên trong lớp đã rà soát các đồ dùng, đồ chơi, nhạc cụ phục vụ cho hoạt động âm nhạc về số lượng, chủng loại và hiệu quả của các đồ dùng, đồ chơi đó. Kết quả khảo sát đồ dùng, đồ chơi, nhạc cụ phục vụ môn âm nhạc: STT Tên đồ dùng, nhạc cụ SL hiện có SL hao mòn Sl cần dùng 1 Xắc xô 15 cái 7 cái 16 cái 2 Trống cơm 3 cái 1 cái 5 cái 3 Trống con 7 cái 3 cái 10 cái 4 Phách tre 6 đôi 3 đôi 16 đôi 5 Xúc xắc 7 cái 2 cái 16 cái 6 Lục lặc 10 cái 3 cái 20 cái 7 Trống lắc 7 cái 5 cái 5 cái 8 Đàn oocgan 1 cái 1 cái 9 Mũ con vật, thực vật 20 mũ 5 cái 15-20 cái mỗi loại Với kết quả khảo sát thực tế đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc của lớp, tôi thấy còn thiếu nhiều về số lượng cũng như chủng loại, đồ dùng nhạc cụ chưa phong phú, đa dạng. Nên trong quá trình dạy trẻ tôi đã nghiên cứu và lập ra kế hoạch sưu tầm các nguyên vật liệu, phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi âm nhạc sáng tạo, làm bổ sung thêm một số đồ dùng nhạc cụ khác để gây hứng thú cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ âm nhạc. 8 được lấy từ thiên nhiên và các vật liệu tái chế tìm thấy trong gia đình, ngoài cửa hàng, trên đường làng. Nguyên vật liệu để làm đồ chơi có thể sưu tầm dễ dàng như: từ thực vật (thân tre, trúc, vỏ dừa ), từ nguồn vô cơ như (đá, sỏi, cát ). Khi sử dụng các nguyên vật liệu tái chế cần chú ý lựa chọn vật liệu sạch sẽ và an toàn: hộp, vỏ nhựa, ống nước, xốp màu, vỏ hộp chè...phải được rửa sạch, phơi khô. Không dùng các nguyên vật liệu sắc nhọn dễ vỡ có thể gây thương tích cho trẻ. 3.2.3. Chuẩn bị dụng cụ: Mỗi giáo viên trước khi làm đồ chơi cần có một bộ đồ dùng để làm như: Kéo, dây thép, cưa, dao, dập gim, dập lỗ, ghim và kẹp, hồ và keo dán, bút lông và màu vẽ, băng keo các loại, ... 3.2.4. Phương pháp tiến hành: Bước 1: Cần nghiên cứu và lựa chọn đề tài, đối tượng như là: thực vật, động vật, phương tiện giao thông.Ứng dụng với đề tài nào làm đồ dùng đồ chơi cho đề tài đó Ví dụ 1:Với đề tài: Dạy hát “ Quả”: cô làm mũ quả khế cho trẻ lên biểu diễn. Ví dụ 2: Với đề tài dạy hát “ bé chúc tết” cô làm những chiếc đèn lồng và xúc xắc hoa đào, hoa mai. Ví dụ 3: Với đề tài vận động minh họa “ em tập lái ô tô” cô làm những chiếc vô lăng ô tô để cho trẻ vận động minh họa. Với hoạt động góc cô làm cho trẻ những đồ chơi, đồ dùng âm nhạc như : Đàn tơrưng, ghi ta, lục lặc, mõ dừa, bộ trống. Bước 2: Vẽ mẫu và tạo hình các bộ phận: Sau khi đã lựa chọn vật liệu, cần tiến hành vẽ hình và nghiên cứu các chi tiết cấu trúc đồ chơi sao cho phù hợp, khoa các bộ phận, tiếp đến là điểm màu, can hình và thực hiện. Bước 3: Thực hiện và lắp ráp: Tạo hình các bộ phận chính, tạo hình các chi tiết nhỏ, tô màu và sau đó rắp ráp đến từng bộ phận chính với các chi tiết nhỏ riêng lẻ. Giáo viên chú trọng cho trẻ chơi các trò chơi như trò chơi “Tai ai tinh”, “Nghe âm thanh to – nhỏ”, trò chơi “Ai đoán giỏi” và các dụng cụ âm nhạc như: phách tre, xắc xô, đàn tơ rưng, vô lăng, mũ gà, mũ quả... Các đồ chơi, đồ dùng, dụng cụ âm nhạc này không mất nhiều thời gian, công sức mà trẻ cũng hứng thú tham gia thực hiện cùng cô. Sau đó, từ những nguyên vật liệu nguyên sơ, dễ tìm đó, cô tạo ra những đồ chơi khác nhau, làm những đồ chơi đơn giản. Với những đồ dùng này giáo viên chỉ cần chuẩn bị vỏ dừa, lon nước, ống tre, vỏ hộp sữa chua, sỏigiáo viên cắt bỏ những phần khó của đồ chơi, sau đó sắp xếp và làm
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_sang_tao_do_dung_do_choi_khi_to_chuc_hoat_don.doc