SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Anh Mỹ

Một trong những nội dung hết sức cần thiết và quan trọng trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ nhà trẻ đó là hoạt động "Dạo chơi ngoài trời". Hoạt động "Dạo chơi ngoài trời" mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá, cung cấp vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Trẻ nhận thức, khám phá thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng. Trẻ tìm tòi, khám phá phát hiện nhiều điều mới lạ trong cuộc sống và quan tâm đến những gì xảy ra trong cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động vui chơi ngoài trời rèn luyện sự nhanh nhẹn, hứng thú với môi trường tự nhiên từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin, biết quan tâm đến những người xung quanh. Đặc biệt thông qua hoạt động "Dạo chơi ngoài trời" trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời tạo vitamin D giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng hào, có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động "Dạo chơi ngoài trời" đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ Nhà trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng. Để tổ chức tốt hoạt động "Dạo chơi ngoài trời" (HĐDCNT) tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, bộc lộ hết khả năng, thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, từ đó phát triển toàn diện đặt nền móng vững chắc cho các chủ nhân tương lai của đất nước, Tôi quyết định đi sâu nghiên cứu và làm sáng kiến “Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời cho trẻ Nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Anh Mỹ”.
doc 25 trang thuydung 08/05/2024 2841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Anh Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Anh Mỹ

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Anh Mỹ
 MỤC LỤC
STT NỘI DUNG Trang
 I MỞ ĐẦU 1
 1 Lý do chọn đề tài 1
 2 Mục đích nghiên cứu 2
 3 Đối tượng nghiên cứu 2
 4 Phương pháp nghiên cứu 2
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2
 1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
 2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 3
 3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4
 Biện pháp 1: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi 
 4
 tổ chức cho trẻ hoạt động dạo chơi ngoài trời
 Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời 
 7
 theo phương pháp giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm".
 Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động dạo chơi ngoài 
 10
 trời.
 Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ đi dạo chơi tham quan 16
 Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh. 17
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động 
 4 18
 giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
 1 Kết luận 19
 2 Kiến nghị 19
 3 Tài liệu tham khảo
 4 Danh mục cụm từ viết tắt
 5 Danh mục SKKM đạt xếp loại các cấp
 2 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi đây là 
giai đoạn “Tiền ngôn ngữ” giai đoạn mà ngôn ngữ của trẻ đang hình thành và 
phát triển rất nhanh, trẻ rất ham nói. Trẻ thường có nhiều thắc mắc trước những 
sự vật, hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Trẻ luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi 
như: Ai đây? Cái gì? Con gì? Tiếng gì? Màu gì? Để làm gì?.. Chính vì vậy 
thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời trẻ sẽ được thoả mãn nhu cầu hoạt 
động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh[4]
 Khả năng chú ý có chủ định của trẻ đang trong giai đoạn hình thành, trẻ dễ 
dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc.
 Đối với lứa tuổi 24-36 tháng tuổi đây là lứa tuổi mà vui chơi là hoạt động 
chủ đạo, trẻ "học mà chơi, chơi mà học" hoạt động vui chơi là con đường tiếp 
xúc độc đáo của trẻ với cuộc sống người lớn, nhờ hoạt động này trẻ bước vào 
giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Hoạt động vui chơi có tác 
động giúp trẻ phát triển đầy đủ toàn diện về nhận thức, tình cảm, ý chí cũng như 
các nét tính cách và năng lực xã hội. Trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt 
động không thể thiếu đối với trẻ. Khi dạo chơi ngoài trời trẻ được quan sát thế 
giới xung quanh, được tìm hiểu khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, từ 
cuộc sống xung quanh trẻ, được hít thở không khí trong lành, được vui chơi, 
được tự do hoạt động trong môi trường tự nhiên. 
 Vậy làm thế nào để tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời cho trẻ nhà trẻ 
24-36 tháng thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ để trẻ mạnh dạn, 
tự tin là một bài toán khó đối với Tôi và các giáo viên Nhà trẻ. Đây chính là vấn 
đề quan trọng đòi hỏi phải được quan tâm cải thiện cấp bách. 
 2. Thực trạng của vấn đề 
 Trong quá trình nghiên cứu và làm sáng kiến Tôi đã gặp không ít những 
thuận lợi và khó khăn sau:
 2.1.Thuận lợi:
 - Trường mầm non Anh Mỹ là trường chuẩn quốc gia có đầy đủ đồ dùng đồ 
chơi phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là cho HĐDCNT.
 - Nhà trường có Ban giám hiệu năng nổ, nhiệt tình có năng lực, luôn quan 
tâm đến chất lượng dạy và học, luôn dự giờ thăm lớp góp ý xây dựng cho các 
hoạt động của nhóm lớp.
 - Có hội phụ huynh luôn quan tâm đến các hoạt động của nhà trường của 
nhóm lớp đặc biệt là chi hội phụ huynh của nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi do Tôi 
phụ trách, đã đầu tư đồ dùng đồ chơi cho con em mình đầy đủ, hưởng ứng mọi 
phong trào của trường của nhóm đề ra.
 2 3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 Hoạt động dạo chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế 
độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ mầm non nói chung và trẻ Nhà trẻ nói riêng. Nó 
là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, hoạt động này đem 
lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Để tổ 
chức tốt hoạt động dạo chơi ngoài trời thỏa mãn nhu cầu tìm hỉểu, nhu cầu khám 
phá, vui chơi của trẻ nhà trẻ 24-36 tháng, nhằm nâng cao chất lượng HĐDCNT 
sau đây là các giải pháp và cách tổ chức thực hiện Tôi đã đưa ra trong quá trình 
làm sáng kiến:
 Biện pháp 1: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi tổ chức 
HĐDCNT cho trẻ.
 1. Xây dựng môi trường tổ chức dạo chơi ngoài trời:
 Môi trường cho trẻ dạo chơi là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến 
khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Để cung cấp nguồn thông tin 
tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ hết khả năng, năng lực của mình trong khi dạo chơi 
ngoài trời thì việc đầu tiên chúng ta cần phải xây dựng môi trường cho trẻ dạo 
chơi.
 Môi trường cho trẻ HĐDCNT sẽ là một môi trường hấp dẫn lôi cuốn trẻ 
nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả các yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, 
tác động vào chúng qua quan sát, tìm hiểu, vui chơi của trẻ trong các tình huống.
 Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường Tôi cùng với giáo viên 
trong trường tận dụng các khu đất trống của vườn trường trồng rau theo mùa lấy 
rau sạch ăn và tạo môi trường tự nhiên để trẻ được dạo chơi quan sát về các loại 
rau, trẻ theo dõi sự phát triển của cây rau từ lúc làm đất, gieo hạt, nảy mầm... 
Trồng và xây dựng vườn thiên nhiên của bé, kêu gọi phụ huynh ủng hộ cây 
cảnh, chậu cảnh để trồng trong sân trường. Tất cả là nhằm tạo môi trường tự 
nhiên cho trẻ hoạt động quan sát, khám phá trong giờ dạo chơi ngoài trời.
 Nhà trường đảm bảo số lượng và chủng loại thiết bị đồ chơi ngoài trời phục 
vụ cho hoạt động vui chơi ngoài trời, các thiết bị đồ chơi được sắp xếp hợp lý, 
có chỉ dẫn đáp ứng với yêu cầu cho trẻ vận động. 
 Ngoài những đồ dùng đồ chơi đã có Tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà 
trường, phối hợp cùng với hội cha mẹ học sinh, cộng đồng (các doanh nghiệp, 
cửa hàng...) mua sắm, làm thêm, sưu tầm thêm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ 
cho hoạt động vui chơi ngoài trời của trẻ: 
 4 Ngoài ra tôi đã tự sáng tác, cải biên được một số câu đố, trò chơi phù hợp 
với độ tuổi giúp phong phú thêm các trò chơi, câu đố phục vụ cho HĐDCNT từ 
đó trẻ hứng thú khi tham gia HĐDCNT như:
 Một số câu đố:
 Ông gì tròn to Bé bên, bạn bên
 Ở trên cao tít Lúc lên lúc xuống
 Mỗi khi bé nhìn Cười vui vui quá
 Bé cười nhíu mắt Đố là cái gì?
 (Ông mặt trời) (Bập bênh)
 Hoa gì hồng phớt Là đôi bạn thân 
 Cánh mỏng mịn tròn Giúp cho đôi chân 
 Mỗi khi xuân về Bé luôn sạch sẽ 
 Đua nhau khoe sắc (Đôi Giày, dép)
 (Hoa đào)
 Hàng ngày cùng bé đến trường
 Giúp bé đựng bánh, áo, quần, đồ chơi 
 Đến giờ mẹ đón tận nơi
 Cô lại nhắc bé mang theo về nhà
 (Ba lô)
 Một số trò chơi vận động:
 Trò chơi: Chó cún và cục xương
 - Mục đích: Rèn luyện sức khỏe và khả năng vận động bền bỉ cho trẻ
 - Chuẩn bị: Cây gậy tre được trang trí làm cục xương.
 - Luật chơi: Người và đầu gậy của ai ra khỏi vòng thì đó là người thua 
cuộc.
 - Cách chơi: Hai trẻ một nhóm, tư thế chuẩn bị mỗi trẻ cầm một đầu gậy 
đặt ở một vòng tròn chân trước chân sau, khi có hiệu lệnh "bắt đầu" thì dùng 
hết sức lực đẩy gậy về phía người kia, nếu người và đầu gậy của ai bị đẩy ra 
khỏi vòng thì người ấy thua cuộc.
 Trò chơi: Thỏ con 
 - Mục đích: Rèn luyện phản xạ và sự nhanh nhẹn cho trẻ
 - Chuẩn bị: Cô dùng phấn vẽ một gốc cây ở sân chơi, mũ thỏ theo số trẻ 
trong lớp.
 - Luật chơi: Ai bị cáo bắt phải lặc lò cò một vòng quanh gốc cây. 
 - Cách chơi: Một cô giả làm cáo đội mũ cáo, các trẻ còn lại đội mũ thỏ làm 
những chú thỏ nhảy nhót đi chơi trong rừng. Khi nghe tiếng cáo các chú thỏ phải 
nhảy thật nhanh vào gốc cây nếu không sẽ bị cáo bắt. Và bị phạt theo luật.
 Trò chơi dân gian: Tôi về nhà tôi.
 6

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong_dao_cho.doc