SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua một số hoạt động
Để vốn từ của trẻ phát triển tốt không thể thiếu sự đóng góp của gia đình. Việc giáo dục trẻ ở gia đình là rất cần thiết, vì vậy tôi luôn phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trao đổi thống nhất về cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và kế hoạch giáo dục trẻ từng tháng, từng tuần cho phụ huynh nắm bắt. Thông qua các trang mạng xã hội như Zalo, messenger, tôi tạo nhóm để trao đổi thông tin với phụ huynh về hình hình của trẻ trong thời gian ở trường. Tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp với cô giáo trong việc phát triển ngôn ngữ. Mỗi một chủ đề tôi gửi các bài thơ, câu chuyện, các hình ảnh lên nhóm để phụ huynh cùng nắm bắt và hướng dẫn trẻ học ở nhà.Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh phải dành thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, nhất là trò chuyện với trẻ bằng tiếng Việt, cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ.
Như vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giúp trẻ phát triển, lĩnh hội các kỹ năng phát âm, phát triển vốn từ, ngữ pháp, diễn đạt câu mạch lạc. Để phát triển ngôn ngữ, trẻ phải được nghe lời nói, được bắt chước lời nói, được chủ động nói. Nội dung phát triển ngôn ngữ phải hướng vào trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ phải được thiết kế theo hướng tích hợp và tích hợp theo chủ đề. Thời lượng phải linh hoạt và phụ thuộc vào nhu cầu hứng thú của trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua một số hoạt động
2 Chính vì tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi 24- 36 tháng tuổi nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng tuổi thông qua một số hoạt động” để chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 2. Mục đích và kết quả cần đạt của biện pháp: * Mục đích của biện pháp: - Giúp trẻ có vốn từ phong phú, đa dạng. - Giúp trẻ phát âm chuẩn tiếng Việt. - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ và kỹ năng nói trọn câu. - Rèn cho trẻ kỹ năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. * Kết quả cần đạt của biện pháp: - 93 % trở lên trẻ có khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ. - 91% trở lên trẻ có khả năng phát âm chuẩn. - 94% trở lên trẻ có khả năng nói trọn câu. - 91% trở lên trẻ có khả năng diễn đạt mạch lạc. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH 1. Đánh giá thực trạng: Năm học 2022- 2023, tôi được phân công dạy lớp Nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi với 24 trẻ. Qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục đặc biệt là hoạt động phát triển ngôn ngữ, bản thân tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học đầy đủ đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trường lớp khang trang, phòng học đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động, nhóm lớp luôn gọn gàng, sạch sẽ. Các góc được trang trí đẹp mắt, phù hợp, hấp dẫn đối với trẻ. - Bản thân luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường. Có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghế, mến trẻ, say mê nhiệt huyết với công việc. Được sự giúp đỡ của chị em đồng nghiệp trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động. - Trẻ có nề nếp học tập khá tốt, một số trẻ đã qua nhóm trẻ 18- 24 tháng nên trẻ khá ngoan. - Phụ huynh có sự quan tâm đến con em mình, đưa trẻ đi học chuyên cần. Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của trẻ ở nhà và dành thời gian cùng với cô giáo chăm sóc, giáo dục trẻ. 4 hướng dẫn trẻ xem xét sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ, giúp trẻ nhận biết được sự vật, những đặc điểm, cấu tạo của sự vật, hành động với sự vật... trên cơ sở đó cung cấp những từ tương ứng, từ đó rèn luyện kĩ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ của trẻ. Trẻ 24- 36 tháng tuổi bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, ngôn ngữ hay nói ngọng, nói lắp, nói không đủ câu. Vì vậy để trẻ nói nhiều, khắc sâu được biểu tượng thì trước tiên đồ dùng cô chuẩn bị phải đẹp, hấp dẫn để thu hút trẻ, hệ thống câu hỏi cô đưa ra phải ngắn gọn, dễ hiểu, giúp trẻ nói đúng, nói đủ câu. Ví dụ: Cho trẻ nhận biết tập nói “Qủa chuối, quả cam” Để cung cấp vốn từ mới cho trẻ tôi xây dựng hệ thống câu hỏi như sau: - Nhận biết quả chuối: Cô đặt câu hỏi: Đây là quả gì? Qủa chuối có dạng gì? Qủa chuối có màu gì? (Cô chú ý gọi cá nhân trẻ trả lời nhiều) - Nhận biết quả cam: Đây là quả gì? Qủa cam có dạng hình gì? Qủa cam có màu gì? (Cô chú ý gọi cá nhân trẻ trả lời nhiều) - Ngoài quả chuối, quả cam con còn có biết quả nào nữa? - Giáo dục trẻ biết tay trước khi ăn, rửa sạch quả, bỏ vỏ trước khi ăn, và khi ăn một số quả không ăn được hạt thì phải biết bỏ hạt. Qua nhận biết tập nói “Qủa chuối, quả cam” trẻ được mở rộng thêm về thế giới các loại quả, biết đặc điểm, lợi ích của các loại quả đối với sức khỏe con người. Cứ như vậy tôi đặt câu hỏi từ dễ đến khó, từ tổng thể đến chi tiết cho trẻ trả lời nhằm kích thích trẻ tư duy, nhằm làm tăng vốn từ và phát triển khả năng giao tiếp cuả trẻ. Trẻ được nhìn, sờ, cầm, nếm. Qua đó, tính tích cực tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ được nâng lên. Như vậy, qua hoạt động nhận biết tập nói đã rèn luyện kỹ năng phát âm cho trẻ, rèn cho trẻ nói đúng, đủ câu và đặc biệt là vốn từ của trẻ đã tăng nhanh. * Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen thơ, chuyện Hoạt động làm quen thơ, chuyện cũng là hoạt động cung cấp vốn từ cho trẻ nhiều. Trẻ được trả lời cô, được cô sửa lỗi phát âm. Cô khuyến khích trẻ trả lời nhiều, kết hợp sửa sai cho trẻ, cô nhắc lại và yêu cầu trẻ phát âm từ đó. Đối với những trẻ cá biệt, cô gây sự chú ý cho trẻ bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ. Khi trẻ có biểu hiện không nghe lời, cô đặt câu hỏi, nêu tình huống và yêu cầu trẻ đó trả lời, nhằm chuyển sự chú ý của trẻ theo mục đích của cô. Ví dụ: Trong hoạt động làm quen câu chuyện “Thỏ con không vâng lời”, sau khi kể cho trẻ nội dung câu chuyện tôi cho trẻ nhắc lại tên câu 6 * Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thể dục Trong góc vận động của lớp tôi đã sử dụng những thùng bìa catton để làm thành tàu hỏa cho trẻ sử dụng. Khi trẻ khởi động làm đoàn tàu có thể sử dụng chúng kết hợp với bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” hay “Đi tàu lửa”... vận dụng vào đó để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi tham gia hoạt động có chủ đích cô có thể cho trẻ nói tên vận động (Đi, bò, chạy), tên đồ dùng (Vòng, gậy, túi cát) Khi trẻ chơi với vòng tôi có thể hỏi trẻ (Vòng này có màu gì? Vòng để làm gì con có biết không? Con sẽ chơi gì với vòng?...). Từ những hoạt động thể dục, trẻ được nghe và thực hiện các khẩu lệnh của cô một cách thuần thục. Đó cũng là cách để giúp trẻ nghe, hiều ngôn ngữ có hiệu quả. 2.2. Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động khác: * Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động đón trẻ: Lúc ở nhà trẻ có những người thân của mình, trẻ được sống trong tình cảm thân thương, nơi mà trẻ đã rất quen thuộc, trẻ được cưng chiều từ bữa ăn cho đến giấc ngủ. Khi đến lớp, trẻ đang còn bỡ ngỡ, lạ lẫm, cô phải là người gần gũi, là người trẻ tin tưởng nhất để chia sẻ mọi chuyện. Vì vậy cô phải niềm nở, ân cần tích cực trò chuyện với trẻ để trẻ nói nhiều, trả lời cô, qua đó cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ nói mạch lạc, bởi qua trò chuyện cùng cô, trẻ được cung cấp vốn từ, trẻ sẽ khắc sâu hơn vốn từ được học. Từ đó mà kinh nghiệm sống của trẻ sẽ tốt hơn. Ví dụ: Cô trò chuyện với trẻ về những vấn đề liên quan, gần gũi với trẻ như: Hôm nay ai đưa con đi học? Bố/mẹ đưa con đi học bằng phương tiện gi? Trong gia đình con có những ai? Ai là người thường chơi với con? Qua quá trình tiếp xúc với mọi người, với cô giáo, với bạn bè, vốn ngôn ngữ của trẻ tăng lên, trẻ học được cách nói của người lớn, lúc đó trẻ mới nói được thành câu hoàn chỉnh. Trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn, ngôn ngữ của trẻ ngày càng mạch lạc hơn. * Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động góc: Hoạt động chơi với đồ chơi ở các góc giúp trẻ được khám phá rất nhiều thứ từ môi trường xung quanh, phát triển các giác quan, tìm hiểu sở thích của bản thân. Qua hoạt động chơi, trẻ học và tích lũy được nhiều kinh nghiệm và vốn sống cho mình, giờ hoạt động ở các góc trẻ được chơi và giao tiếp cùng bạn bè, phối hợp chơi cùng nhau. Chính vì vậy, ngôn ngữ nói của trẻ được tăng lên. 8 2.3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh để rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Để vốn từ của trẻ phát triển tốt không thể thiếu sự đóng góp của gia đình. Việc giáo dục trẻ ở gia đình là rất cần thiết, vì vậy tôi luôn phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trao đổi thống nhất về cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và kế hoạch giáo dục trẻ từng tháng, từng tuần cho phụ huynh nắm bắt. Thông qua các trang mạng xã hội như Zalo, messenger, tôi tạo nhóm để trao đổi thông tin với phụ huynh về hình hình của trẻ trong thời gian ở trường. Tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp với cô giáo trong việc phát triển ngôn ngữ. Mỗi một chủ đề tôi gửi các bài thơ, câu chuyện, các hình ảnh lên nhóm để phụ huynh cùng nắm bắt và hướng dẫn trẻ học ở nhà. Ví dụ: Sau khi kể cho trẻ nghe một câu chuyện, phụ huynh có thể cho trẻ gọi tên câu chuyện, tên các nhân vật trong câu chuyện, hoặc là cho trẻ xem tranh và gọi tên sự vật, hiện tượng. Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh phải dành thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, nhất là trò chuyện với trẻ bằng tiếng Việt, cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ. Như vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giúp trẻ phát triển, lĩnh hội các kỹ năng phát âm, phát triển vốn từ, ngữ pháp, diễn đạt câu mạch lạc. Để phát triển ngôn ngữ, trẻ phải được nge lời nói, được bắt chước lời nói, được chủ động nói. Nội dung phát triển ngôn ngữ phải hướng vào trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ phải được thiết kế theo hướng tích hợp và tích hợp theo chủ đề. Thời lượng phải linh hoạt và phụ thuộc vào nhu cầu hứng thú của trẻ. PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi xây dựng và tiến hành áp dụng biện pháp tại nhóm lớp, tôi đã thu được những kết quả như sau: * Đối với trẻ: - Trẻ phát âm và nói chuẩn tiếng Việt. - Khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ của trẻ lớp tôi hiện nay đã có những chuyển biến rõ rệt. Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp với cô và và bạn bè khi ở trường cũng như lúc ở nhà. - Trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và thể hiện nhu cầu của mình trong sinh hoạt hàng ngày.
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_thang_tuoi.doc