SKKN Biện pháp giáo dục cảm xúc tích cực cho trẻ 24-36 tháng giúp trẻ ham thích tới lớp

Cảm xúc tích cực giúp cho cuộc sống ấm áp hơn, giúp con người yêu thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần biết yêu thương những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và mọi người, biết yêu quý và bảo vệ các loài vật, cỏ cây, hoa lá và thế giới xung quanh. Bản thân tôi là một giáo viên có nhiều năm dạy nhà trẻ tôi nhận thấy phần lớn do điều kiện sống của nhiều gia đình trong xã hội ngày nay thường có ông, bà, người giúp việc trông nom trẻ, đến lúc trẻ được 2 tuổi mới bắt đầu cho con đến trường. Tâm lý của trẻ nhà trẻ đang sống trong môi trường chỉ có gia đình và những người luôn gần gũi yêu thương trẻ, bước đầu trẻ được đến trường, được tiếp xúc với nhiều người trong xã hội. Trẻ ở độ tuổi này còn non nớt, khóc nhiều vì phải xa bố mẹ, chưa quen với việc tiếp xúc với người lạ, với cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động của lớp, mỗi cháu đều có một sở thích và tính cách khác nhau. Vì thế để tạo cho trẻ có tâm thế thích đến lớp, các bậc phụ huynh yên lòng gửi con để đi làm đó luôn là điều mà tôi luôn băn khoăn. Bởi vậy tôi đã mạnh dạn chọn biện pháp “Biện pháp giáo dục cảm xúc tích cực cho trẻ 24-36 tháng giúp trẻ ham thích tới lớp”.

pptx 29 trang thuydung 17/07/2024 2462
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục cảm xúc tích cực cho trẻ 24-36 tháng giúp trẻ ham thích tới lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giáo dục cảm xúc tích cực cho trẻ 24-36 tháng giúp trẻ ham thích tới lớp

SKKN Biện pháp giáo dục cảm xúc tích cực cho trẻ 24-36 tháng giúp trẻ ham thích tới lớp
 PHẦN I. MỞ ĐẦU 2. Mục đích và kết quả cần đạt của biện pháp.
* Mục đích: * Kết quả cần đạt của biện pháp: 
Tìm ra các biện pháp tối ưu để - Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động ở 
giáo dục cảm xúc tích cực, giảm trường mâm non, trẻ vui vẻ khi đến trường đến 
thiểu cảm xúc tích cực cho trẻ để lớp.
trẻ vui vẻ, ham thích đến lớp. - Giáo viên quan tâm hơn nữa đến cảm xúc của 
 trẻ, tạo tâm thế thoải mái khi trẻ đến lớp, không 
 gò ép trẻ theo khuôn mẫu. Tạo ra cảm cảm tích 
 cực hằng ngày cho trẻ
 - Phụ huynh quan tâm hơn đến cảm xúc của trẻ, 
 tin tưởng giáo viên, phối hợp chặt chẽ với giáo 
 viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 1. Đánh giá thực trạng.
Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 24-36 tháng tuổi. Với số trẻ 25 trẻ đa số là các cháu 
lần đầu đến lớp, nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, và quấy khóc, chưa nghe lời cô giáo. Trong quá trình thực hiện đề tài 
tôi gặp thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi
 - Luôn nhận được sự quan tâm của các cấp * Khó khăn
 lãnh đạo Xã, Phòng giáo dục, Ban giám - Nhóm nhà trẻ thì tuyển sinh quanh năm nên cứ trẻ cũ mới 
 hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở, quen và thích đến lớp thì lại đón trẻ mới đi học.
 vật chất cho trẻ hoạt động. Lớp học thoáng - Trẻ nhà trẻ thì mọi sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần và 
 mát sạch đẹp, có tương đối đầy đủ đồ dùng nhận thức tính theo tháng tuổi nên các con sinh đầu năm và cuối 
 để phục vụ cho hoạt động dạy và học. năm thì sẽ phát triển khác nhau. 
 - Giáo viên có trình độ đạt trên chuẩn, có - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc giáo 
 nhiều năm trực tiếp giảng dạy, có tinh thần dục trẻ được đầu tư tương đối đầy đủ tuy nhiên nhiều khi vẫn 
 học tập nâng cao chất lượng chuyên môn, chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều kiện để chăm sóc và giáo 
 yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề. dục trẻ và theo sự phát triển của trẻ.
 - Phụ huynh luôn quan tâm tới các phong - Một số phụ huynh làm nghề công nhân, tiểu thương, bận nhiều 
 trào, hoạt động của trường, phối hợp với công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm, chú trọng đến việc 
 giáo viên chủ nhiệm trong công tác chăm tới nhóm/lớp của trẻ. Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho 
 sóc và giáo dục trẻ, tham gia đầy đủ các trẻ ở nhà còn hạn chế. 
 buổi họp, lao động của lớp. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện tạo cảm xúc tích cực cho trẻ
 Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Với hoạt động đón trẻ đó là cảm xúc đầu tiên 
 trong một ngày của trẻ. Chính vì điều đó mà tôi đã tạo tiếng cười vui vẻ, không khí 
 thoải mái cho trẻ ngay khi trẻ đến lớp. Khi trẻ vừa tới lớp được cô chào đón với nụ 
 cười thật tươi, với những điệu nhạc nhí nhảnh, với những cái đập tay, bắt tay, cùng 
 những vòng tay yêu thương của cô với những nụ hôn trên má đó là những cảm xúc 
 hạnh phúc đầu tiên khởi động cho một ngày mới. 
 Môi trường ngoài cửa lớp tôi cho trẻ lựa chọn cách chào hỏi bằng cách tự lựa 
 chọn các kí hiệu theo cảm xúc và tôi đáp lại bằng hành động. Trẻ thoải mái lựa chọn 
 những hình thức chào hỏi mà trẻ thích. Cô và trẻ ôm nhau nhẹ nhàng Biện pháp 2: Giáo dục cảm xúc tích cực cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày
* Giáo dục cảm xúc tích cực trong hoạt động thể 
dục sáng
Sau giờ đón trẻ là vào giờ thể dục sáng luôn được 
diễn ra đều đặn hàng ngày. Trẻ được hoà mình vào 
các hoạt động đầy hứng thú với những bản nhạc sôi 
động nhí nhảnh. Khi tiếng nhạc vang lên trẻ háo hức 
mong chờ và nhanh nhẹn đi lấy dụng cụ để tập. Với 
giờ hoạt động buổi sáng giúp cho trẻ có tinh thần 
thoải mái, sảng khoái, trẻ thấy thích thú để bước vào 
hoạt động tiếp theo trong một ngày ở trường mầm non 
thân yêu. Với giờ hoạt động thể dục sáng, tôi còn kết 
hợp với điệu dân vũ của các bài nhạc sôi động. Trẻ 
cảm thây vô cùng thích thú và hào hứng khi được hòa 
mình khúc nhạc vui tươi buổi sáng, qua đó giúp trẻ 
tạo ra cảm xúc tích cực của ngày mới đến trường. 
 Giờ thể dục sáng của trẻ Từ những nguyên vật liệu đó trẻ nghĩ 
mình sẽ làm gì? Chọn hình thức nào để 
làm ra sản phẩm thật đẹp? Tôi luôn tôn 
trọng sự lựa chọn của trẻ, khuyến khích 
trẻ phát huy hết khả năng của mình. 
Như vậy trẻ cảm thấy tự tin vì luôn 
được sự động viên tin tưởng của cô 
giáo. Trẻ sẽ thoái mái được sáng tạo, sẽ 
dệt nên những cảm xúc hạnh phúc hân 
hoan từ trong trái tim và suy nghĩ của 
trẻ. Trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được tự 
tay làm ra những sản phẩm của mình. 
 Hình ảnh giờ tạo hình của trẻ + Hoạt động trải nghiệm: Trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm trẻ vô cùng
thích thú. Để tăng niềm vui, sự tò mò và sáng tạo trong các hoạt động khám phá trải nghiệm
tôi đã cho trẻ được thực hành trải nghiệm rất nhiều các hoạt động khác nhau như vặn nắp
chai, trải nghiệm cảm giác của đôi bàn chân...vv
 VD: Ở góc trải nghiệm tôi chuẩn bị các 
 nắp chai với các màu sắc khác nhau, tôi 
 hướng dẫn trẻ chọn những nắp chai nào 
 vừa với những chai nào vừa với nhau và 
 vặn lại cho khớp. Qua trò chơi này tạo 
 cho trẻ được chơi với đồ chơi này mà trẻ 
 tự làm ra các sản phẩm của trẻ. Từ đó trẻ 
 hứng thú thích đi học vì được làm ra các 
 sản phẩm mà trẻ thích.
 Trẻ trải nghiệm vặn nắp chai * Giáo dục cảm xúc tích cực trong hoạt 
động ngoài trời 
+ Đối với trẻ lứa tuổi mầm non là trẻ luôn 
thích tìm tòi khám phá nên trể được trải 
nghiệm, trực tiếp cảm nhận về sự vật hiện 
tượng qua các giác quan được sờ, cầm 
nắm, cảm nhận là vô cùng quan trọng, trẻ 
thấy thích thú và say mê. Khi trẻ được ra 
ngoài trời, trẻ được hoà mình với thiên 
nhiên được chơi với nước, với cát sỏi chăm 
sóc cây... Trẻ sẽ có kinh nghiệm mới mẻ
lĩnh hội được từ thiên nhiên trẻ sẽ nhận ra
vai trò quan trọng và mối quan hệ chặt chẽ
giữa con người với môi trường tự nhiên, 
qua đó trẻ sẽ biết yêu và bảo vệ môi trường
tự nhiên ngày càng xanh sạch đẹp hơn.
.
 Trẻ chơi góc thiên nhiên • Giáo dục cảm xúc tích cực trong hoạt 
 động chơi ở các góc:
Ở hoạt động chơi góc trẻ được tham gia chơi 
những vai giàu cảm xúc như vai mẹ, cô giáo, 
góc chợ quê, góc dân gian, góc xây dựng 
trẻ được trải nghiệm những cảm xúc phong 
phú. Để trẻ thực sự vui sướng và hạnh phúc 
khi chơi trò chơi đóng vai thì vai trò của cô 
giáo vô cùng quan trọng, Tùy thuộc vào từng 
hoàn cảnh cụ thể mà cô giáo nhập vai và sử 
lý tình huống cho trẻ, lựa chọn cách tác động 
phù hợp trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối không 
thô bạo, không bắt trẻ chơi theo ý tưởng của 
mình, mà để trẻ được tự do lựa chọn góc 
chơi, vai chơi, bạn chơi.... như vậy trẻ mới 
thực sự cảm thấy vui và hạnh phúc.
 Trẻ chơi ở các góc Ví dụ: Cháu Vũ lớp tôi không thích ăn thịt
Tôi nhẹ nhàng nói chuyện với con về sự vất 
vả mà các cô bác cấp dưỡng đã trải qua khi 
tạo ra các món ăn ngon cho các con. Mỗi 
ngày tôi thêm 1 ít thịt vào bát cho con dần dần 
con đã thích ăn thịt giống như các món khác. 
Hãy tạo ra cho trẻ cảm xúc ham muốn thật sự, 
từ sự đồng cảm và khơi dạy lòng yêu thương, 
chú chúng ta ko nên ép buộc trẻ làm theo ý 
mình. Dù biết rằng mọi điều các cô giáo làm 
đều xuất phát từ tình yêu với trẻ, nhưng sự ép 
buộc đôi khi làm trẻ thấy mệt mỏi và không 
thích tới lớp.
 Giờ ăn của trẻ Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh giáo dục cảm xúc tích cực cho trẻ
Để trẻ thật sự có cảm xúc hạnh phúc thì cô, trẻ và 
phụ huynh đều được hạnh phúc. Lớp học là nơi học 
sinh có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những 
rung cảm, là nơi trẻ không có áp lực học hành mà 
luôn được phát huy khả năng của mình. Tại lớp tôi 
làm “Chiếc hộp yêu thương” để ghi lại những 
những hành động tích cực của trẻ trong ngày, cuối 
tuần tôi tổng hợp lại tất cả những phiếu đó và gửi 
về cho phụ huynh biết, phụ huynh rất vui và phấn 
khởi khi biết con mình mỗi ngày ở trường làm 
được những việc gì? Vào ngày cối tuần phụ huynh 
sẽ ghi lại những hành động tích cực của trẻ khi ở 
nhà. Như vậy sẽ tạo được được sợi dây liên kết 
chặt chẽ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và 
 Chiếc hộp yêu thương
giáo dục trẻ.

File đính kèm:

  • pptxskkn_bien_phap_giao_duc_cam_xuc_tich_cuc_cho_tre_24_36_thang.pptx