SKKN Áp dụng các biện pháp nâng cao kĩ năng hoạt động Âm nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi đạt hiệu quả cao
Trong chương trình giáo dục mầm non thì âm nhạc là một nghệ thuật gần gũi với trẻ. Giáo dục âm nhạc là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng những biểu tượng về âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. Bởi tôi biết rằng giáo dục âm nhạc có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc trẻ cảm thụ được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm .Trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục âm nhạc.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng các biện pháp nâng cao kĩ năng hoạt động Âm nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Áp dụng các biện pháp nâng cao kĩ năng hoạt động Âm nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi đạt hiệu quả cao
Trong chương trình giáo dục mầm non thì âm nhạc là một nghệ thuật gần gũi với trẻ. Giáo dục âm nhạc là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng những biểu tượng về âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. Bởi tôi biết rằng giáo dục âm nhạc có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc trẻ cảm thụ được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm .Trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục âm nhạc. Trên thực tế trò chơi phát triển vận động cho trẻ mầm non, đặc biệt ở lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi đã được quan tâm và thực hiện theo hướng dẫn đổi mới. Nhưng trên thực tế các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non, đặc biệt ở lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi đã được quan tâm và thực hiện theo hướng dẫn đổi mới.Tuy nhiên hình thức tổ chức rất khô khan, cứng nhắc chỉ thực hiện đúng phương pháp, các bài hát, vận động, trò chơi âm nhạc cứ lặp lại gây sự nhàm chán đối với trẻ, đồ dùng âm nhạc còn nghèo nàn không phong phú. Kết quả dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy tính tích cực của trẻ. Vì ở lứa tuổi này khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ thích thì tham gia không thích thì sẵn sàng bỏ cuộc. Vậy làm thế nào để tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một việc làm rất khó đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp nhà trẻ . Vì thế tôi lựa chọn đề tài "Áp dụng các biện pháp nâng cao kĩ năng trong khi hoạt động. Trẻ thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ. Thực chất việc tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đặc biệt là cho trẻ 24-36 tháng tuổi đã được chú trọng và tổ chức thực hiện. Nhưng biện pháp và hình thức tổ vẫn còn dập khuôn máy móc rất khô khan, thiếu tính sáng tạo. Giáo viên thực hiện các giờ hoạt động âm nhạc theo những nội dung mới nhưng chưa chú ý đến hình thức tổ chức, đôi khi còn mang tính chất ôm đồm, tích hợp nhiều nội dung làm cho trẻ có cảm giác nặng nề trong giờ học. Cùng đó không ít giáo viên hiểu và thực hiện giáo dục âm nhạc chưa đúng nghĩa của nó. Giờ dạy học vẫn còn tổ chức khô cứng, máy móc, giáo viên chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy. Phong cách của giáo viên thiếu gần gũi, chưa lôi cuốn khiến trẻ không có hứng thú hoạt độngChính vì vậy tôi luôn mong muốn các con có một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các con mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè.Và luôn tích cực tham gia vào các hoạt của trường đặc biệt là các hoạt động âm nhạc. Với những lý do trên tôi đã chọn thực hiện đề tài: "Áp dụng các biện pháp để nâng cao kĩ năng hoạt động âm nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi ". với mong muốn tìm ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú và tích cực mạnh dạn, tự tin để tham gia vào các hoạt động. Để thực hiện được mục tiêu và thực hiện được đề tài ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp, kết quả cụ thể như sau: - Được Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi. - Phòng học có diện tích rộng rãi, thoải mái phục vụ cho hoạt động của trẻ. - Bản thân: Có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ luôn tìm tòi, sáng tạo. Thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do phòng tổ chức. - GV trong lớp phối hợp chặt chẽ, đoàn kết với nhau trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức hoạt động. - Trẻ ngoan, đồng đều lứa tuổi, có nề nếp. - Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ 2.2. Khó khăn - Trong lớp còn một số trẻ rụt rè nhút nhát và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Đặc biệt, có nhiều trẻ sinh cuối năm nên khả năng nhận thức còn hạn chế. Ngoài ra còn có những trẻ mới bắt đầu đi học nên còn nhút nhát, ngôn ngữ chậm phát triển và hát chưa rõ lời . - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc theo từng chủ đề còn ít, chưa phong phú. - Công việc chăm sóc giáo dục trẻ trên lớp chiếm nhiều thời gian nên việc tìm hiểu, nghiên cứu của giáo viên còn hạn chế. 3. Các biện pháp thực hiện 3. Các biện pháp đã tiến hành. 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ . Âm nhạc được sử dụng ở tất cả các hoạt động trong trường mầm non nhưng chủ yếu vẫn là trong giờ học hoạt động âm nhạc. Vì vậy việc lựa chon nội dung các hoạt động âm nhạc phải phù hợp với điều kiện thực tế và phù hợp với khả năng của trẻ. VĐMH:Bóng tròn to. Tuần 4 Bé có những đồ dùng học Day hát: Đi nhà trẻ. tập nào? TCAN: Gọi tên dụng cụ AN. Tuần 5 Đồ chơi yêu thích của bé. VĐMH: Nu na nu nống. TCÂN: Ai nhanh hơn. 11 Tuần 1 Khuôn mặt xinh của bé. VĐMH: Xòe bàn tay nắm ngón tay. Nghe: Bóng tròn to. Tuần 2 Đồ dùng cá nhân của bé. Dạy hát: Lời chào buổi sáng. Nghe hát: Nghe vẽ. Tuần 3 Cô giáo như mẹ hiền. Nghe hát: Cô giáo. TCAN: Hãy lắng nghe Tuần 4 Ngôi nhà của bé. Day hát: Nhà của tôi. VĐMH: Múa cho mẹ xem. 12 Tuần 1 Bé yêu ai nhất nhà. Dạy hát: Cả nhà thương nhau. VĐMH: Nhà của tôi. Tuần 2 Đồ dùng ăn uống. Nghe hát: Tôi là ấm trà nhỏ. TCAN: Chiếc ghế âm nhạc. Tuần 3 Cháu yêu chú bộ đội. Dạy hát: Làm chú bộ đội. VĐMH: Đi một hai. Tuần 4 Bé vui tết Noel Nghe hát: Ông già Noel. TCAN: Chiếc túi âm nhạc. 1 Tuần 1 Đồ dùng trong gia được Dạy hát: Đồ dùng bé yêu. làm bằng gỗ. Nghe hát: Cô và mẹ Tuần 2 Đồ dùng chạy bằng điện. VĐTN: Đồ dùng bé yêu. Nghe: Cây gia đình. Tuần 3 Một số PTGT đường bộ. Nghe hát: Đi xe đạp. Tuần 3 Bé yêu cây xanh. Nghe hát: Em yêu cây xanh. TCAN: Chiếc mũ âm nhạc. Tuần 4 Các loại quả. VĐMH: Trồng cây. Nghe hát: Ra vườn hoa. Tuần 5 Một số loại rau. Dạy hát: Bắp cải xanh. Nghe hát: Hoa thơm bướm lượn. 5 Tuần 1 Mùa hè với bé Dạy hát: Mùa hè đến. Nghe hát: Cháu vẽ ông mặt trời. Tuần 2 Bác Hồ kính yêu Nghe hát: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ. TCAN: Tai ai tinh. Tuần 3 Bé lên mẫu giáo. VĐMH: Cháu đi mẫu giáo. Nghe hát: Hoa trường em. Với cách xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ như trên, tôi thấy trẻ lớp tôi hứng thú tích cực hơn rất nhiều mỗi khi được tham gia vào giờ học. Trẻ được dạy hát tập vận động minh họa hoặc các trò âm nhạc, trẻ học và chơi một cách thoải mái, không gò bó vì mỗi bài hát được sắp xếp lựa chọn theo từng mức độ với lời ca gần gũi, vui tươi trong sáng, dễ nhớ, dễ thuộc kết hợp với những vận động đơn giản dễ dàng phù hợp với độ tuổi của trẻ. Với kế hoạch này giúp tôi và các giáo viên khác dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị các đồ dùng đồ chơi, tìm hiểu về giai điệu của bài hát, nhịp điệu, sắc thái tình cảm, nội dung lời ca, các động tác minh họađể dạy trẻ. 3.2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng, đồ chơi âm nhạc hấp dẫn để kích thích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
File đính kèm:
- skkn_ap_dung_cac_bien_phap_nang_cao_ki_nang_hoat_dong_am_nha.docx