SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện cho trẻ nghe

Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi nói riêng, chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các từ sử dụng nhiều loại câu, bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật, sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết các từ biểu thị về tên gọi các đặc điểm, tính chất, công dụng. Đặc biệt thông qua các câu chuyện trẻ dể dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Hơn nữa ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh những hành vi và việc làm của trẻ. Trong giao tiếp hàng ngày thông qua chuyện kể, ca dao, đồng dao,... trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong cuộc sống.

Xuất phát từ các lý do trên, bản thân tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ thông qua câu chuyện là việc làm rất cần thiết trong trường mầm non, nhằm nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Vì vậy tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện cho trẻ nghe” nhằm nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường Mầm Non Trung Lập hiện nay.

docx 12 trang thuydung 06/10/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện cho trẻ nghe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện cho trẻ nghe

SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện cho trẻ nghe
 Mục đích nghiên cứu: Phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình 
bày có logic, có trình tự, chính xác và có hình ảnh nội dung nhất định.
 II. NỘI DUNG
 1. Thực trạng
 Năm học 2023 - 2024 tôi được phân công chăm sóc giáo dục trẻ lớp nhà trẻ 
D2 với tổng số trẻ là 25 trẻ. Để việc áp dụng biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
24 - 36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện cho trẻ nghe đạt hiệu quả, ngay từ đầu 
năm học tôi đã khảo sát và đánh giá một số nội dung liên quan đến phát triển ngôn 
ngữ thông qua giờ kể chuyện cho trẻ như sau:
 Kết quả khảo sát thực tế trên 25 trẻ lớp nhà trẻ D2
 Đạt Chưa đạt
 TT Nội dung khảo sát
 Số cháu Tỉ lệ (%) Số cháu Tỉ lệ (%)
 1 Số trẻ biết kể chuyện cùng cô 8 32% 17 68%
 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao 
 2 10 40% 15 60%
 tiếp
 Trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc; 
 3 9 36% 16 64%
 câu đúng ngữ
 Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, tính 
 4 8 32% 17 68%
 cách nhân vật
 Từ bảng khảo sát trên cho thấy trẻ lớp tôi phát âm còn chưa rõ, chưa biết kể 
lại câu chuyện cùng cô. Trẻ còn rụt rèn, nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin tham gia vào 
hoạt động cũng như chưa tự tin khi trả lời câu hỏi của cô đưa ra.... Điều đó càng thôi 
thúc tôi đi sâu và tìm tòi một số biện pháp tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
 2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của biện pháp.
 2.1. Cơ sở lý luận.
 Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có phẩm chất đạo đức 
trong sáng; có trí thức, có khoa học, có tình yêu nhân loại, yêu thiên nhiên, yêu tổ 
quốc, mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước 
và sáng tạo. Tất cả những phẩm chất ấy cần được bắt đầu hình thành từ lứa tuổi mầm 
non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
 Vì vậy, việc cho trẻ sớm làm quen với văn học là một trong những nội dung 
cần thiết và bổ ích trong chương trình giáo dục mầm non, trong đó yếu tố gây nên sự 
thích thú cho trẻ mỗi khi nghe cô giáo kể chuyện là rất quan trọng, vì khi tiếp xúc còn hạn chế. Một số phụ huynh do bận rộn công việc kiếm sống nên chưa thực sự 
quan tâm đến việc dạy dỗ con cái mà giao phó hoàn toàn cho cô giáo ở trường.
 Mỗi giáo viên do điều kiện khách quan là thời gian chưa có nhiều đặc biệt ở 
lớp nhà trẻ, thời gian chăm sóc trẻ chiếm đa số nên giáo viên chưa thực sự quan tâm 
đến việc phát triển vốn từ cho trẻ.
 3. Áp dụng biện pháp
 Để biện pháp “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua giờ kể 
chuyện cho trẻ nghe” giúp trẻ phát triển khả năng nghe hiểu ngôn ngữ, tự tin, bước 
đầu có khả năng sử dụng các từ trong giao tiếp đơn giản, với kinh nghiệm của bản 
thân ở đề tài này tôi xin đưa ra một số biện pháp sau:
 Biện pháp 1: Giáo viên phải chuẩn bị kỹ các nội dung của hoạt động trước 
khi dạy.
 Hoạt động kể truyện là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn 
ngữ rất tốt nhưng hoạt động kể truyện có thành công hay không phần lớn là do giọng 
kể của giáo viên, mà muốn có giọng kể hay thì trước hết người giáo viên phải thuộc 
truyện, hiểu nội dung truyện. Chính vì vậy tôi luôn đọc kỹ truyện, luyện giọng kể sao 
cho ngộ nghĩnh đáng yêu phù hợp với từng nhân vật trong truyện.
 VD: Truyện “Thỏ con không vâng lời” giọng của thỏ mẹ, bác gấu thì ấm hơn, 
nói chậm và tình cảm. Giọng của thỏ con lúc vui thì nhí nhảnh, trong trẻo. Khi làm 
sai thì nức nở, buồn bã hoặc dùng tay gạt nước mắt.
 Biện pháp 2: Tích cực sưu tầm, làm đồ dùng đẹp và sáng tạo phù hợp với 
nội dung truyện.
 Trẻ nhà trẻ thích màu sắc rực rỡ, đồ vật phát ra tiếng kêu và có âm thanh vui 
nhộn. Vì vậy để tạo được hứng thú cho trẻ trong hoạt động kể truyện tôi đã không 
ngừng tìm tòi, làm đồ dùng từ nguyên liệu sẵn có sao cho đẹp mắt, hấp dẫn trẻ nhưng 
phải đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý. Cô sử dụng đồ dùng thành thạo, tạo tình huống 
bí mật để thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái tự tin và kích thích trẻ nói 
được nhiều.
 Ví dụ: Truyện “Cây táo” từ vỏ chai nước ngọt tôi đã cắt và tận dụng phần đáy 
của hai cái chai ghép vào nhau thành quả táo sau đó phun sơn màu xanh, đỏ theo ý 
thích rồi trang trí lên cây khi trẻ lên bắt chước hành động của nhân vật trẻ được lên 
chăm sóc, được cầm, được chơi với chúng, trẻ được nói theo ý hiểu của trẻ qua đó 
trẻ có thể dễ dàng tưởng tượng ra cây táo thật. Khi trẻ được nhìn, cầm trên tay trẻ rất 
thích thú, trẻ sẽ dễ sdàng nói tên và biết đặc điểm của cây táo.
 Ngoài tranh truyện do nhà trường cấp phát tôi còn làm rối tay, rối rẹt để dạy 
trẻ. Cô giải thích nghĩa của từ khó kết hợp động tác minh họa giúp cho trẻ hiểu, 
trẻ nói và làm theo cô.
 Biện pháp 5: Thay đổi hình thức tổ chức phù hợp, sáng tạo:
 Thông thường các giáo viên tổ chức các hoạt động kể truyện trong lớp và cho 
trẻ ngồi hình chữ U từ đầu đến cuối vì cho rằng trẻ nhà trẻ còn nhỏ không cần thay 
đổi chỗ ngồi và địa điểm. Chính vì vậy đã khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nàm chán 
thậm chí nằm bò ra sàn nhà dẫn đến tình trạng trẻ không chú ý, không nhớ được tên 
truyện và không trả lời được các câu hỏi của cô nên mở rộng vốn từ cho trẻ còn ít. 
Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi hình thức tổ chức linh hoạt.
 Ví dụ: Với câu truyện “Sẻ con” tôi cho trẻ ra vườn cổ tích và đứng xung quanh 
các nhân vật để nghe cô kể chuyện để được nhìn, vuốt ve và gọi tên các nhân vật mà 
mình yêu thích.
 Hoặc xây dựng khung cảnh truyện ngay trong lớp học. Cô giáo là người dẫn 
truyện còn trẻ đóng vai, bắt chước các nhân vật trong truyện và kể cùng cô. Trẻ khi 
được bắt chước các nhân vật sẽ rất thích thú và chú ý vào mọi hoạt động qua đó giúp 
trẻ phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ và sự hiểu biết của mình về các hiện tượng 
xung quanh. Trẻ biết nói đủ câu và trả lời cô rõ ràng mạch lạc.
 Biện pháp 6: Xây dựng môi trường học tập làm thêm một số đồ dùng đồ 
chơi phục vụ cho giờ kể chuyện
 Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thì việc sưu tầm làm thêm 
một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giờ kể chuyện là không thể thiếu. Chính vì đồ 
dùng đồ chơi làm thay đổi không khí cho hoạt động, làm cho trẻ thích thú và được 
hoạt động với nó vì vậy đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn 
(Không có cạnh sắc nhọn) và vệ sinh cho trẻ (Không có bụi bẩn).
 Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu chuyện, phía dưới có chữ to giúp 
cho việc phát triển từ của trẻ được thuận lợi.
 Đồ vật thật có liên quan đến câu truyện
 Có thể có các hình ảnh trên máy trình chiếu, các hình ảnh trên mạng, các hình 
ảnh động.
 Tôi tận dụng các nguyên liệu vật liệu sẵn có ở địa phương như: Sách báo, lịch 
cũ, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, quần áo cũ nhằm phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ.
 Dựa vào từng chủ đề triển khai kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể 
mỗi chủ đề có một bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi, 
tôi dùng những quần áo, vải vụn, ống giấy để làm con rối xinh xắn để kể chuyện kết 
hợp với rối tay cho trẻ xem. và trả lời các câu hỏi của cô, vốn từ của trẻ được tăng lên rất nhiều, các cháu nói 
mạch lạc, rõ ràng, biết cách diễn đạt ý muốn của mình, mạnh dạn, tự tin hơn trong 
giao tiếp. Đồng thời trẻ biết sử dụng một số loại câu phong phú và đa dạng.
 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 1. Kết luận.
 Biện pháp “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể 
chuyện cho trẻ nghe” không chỉ áp dụng đối với độ tuổi 24-36 tháng tuổi mà còn 
được áp dụng nhân rộng ở các độ tuổi trong trường mầm non Trung Lập đồng thời 
đề tài này có thể áp dụng nhân rộng tại các trường mầm non trong huyện Vĩnh Bảo -
Hải Phòng. Bản thân tôi vô cùng phấn khởi và tự hào vì mình đã đóng góp được một 
phần đó trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
 Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện 
bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn 
hóa, làm tiền đề cho quá trình đọc, viết sau này của trẻ. Phụ huynh sẽ thường xuyên 
phối kết hợp với giáo viên để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ từ đó nâng cao 
được uy tín của trường, của lớp với các bậc phụ huynh, làm cho hoạt động giáo dục 
mầm non xã Trung Lập ngày được quan tâm và phát triển hơn nữa
 2. Bài học kinh nghiệm.
 Qua thực tế tổ chức hoạt động cho trẻ và từ những kết quả đạt được, tôi cũng 
rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
 Giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với việc hình thành và phát 
triển nhân cách trẻ. Có lòng yêu nghề mến trẻ, luôn luôn tạo hứng thú kích thích tính 
tò mò ham hiểu biết, thu hút trẻ trong giờ hoạt động kể chuyện.
 Nắm vững các phương pháp, hình thức tổ chức để đạt kết quả cao. Tích cực 
đổi mới phương pháp dạy học, tạo môi trường trong và ngoài lớp phong phú phù hợp 
với trẻ để trẻ tích cực hoạt động.
 Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ để có giải pháp giáo dục phù 
hợp. Vận dụng các biện pháp giáo dục mọi lúc, mọi nơi. Chú ý đến từng cá nhân trẻ, 
luôn tạo niềm tin, sự hứng thú cho trẻ, động viên trẻ đi học đều, tạo điều kiện quan 
tâm đến những trẻ nhút nhát, giành thời gian gần gũi trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh 
dạn, tự tin tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn.
 Không ngừng nâng cao phong cách nghệ thuật tạo tình huống, lựa chọn hình 
thức tiết học một cách khéo léo, linh hoạt, truyền đạt logic thông suốt một chủ đề, để 
trẻ chú ý tích cực tham gia vào hoạt động nhằm phát triển nhận thức và phát triển 
ngôn ngữ ở trẻ.
 Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để giáo viên nắm 

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_do_tuoi_24_36_tha.docx
  • pdfSKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện cho trẻ.pdf