SKKN Biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tăng khả năng tập trung với hoạt động chơi - Tập có chủ đích
Trẻ 24 - 36 tháng rất cần có sự tập trung, chú ý vì: Ở lứa tuổi này là tiền đề cho trẻ phát triển nhân cách, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời điểm nào thì khả năng tập trung vẫn là điều cần thiết để giúp con người hoàn thành công việc. Trẻ mầm non cần phải tham gia vào các hoạt động nhưng phải làm sao để đạt được kết quả tốt thì điều đầu tiên đó là trẻ cần phải tập trung khi tham gia vào hoạt động đó, tuy nhiên điều này không dễ dàng với một số trẻ. Bởi vậy, việc giúp trẻ tăng khả năng tập trung khi tham gia các hoạt động là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tăng khả năng tập trung với hoạt động chơi - Tập có chủ đích
các hoạt động nhưng phải làm sao để đạt được kết quả tốt thì điều đầu tiên đó là trẻ cần phải tập trung khi tham gia vào hoạt động đó, tuy nhiên điều này không dễ dàng với một số trẻ. Bởi vậy, việc giúp trẻ tăng khả năng tập trung khi tham gia các hoạt động là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. 2. Cơ sở thực tiễn. Tuy nhiên, thực tế trẻ 24 - 36 tháng tuổi nói chung và trẻ lớp tôi phụ trách nói riêng cũng đã tập trung, chú ý nhưng không phải lúc nào các bé cũng thể hiện sự tập trung, chú ý mà đôi khi chỉ cần có một tình huống nhỏ xảy ra các bé cũng đã phân tâm, các hoạt động không đạt kết quả cao. Bản thân tôi là giáo viên phụ trách lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng, nhận thức được tầm quan trọng của khả năng tập trung đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để rèn cho trẻ sự tập trung có hiệu quả. Vậy làm thế nào để trẻ có thể tập trung khi tham gia vào các hoạt động có chủ đích? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm hiểu, áp dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ có thể tập trung cao khi tham gia các hoạt động có chủ đích. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tăng khả năng tập trung với hoạt động chơi - tập có chủ đích” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho năm học này để giúp trẻ hoạt động một cách tích cực nhất khi ở trường Mầm non cũng như ở nhà đạt được hiệu quả tốt nhất trong chăm sóc, giáo dục phù hợp với nhiệm vụ được giao. 3. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm. Tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tăng khả năng tập trung khi tham gia hoạt động chơi - tập có chủ đích. Đồng thời giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng trong việc giúp trẻ tăng khả năng tập trung khi tham gia các hoạt động trong trường mầm non. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, thời gian tập trung của trẻ 24 - 36 tháng tuổi chỉ có khoảng 5 phút. Thời gian trẻ lứa tuổi này tập trung lâu nhất cũng không quá 10 phút. Thế nên, với trẻ em không duy trì tập trung được lâu. Vậy làm sao để tăng khả năng tập trung của trẻ khi tham gia các hoạt động? Một chuyên gia tâm lý học trẻ em người Mỹ chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu khi trẻ quan tâm chú ý đến một sự vật nào đó là do cảm thấy hứng thú. Do vậy, điều quan trọng đó là phải tạo hứng thú cho trẻ khi bắt đầu tham gia hoạt động. Chúng ta thường chỉ tập trung và làm tốt được công việc khi chúng ta thực sự hứng thú với công việc đó, con trẻ cũng vậy. Trẻ thường rất dễ hoàn thành những công việc nằm trong mối quan tâm của trẻ hơn là những việc không gây hứng thú cho trẻ. Chẳng hạn: trẻ thích vẽ nguệch ngoạc thay vì ngồi tô màu cẩn thận cho một bức tranh, trẻ thích học hình học thay vì tìm hiểu những con số, thậm chí, trẻ sẽ bỏ dở giữa chừng các hoạt động Tất cả sự khác biệt đều nằm ở việc trẻ được hoặc không được khơi gợi sự hứng thú đúng cách khi bắt đầu tham gia hoạt động. Rèn luyện khả năng tập trung không phải là việc có thể thực hiện trong vài ngày hay vài tuần mà cần có sự kiên trì của giáo viên và trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có mức độ tập trung giống nhau. Để rèn luyện khả năng tập trung, giáo viên nên đặt ra “Lộ trình rèn luyện khả năng tập trung” cho trẻ với mức độ tăng dần về thời gian: có thể là 5 phút - 10 phút - 15 phút - 20 phút, Khi khởi động sự tập trung cô giáo có thể căn cứ vào nhu cầu của trẻ mà tăng thêm sự hướng dẫn như: Đọc truyện, đọc thơ, chơi trò chơi.. 3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công phụ trách giảng dạy ở lớp Nhà trẻ 24 - 36 tháng D1, tổng số học sinh là 15 trẻ, trong đó 10 trẻ nam và 5 trẻ nữ. 3.1: Thuận lợi. Về phía nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có tương đối đủ các loại phương tiện để chăm sóc và giáo dục trẻ như mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, bổ sung đồ chơiNgoài ra thường Số trẻ Đạt tỷ lệ Số Đạt tỷ lệ Nội dung khảo sát trẻ đạt (%) trẻ chưa (%) đạt Trẻ tập trung chú ý trong 3/15 20% 12/15 80% giờ chơi - tập có chủ đích. Trẻ hoàn thành bài tập dưới 4/15 26% 11/15 74% sự hướng dẫn của cô. Trẻ chú ý lắng nghe và trả 5/15 33% 10/15 67% lời câu hỏi của cô. Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi nhận thấy khả năng tập trung chú ý trong giờ chơi - tập có chủ đích của trẻ còn thấp, nhiều trẻ chưa thể hoàn thành được bài tập của mình, kĩ năng lắng nghe và trả lời câu hỏi còn chưa cao. 5. Tên các biện pháp thực hiện trong đề tài: 5.1. Biện pháp 1: Tự học tập bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân. 5.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 5.3. Biện pháp 3: Tăng cường sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học. 5.4. Biện pháp 4: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 5.5. Biện pháp 5: Sử dụng các hình thức khen thưởng, tuyên dương. 5.6. Biện pháp 6: Kết hợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung. 6. Cách thức thực hiện từng biện pháp. 6.1. Biện pháp 1: Tự học tập bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân. Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi giáo viên. Do vậy việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên là một việc làm vô cùng cần thiết, trang bị cho giáo viên những hiểu biết, các kiến thức về chuyên Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy giúp trẻ tập trung chú ý hơn trong các hoạt động. Từ những cách làm trên tôi đã biết cách đổi mới phương pháp giảng dạy giúp trẻ có hứng thú, tập trung hơn trong các bài dạy. Học hỏi, trau dồi kiến thức với đồng nghiệp giúp tôi hiểu đúng và hiểu sâu hơn về phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và vận dụng vào bài dạy nhờ đó trẻ hứng thú và tập trung hơn. 6.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục, hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Môi trường học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ. Trẻ em vốn rất hiếu kỳ, chúng tò mò mong muốn được khám phá tất cả mọi vật xung quanh chúng. Những hình ảnh, những ấn tượng mà trẻ thu nhận được trong những năm tháng tuổi thơ sẽ hằn sâu trong trí nhớ suốt cả cuộc đời của trẻ. Những điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Trước hết tôi làm đẹp môi trường lớp học từ cách bố trí, sắp xếp nội vụ trong lớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp mắt mà vẫn gọn gàng ngăn nắp. Ví dụ như: Khi tới hoạt động nhận biết về “Các con vật nuôi trong gia đình” thì tôi sẽ treo các bức tranh về các con vật nuôi trong gia đình vào góc học tập để giúp trẻ dễ dàng quan sát, nhận biết các con vật và đặc điểm của chúng. Ngoài ra ở góc tranh truyện, tôi sẽ trưng bày các câu chuyện về các con vật trong gia đình để trẻ có thể xem tranh và lắng nghe cô kể câu truyện. Trong giờ tạo hình, khi trẻ hoàn thành bài tập, tôi sẽ cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình lên góc nghệ thuật, điều đó làm trẻ rất thích và luôn cố gắng trong các hoạt động lần sau. Ví dụ: Trong các hoạt động thơ, truyện nếu cứ sử dụng tranh ảnh minh họa trẻ sẽ nhanh chán, sức hút của tranh ảnh trong các hoạt động này không cao nên tôi thường sử dụng các bài giảng điện tử hoặc sưu tầm các đoạn video ngắn về nội dung bài học thay thế cho các loại tranh ảnh cũ nhằm tăng cường sự tập trung cho trẻ. Ngược lại, trong các hoạt động nhận biết tôi sử dụng các đồ dùng trực quan thay cho các bài giảng điện tử vì nếu sử dụng bài giảng điện tử trẻ sẽ tập trung vào bài giảng điện tử mà không tập trung vào nội dung cô triển khai. Ví dụ: Khi tôi muốn cho trẻ nhận biết chiếc xe máy thì tôi cần chuẩn bị 1 chiếc xe máy thật để trẻ quan sát, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của cô, hay khi tôi muốn cho trẻ nhận biết các loại hoa, quảtôi cũng cần chuẩn bị các loại hoa quả thật cho trẻ quan sát, sờ, ngửi, nếm . để trẻ biết được sự khác biệt của mỗi loại đối tượng trẻ quan sát, từ đó giúp trẻ có cái nhìn sâu hơn, hiểu biết hơn, hứng thú hơn khi được tham gia vào các hoạt động học tiếp theo. Ở trong các hoạt động chủ đích khác cũng vậy, hoạt động nào cũng cần đến đồ dùng dạy học hỗ trợ như: Trong các hoạt động tạo hình, nếu cô giáo không có những bức tranh mẫu, tranh mở rộng trẻ sẽ rất khó hoàn thành bài tập theo yêu cầu của cô, nếu muốn trẻ hoàn thành yêu cầu không cách gì khác là cô phải chuẩn bị các tranh mẫu, tranh mở rộng, đồ dùng trực quan theo đúng yêu cầu nội dung bài dạy giúp trẻ có thể quan sát trực tiếp từ đó có những cái nhìn chuẩn xác, có các kĩ năng để hoàn thành bài tập dựa trên sản phẩm trực quan cho trước. Với hoạt động âm nhạc nếu không có tiếng đàn, không có các bản nhạc không lời, không có các dụng cụ âm nhạc thì trẻ không thể có khả năng cảm thụ âm nhạc trọn vẹn, vì vậy trong các hoạt động âm nhạc tôi cần chuẩn bị kết hợp tất cả đồ dùng trực quan trong 1 hoạt động giúp trẻ tập trung hơn, hứng thú hơn với các hoạt động âm nhạc có trong chương trình. Nói chung, dựa vào tâm sinh lý trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng, muốn tăng khả năng tập trung của trẻ vào các hoạt động chủ đích thì thiết bị, đồ dùng dạy học đóng vai
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tang_kha_nang_tap_trung.docx