SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Hải Ba

Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Thực tế trẻ ở nhóm lớp tôi phụ trách là năm đầu tiên các cháu được đến trường, rất thích được giao tiếp, chuyện trò nhưng vốn từ còn hạn chế, còn thụ động trong việc sử dụng ngôn ngữ, cách thức diễn đạt. Là một cô giáo mầm non tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để giúp trẻ phát triển vốn từ, phát âm chuẩn, đúng mẹ đẻ. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra kinh nghiệm giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24­36 tháng tuổi ở trường Mầm non Hải Ba” nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có logic, có trình tự, chính xác nhằm làm phong phú vốn từ cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người. Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ để từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

docx 10 trang thuydung 28/08/2024 630
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Hải Ba", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Hải Ba

SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Hải Ba
 MỤC LỤC
 Trang
I. Lý do chọn sáng kiến.....................................................................................2
II. Giải quyết vấn đề.........................................................................................2
1. Tính mới sáng tạo của sáng kiến..................................................................2
2. Tính thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm..................................................3
2.1. Các biện pháp thực hiện............................................................................3
2.1.1. Tạo môi trường ngôn ngữ trong lớp học...............................................3
2.1.2 Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động chơi tập có chủ đích............4
2.1.3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mọi lúc, mọi nơi ........................................6
2.1.4: Phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi.................................................7
2.1.5: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động......................8
2.1.6: Phối hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ........8
3. Hiệu quả- phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến kinh nghiệm......................8
3.1. Hiệu quả sáng kiến đưa lại .....................................................................8
3.2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến............................................................9
III. Kết luận .......................................................................................................9
 1 chức để trẻ không bị nhàm chán, kích thích được hứng thú của trẻ, nhất là trong việc 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Có những tiết hoạt động tôi tổ chức cho trẻ ngồi trong lớp 
nhưng có những hoạt động tôi tổ chức cho trẻ ngoài trời, cho trẻ đi dạo, đi thăm quan 
thoải mái trẻ lại hứng thú đối với trẻ, kích thích trẻ nói, trẻ giao tiếp cùng cô cùng bạn.
 2. Tính thực tiễn của sáng kiến
 Để kiểm tra hiệu quả của các biện pháp đưa ra, tôi đã tiến hành áp dụng các giải 
pháp trong suốt năm học và kết quả mang lại kết quả cao. Khi tôi áp dụng đề tài này, 
tôi đạt được những hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp mà tôi 
phụ trách, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ, tính tích cực sáng tạo, tiếp thu những 
kiến thức cơ bản nhằm giúp trẻ phát triển rõ ràng, mạch lạc, trả lời trọn câu....
 2.1. Các biện pháp thực hiện
 2.1.1: Tạo môi trường ngôn ngữ trong lớp học
 *Môi trường trong và ngoài lớp học
 Môi trường lớp học có tác động rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm 
non đặc biệt là độ tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng. Chính vì vậy ngay đầu năm học, tôi đã 
trang trí lớp học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo an toàn về mặt 
tâm lý cho trẻ. Trong lớp tôi luôn tận dụng diện tích phòng học xây dựng các góc chơi 
một cách khoa học, phù hợp với trẻ như góc thư viện, góc kể chuyện cùng bé yêu, góc 
học tập, góc thao tác vai... chú ý bố trí, sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ dễ thấy, 
dế chơi, để tạo môi trường hoạt động thoải mái, tích cực cho trẻ. Để trẻ có thể lĩnh hội 
những kiến thức đã học hay thích khám phá những đề tài mới tôi đã tạo các góc hoạt 
động đẹp mắt, hấp dẫn, tất cả đều có hình ảnh để trẻ quan sát, cung cấp và phát triển 
vốn từ cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
 Ví dụ: Ở góc sách truyện tôi quan tâm việc lựa chọn các cuốn truyện bìa cứng, 
hình ảnh to, màu sắc đẹp,... nhằm kích thích thị giác ở trẻ.Tạo ra nhiều góc mở phù 
hợp với từng góc chơi, từng chủ đề để cho trẻ chơi và học, thông qua hoạt động này, 
trẻ được cô giáo hướng dẫn, trò chuyện, trao đổi giúp kỹ năng nghe, hiểu, nói của trẻ 
phát triển tốt hơn.
 Bên cạnh đó việc xây dựng môi trường trong lớp, môi trường ngoài lớp cũng 
được tôi chú trọng: Tạo môi trường phát triển ngôn ngữ như đặt tên biển cho cây, đặt 
tên cho khu vườn, các hình ảnh thân thuộc với trẻ để giáo dục phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ.
 *Ngôn ngữ của giáo viên
 Đối với trẻ mầm non mà đặc biệt là trẻ độ tuổi 24- 36 tháng thì trẻ thường học 
bằng cách quan sát và bắt chước người lớn. Cô giáo cần trở thành hình mẫu ngôn ngữ 
tốt nhất cho trẻ về kỹ năng nói và ngôn từ. Trong khi giao tiếp với trẻ cô nên: Giao 
tiếp bằng mắt, nói chuyện ở vị trí ngang tầm mắt trẻ nếu cần thiết. Nói chuyện với trẻ 
một cách tập trung, lắng nghe và không làm gián đoạn câu chuyện của trẻ. Thể hiển 
biểu cảm khuôn mặt, hoặc biểu cảm bằng của chỉ, hành động để truyền đạt ý nghĩa 
câu nói khi giao tiếp với trẻ. Tôi luôn giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ chuẩn xác và 
bằng tình cảm với trẻ, thể hiện sự yêu thương qua lời nói, ánh mắt, cử chỉ, luôn động 
viên trẻ giao tiếp cùng cô cùng bạn.
 Ví dụ: Cô giáo hỏi trẻ:
 + Con thích chơi đồ chơi nào?
 + Con chơi góc chơi nào?
 3 cùng cô. Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, giúp trẻ mạnh dạn hơn trong 
trong giao tiếp. Làm tăng vốn từ cho trẻ.
 VD: Hát và vận động bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục”.
 * Thông qua giờ vận động
 Ở góc vận động tinh tôi tận dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau cho trẻ chơi 
xâu vòng hoa lá, hột hạt, chơi luồn dây qua ống nhiều màu sắc giúp trẻ vừa chơi vừa 
nói chuyện nhằm giúp trẻ phát triển thêm vốn từ. Ở góc vận động thô tôi chuẩn bị 
nhiều đồ dùng nhiều màu nhằm giúp trẻ dễ nhận biết: VD như vòng màu xanh, đỏ, 
vàng của những chiếc vòng để khi trẻ phân biệt màu không bị nhầm lẫn. Khi trẻ chơi 
nhảy vào vòng tôi có thể hỏi trẻ giúp ngôn ngữ của trẻ thêm mạch lạc, rõ ràng hơn:
 + Vòng này có màu gì hả con?
 + Thế còn vòng này có màu gì đây?
 + Vòng để làm gì con có biết không?
 + Con sẽ chơi gì với vòng?
 2.1.3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
 * Trò chuyện đầu giờ:
 Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường , tới lớp cô 
phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ.Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn 
giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn 
ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn 
từ cho trẻ. Cô tập cho trẻ chào cô đến lớp cũng như khi ra về nhằm rèn luyện thói quen 
nề nếp và cũng giúp trẻ nói nhiều hơn
 VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
 + Gia đình con có những ai?
 + Buổi sáng ai đưa con đến lớp?
 + Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?
 Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ 
nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn. Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn 
nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố , mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh 
đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép , biết vâng lời.
 * Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:
 Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn 
diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc. Đây có 
thể coi là một hình thức quan trọng nhất , bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc 
phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ.Thời gian chơi của trẻ chiếm 
nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong 
quá trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ 
có nội dung khác nhau.
 VD: Trò chơi trong góc “Thao tác vai” trẻ được chơi bán hàng nấu ăn và khi trẻ 
chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày.
 + Chị đã mua gì ăn chưa?
 + Chị nấu gì cho cả nhà ăn?
 Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu 
giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của con 
người
 5 lại hiệu quả cao trong việc giúp phát triển vốn từ, khả năng giao tiếp của trẻ. Trong 
quá trình cho trẻ hoạt động tôi để cho trẻ được tự do trải nghiệm mọi thứ và cô đóng 
vai trò là người bạn vừa là người hướng dẫn, bảo vệ để lắng nghe và trò chuyện cùng 
trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp với cô và bạn.
 Khi tổ chức cho trẻ các hoạt động tôi luôn chú trọng việc thay đổi hình thức tổ 
chức để trẻ không bị nhàm chán, kích thích được hứng thú của trẻ, nhất là trong việc 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Có những tiết hoạt động tôi tổ chức cho trẻ ngồi trong lớp 
nhưng có những hoạt động tôi tổ chức cho trẻ ngoài trời, cho trẻ đi dạo, đi thăm quan 
thoải mái trẻ lại hứng thú đối với trẻ, kích thích trẻ nói, trẻ giao tiếp cùng cô cùng bạn.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ nhận biết “Rau khoai lang” tôi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài 
vườn rau. Trẻ được thay đổi môi trường hoạt động, được hít thở không khí trong lành, 
được tận mắt ngắm vườn rau các cô trồng sẽ giúp trẻ yêu thích tham gia vào hoạt động, 
trẻ được quan sát, nói lên đặc điểm của rau, được chơi, trải nghiệm với hoạt động hái 
rau,... Qua các hoạt động trẻ được thực hành giúp mở rộng vốn từ cho trẻ.
 Như vậy với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động sẽ 
giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất.
 2.1.6: Phối hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ thường xuyên không chỉ phát triển ở nhà 
trường mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình. Vì g ia đình là 
nơi trẻ được cất tiếng nói đầu tiên, bố mẹ là người hiểu trẻ rõ nhất, là người mà trẻ gần 
gũi và cảm thấy an toàn nhất.
 Qua giờ đón trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về các biểu hiện và những thói 
quen mà phụ huynh thường gặp đó là hay cưng nựng trẻ, khi trẻ nói ngọng, nói lắp 
phụ huynh hay nói theo. Tôi đã trao đổi trực tiếp với phụ huynh là không nên nói theo 
trẻ mà phải sửa sai cho trẻ ngay. Khi sửa sai cho trẻ không nên
 7

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_thang_tuoi.docx
  • pdfSKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Hải Ba.pdf