SKKN Biện pháp Nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non Triệu Phước thông qua các trò chơi

Qua hoạt động nhận biết tập nói thông qua trò chơi, trẻ được tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm từ cuộc sống thực tế như biết được có nhiêu trò chơi có lời, trò chơi về màu sắc, hình dạng, trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật, trò chơi bắt chước tạo dáng của các con vật và những trò chơi thông thường mà trẻ chưa biết... từ những buổi hoạt động nhận biết tập nói qua trò chơi đó trẻ được phát huy hết tính chủ động, sáng tạo của mình vì cô giáo luôn đặt trẻ ở vị trí trung tâm.

Năm học 2023 - 2024 bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 24 - 36 tháng, là một giáo viên trẻ, tôi thấy mình phải có trách nhiệm, nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng trong việc nhận biết tập nói cho trẻ. Tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất để trẻ được tiếp thu một cách có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, một trong những biện pháp mà tôi lựa chọn cho mình đó là “Biện pháp nhận biết tập nói cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường Mầm non Triệu Phước thông qua các trò chơi”.

docx 10 trang thuydung 02/09/2024 930
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp Nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non Triệu Phước thông qua các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp Nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non Triệu Phước thông qua các trò chơi

SKKN Biện pháp Nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non Triệu Phước thông qua các trò chơi
 2
 Ở độ tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng việc hướng dẫn trẻ tập nói vô cùng quan 
trọng và cần thiết, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát âm chuẩn tiếng mẹ đẻ. 
Nhận biết tập nói giúp trẻ được tập nói nhiều, tập phát âm từ một, hai từ đến 
nhiều từ. Nhận biết tập nói giúp trẻ vừa nhận biết được những gì xung quanh 
gắn liền với cuộc sống hàng ngày của trẻ, vì vậy kích thích trẻ tập nói, nói được 
nhiều từ hơn. Nhận biết tập nói thông qua trò chơi là hoạt động giúp trẻ nhận 
biết và tập nói về tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi 
quanh trẻ, để tăng thêm vốn từ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ.
 Năm học 2023-2024 tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 24 - 
36 tháng với tổng số trẻ là 25 cháu.Trong đó có 11 nam, 14 nữ. Qua thực tế tôi đã 
gặp những thuận lợi và khó khăn như sau.
 1.1. Thuận lợi
 - Đa số trẻ lần đầu đến trường nên trẻ rất hào hứng tham gia vào các trò 
chơi nhận biết tập nói mới lạ cùng cô một cách tự nhiên không gò ép trẻ.
 - 100% trẻ ăn bán trú tại trường nên thuận lợi trong việc tổ chức các trò 
chơi hướng dẫn cho trẻ nhận biết tập nói.
 - Độ tuổi của trẻ đến lớp tương đối đồng đều, đa số các cháu đều rất 
ngoan, lễ phép nên rất thuận lợi trong hoạt động nhận biết tập nói của trẻ.
 - Lớp học rộng rãi, có đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị. Đặc biệt 
là tranh ảnh chủ đề luôn thay đổi để trẻ nhận biết và tập nói, cung cấp phát triển 
vốn từ cho trẻ nhiều hơn.
 - Bản thân luôn có tinh thần tự học hỏi đồng nghiệp, sách báo, internet để 
tìm hiểu những trò chơi thông qua hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24 -36 
tháng đạt kết quả cao.
 - Giáo viên tích cực chịu khó trong việc làm đồ dùng dạy học và tìm tòi 
các trò chơi nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ nhận biết tập nói thông qua các 
trò chơi.
 1.2. Khó khăn
 - Các cháu lần đầu đi học còn khóc, chưa vào nề nếp nên chưa có thói
quen tập thể còn nói tự do, phát âm chưa chính xác, trẻ còn nói ngọng, còn rụt rè 
và nhiều trẻ không chịu tham gia vào các trò chơi cô tổ chức.
 - Ngôn ngữ của trẻ phát triển chưa đồng đều nên còn khó khăn trong quá 
trình tập nói và chơi những trò chơi có lời cùng cô.
 - Những trò chơi như dân gian, trò chơi bắt chước hành động của con vật 
đa số là đi kèm theo lời nên khó khăn cho trẻ trong việc đọc được các bài đồng 
dao đó.
 - Cơ quan phát âm của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ còn nói ngọng và nói 
chưa rỏ từ dẫn đến việc nhận biết tập nói còn gặp khó khăn. 4
 Con vịt con kêu như thế nào nhỉ? “Vít vít vít”.Và cô sẽ đố lại trẻ là 
cô sẽ làm tiếng kêu còn các con sẽ gọi tên con vật nhé 
 + Trò chơi bắt chước âm thanh 
 Ví dụ: Tiếng còi xe kêu như thế nào? “bim bim bim” 
 Máy bay kêu như thế nào các con? “ù ù ù”
 Tiếng còi tàu kêu như thế nào? “Tu tu tu”
 Tiếng vỗ tay vào trống kêu như thế nào? “Tùng tùng tùng” 
 Tiếng mưa rơi “lộp độp lộp độp” .Sau khi nghe những âm thanh này trẻ sẽ 
nói lại tiếng kêu của các âm thanh cho cô và mọi người cùng nghe.
 + Trò chơi bắt chước hành động của các con vật
 Ví dụ: Trò chơi: Con rùa 
 “Rì rà rì rầm
 Đội nhà đi chơi
 Đến lúc tối trời
 Úp nhà đi ngủ”
 Trò chơi: Con voi
 “Con vỏi con voi
 Cái vòi đi trước
 Hai chân trước đi trước
 Hai chân sau đi sau
 Còn cái đuôi đi sau rốt
 Em xin kể nốt
 Cái chuyện con voi”
 Thông qua việc tổ chức nhận biết tập nói với các trò chơi bắt chước cho 
trẻ tôi thấy trẻ hào hứng và tích cực tham gia vào trò chơi. Tôi đã tạo không khí 
vui tươi, thoải mái cho trẻ khi trẻ được vừa chơi và vừa học, động viên trẻ đi học 
đều, tạo điều kiện quan tâm đến những trẻ nhút nhát, dành thời gian gần gũi, trò 
chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ 
được giao tiếp nhiều hơn. Qua các trò chơi này thì giúp trẻ nhận biết và phát 
triển vốn từ, luyện khả năng nói cho trẻ.
 2.2. Nhận biết tập nói thông qua trò chơi “Hãy làm theo yêu cầu của 
cô”.
 Sau khi tổ chức cho trẻ các hoạt động nhận biết tập nói thì tôi đã tổ chức 
các trò chơi để củng cố cho trẻ thêm khắc sâu về kiến thức. Những trò chơi này 
giúp trẻ nhận biết được màu sắc, kích thước của các đồ dùng đồ chơi ở trong lớp 
và những con vật ở xung quanh trẻ.
 + Nhận biết màu sắc: Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Chọn đúng màu. 6
 Ví dụ: Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
 “ Dung dăng dung dẻ
 Dắt trẻ đi chơi
 Đến cổng nhà trời
 Lạy cậu lạy mợ
 Cho cháu về quê
 Cho dê đi học
 Cho cóc ở nhà
 Cho gà bới bếp
 Xì xà xì xụp
 Ngồi thụp xuống đây”
 Qua trò chơi giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ nói, nhận biết gọi tên được 
các con vật thông qua trò chơi, biết phối hợp với bạn khi chơi và thay đổi trạng 
thái vận động cho trẻ. 
 Ví dụ: Trò chơi: Nu na nu nống
 “ Nu na nu nống
 Đánh trống phất cờ
 Mở hội thi đua
 Chân ai sạch sẽ
 Gót đỏ hồng hào
 Không bẩn tý nào
 Được vào đánh trống
 Tùng tùng tùng tùng”
 Qua trò chơi giúp trẻ phát triển được nhiều cặp vốn từ giống nhau, biết 
phối hợp với bạn khi chơi, nhận biết được việc phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ 
thông qua trò chơi và được cô khen là mình là người sạch sẽ nhất và được vào 
đánh trống. 
 Phần III. Hiệu quả của việc áp dụng biện pháp
 Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên tôi thấy đạt được những kết quả 
như sau
 Trước khi áp dụng biện Sau khi áp dụng dụng biện 
 pháp pháp
 Nội dung Số 
 Chưa Chưa 
 khảo sát trẻ Đạt Tỷ lệ Tỷ lệ Đạt Tỷ lệ Tỷ lệ
 đạt đạt
 25 10 40% 15 60% 0 0%
 Trẻ nhận 25 100% 8
 - Tổ chức được nhiều trò chơi phong phú, mới lạ thông qua hoạt động 
nhận biết tập nói.
 - Giáo viên đã tạo không khí cởi mở, gần gũi, thân thiện tạo cảm giác an 
toàn, dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện với trẻ đặc biệt là những trẻ 
nhút nhát.
 - Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc nhiều với thế giới thiên nhiên, thế giới 
bên ngoài để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Giáo viên đã tận dụng những đồ dùng đồ chơi trong lớp để tổ chức các 
trò chơi nhận biết tập nói cho trẻ qua đó trẻ dễ dàng nhận biết tập nói và làm 
giàu vốn ngôn ngữ tiếng việt của mình.
 Phần IV. Kết luận
 1. Ý nghĩa của biện pháp
 Dạy trẻ nhận biết tập nói thông qua trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ là một việc làm hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện công tác chăm 
sóc giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh và tự 
tin hơn trong quá trình trò chuyện và giao tiếp với mọi người.
 Qua thời gian thực tế tại lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng thì khả năng nhận biết 
tập nói của trẻ ở lớp tôi tăng lên rõ rệt trẻ có thể nói đủ câu, rỏ ràng, trẻ biết sử 
dụng từ ngữ để nói lên nhu cầu và mong muốn trong sinh hoạt hàng ngày. Trẻ 
đã biết sử dụng lời nói để chào hỏi, trò chuyện và trẻ đã có thể tự nói với cô điều 
trẻ muốn. Cách diễn đạt lời nói của trẻ đã lưu loát hơn so với đầu năm học. Đã 
có trẻ đọc được các bài thơ, bài đồng dao với sự giúp đở của cô giáo. Trẻ đã biết 
tham gia vào các trò chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những 
người gần gũi. Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo các trò chơi, bài thơ, truyện, 
bài ca dao, đồng dao để giúp trẻ lĩnh hội được qua hoạt động nhận biết tập nói 
với những trò chơi mà tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi.  
 Tôi tin rằng nếu các bạn áp dụng các phương pháp này thì cũng sẽ thu 
được kết quả như mong đợi, tôi mong có thể chia sẽ những kinh nghiệm mà 
mình đúc rút được qua tìm hiểu thực tế góp một phần nhỏ của mình trong việc 
chăm sóc nuôi dạy trẻ để có một chất lượng tốt nhất phù hợp với tình hình hiện 
nay với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có 
cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”. Đó là phương pháp mà tôi luôn 
chú ý để giúp trẻ hứng thú, thể hiện nhu cầu và khả năng, phát huy những thế 
mạnh của mỗi trẻ.
 2. Kiến nghị, đề xuất
 *Đối với nhà trường
 Tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi trao đổi kinh nghiệm dạy trẻ nhận 
biết tập nói thông qua nhiều hình thức khác nhau.

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_nhan_biet_tap_noi_cho_tre_24_36_thang_o_truon.docx
  • pptxSKKN Biện pháp Nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non Triệu Phước thông qua các trò.pptx