Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường lớp học giúp trẻ 24-36 tháng phát triển vốn từ
Hiện nay các cấp các ngành, BGH nhà trường và tổ bộ môn đã có nhiều quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong toàn trường nói chung và việc chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trẻ nói riêng. Tuy nhiên, việc phát triển vốn từ cho trẻ là phạm vi vi mô của lớp học, đòi hỏi sự tận tâm, kiên trì, chủ động của giáo viên. Thực tế cho thấy, công việc của giáo viên mầm non bao gồm cả chăm sóc nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ tạo nên khối lượng công việc lớn, áp lực lớn khiến nhiều giáo viên ngại để tâm vào việc rèn luyện phát triển vốn từ cho trẻ, chủ yếu chú trọng nhiều hơn đến việc chăm sóc và vệ sinh cá nhân cho trẻ.Do đó, việc phát triển vốn từ cho trẻ chủ yếu được thực hiện trong tiết học nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt, chưa có biện pháp khác. Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc với trẻ, tôi thấy hầu hết các trẻ lớp tôi rất hứng thú học các từ mới thông qua việc tìm hiểu đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, đặc biệt là các góc chơi mở, các góc chơi có nhiều đồ dùng vật thật. Vì vậy, bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp "Xây dựng môi trường lớp học giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển vốn từ"một cách có hiệu quả nhất để có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường lớp học giúp trẻ 24-36 tháng phát triển vốn từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường lớp học giúp trẻ 24-36 tháng phát triển vốn từ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó.”. Việc rèn luỵên và phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ- viên gạch đầu tiên của nền móng giáo dục mầm non là cả một quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi phải kiên trì, cô giáo, bố mẹ là người gương mẫu để trẻ noi theo. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, đồng thời là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môitrường xung quanh. Phát triển vốn từ cho trẻ là hướng tốt nhất để phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Hiện nay các cấp các ngành, BGH nhà trường và tổ bộ môn đã có nhiều quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong toàn trường nói chung và việc chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trẻ nói riêng. Tuy nhiên, việc phát triển vốn từ cho trẻ là phạm vi vi mô của lớp học, đòi hỏi sự tận tâm, kiên trì, chủ động của giáo viên. Thực tế cho thấy, công việc của giáo viên mầm non bao gồm cả chăm sóc nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ tạo nên khối lượng công việc lớn, áp lực lớn khiến nhiều giáo viên ngại để tâm vào việc rèn luyện phát triển vốn từ cho trẻ, chủ yếu chú trọng nhiều hơn đến việc chăm sóc và vệ sinh cá nhân cho trẻ.Do đó, việc phát triển vốn từ cho trẻ chủ yếu được thực hiện trong tiết học nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt, chưa có biện pháp khác. Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc với trẻ, tôi thấy hầu hết các trẻ lớp tôi rất hứng thú học các từ mới thông qua việc tìm hiểu đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, đặc biệt là các góc chơi mở, các góc chơi có nhiều đồ dùng vật thật. Vì vậy, bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp "Xây dựng môi trường lớp học giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển vốn từ"một cách có hiệu quả nhất để có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. 2. Mục đích của đề tài này: - Tìm ra các biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ mầm non. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non. - Học sinh phát triển vốn từ mọi lúc mọi nơi. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: - 36 trẻ lớp nhà trẻ D2 trong trường mầm non tôi đang công tác. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lý luận: Nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát thực tế. - Phương pháp quan sát, trải nghiệm: Trẻ được thực tế quan sát, trải nghiệm trong mọi hoạt động. 6. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu: 1/10 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm, đặc biệt là vốn từ nghèo nàn. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp không đủ câu cho nên nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói, trẻ chỉ biết chỉ tay vào những thứ mình cần khi cô hỏi. Vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, với mẫu câu hỏi: Đây là cái/con gì? trẻ thường chưa trả lời được. Chủ yếu việc phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các hoạt động giờ học nhận biết tập nói, thơ truyện và một số hoạt động có chủ đích khác, chưa có sự chú trọng vào môi trường hoạt động của trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn: Tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ D2. Trong quá trình chăm sóc và dạy trẻ chúng tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1 Thuận lợi: - Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy. - Đồ dùng phục vụ cho việc phát triển vốn từ cho trẻ phong phú về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn ( tranh ảnh, vật thật ) - Giáo viên được bồi dưỡng kiến thức qua tập huấn, kiến tập, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn nên giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn. - Bản thân tôi có trình độ Đại học sư phạm, có nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ nhà trẻ - Phụ huynh rất nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và tích cực phối hợp với giáo viên dạy trẻ ở nhà - Trẻ thông minh, một số trẻ có khả năng tiếp thu nhanh. 2.2 Khó khăn: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, phần lớn các bố mẹ đều bận rộn lo toan cho cuộc sống, thời gian bố mẹ trò chuyện với trẻ để phát triển vốn từ còn ít. Một số cha mẹ của trẻ nhận thức về tầm quan trọng của ngôn ngữ còn hạn chế. Do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển chậm và ít, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển ngôn ngữ thông qua ti vi, phim ảnh chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn 3/10 xây dựng môi trường lớp đẹp, thân thiện, phù hợp với lứa tuổi là điều mà tôi rất quan tâm. Phối hợp với đồng nghiệp trong cùng lớp, xây dựng các góc hoạt động cho trẻ phù hợp lứa tuổi, tạo nhiều nội dung mở theo các chủ đề, sự kiện theo tiêu chí “Lấy trẻ làm trung tâm”. Đặc biệt chú trọng góc bế em và góc văn học để tạo cho trẻ không gian gần gũi như chính nhà của trẻ.Khi trẻ chơi trong một môi trường lớp thẩm mỹ, thân thiện trẻ sẽ hứng thú, phát huy được tính tích cực khi tham gia vào các hoạt động từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển. Tôi và giáo viên trong lớp rất coi trọng việc làm đồ dùng đồ chơi trong các góc. Thường xuyên bổ sung các đồ chơi tự tạo do cô và cháu cùng làm vào các góc hoạt động. Có đồ dùng đồ chơi, là có phương tiện để hoạt động cùng trẻ trong thời gian trẻ chơi tập. Khi trẻ chơi, cô thường xuyên quan tâm, đến cạnh trẻ, đặt câu hỏi về tên đồ vật, màu sắc, hình dáng, chất liệu, công dụng để cung cấp từ thông thường và những từ mở rộng cho trẻ với các mẫu câu: Đây là cái gì? Cái này để làm gì? Nó có những màu gì? Con thích đồ chơi nào? Con gì đây? Nó kêu như thế nào?...v.v... Không quên khen ngợi trẻ khi trẻ trả lời đúng hoặc chủ động dùng từ đúng hoàn cảnh. - Kết quả: Do có sự chú trọng, đầu tư ngay từ đầu năm học nên tôi và đồng nghiệp đã xây dựng môi trường góc chơi cho trẻ, làm đồ dùng đồ chơi để giáo dục trẻ không chỉ vốn từ mà còn là phương tiện để dạy trẻ các nội dung của 5 mặt phát triển lứa tuổi nhà trẻ theo yêu cầu của chương trình. Lớp tôi tham gia Hội thi xây dựng lớp đẹp đạt giải Nhất cấp trường. Qua một thời gian thực hiện, tôi thấy trẻ thích đi học, tích cực tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn trong giao tiếp, vốn từ phát triển nhanh, phong phú. Trẻ nói được đủ câu, rõ nghĩa. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giao tiếp trong lớp - Thời điểm tiến hành biện pháp: Mọi lúc mọi nơi: giờ đón, trả trẻ, hoạt động có chủ đích, hoạt động chơi tập, trước giờ ăn trưa/ ăn quà chiều, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều. - Địa điểm: Trong trường, lớp - Nội dung biện pháp: 5/10 - Địa điểm: Tại trường, lớp, trong nhóm zalo hoặc các ứng dụng khác của mạng xã hội. - Nội dung biện pháp: Trong thực tế sự chênh lệch về vốn từ của trẻ ở cùng một độ tuổi trong lớp là khá lớn. Qua đó vốn từ của trẻ không phụ thuộc vào điều kiện vật chất, kinh tế của gia đình mà trước hết liên quan rất nhiều đến thời gian người thân trò chuyện với trẻ như thế nào? Bố mẹ có lắng nghe bé kể chuyện về các hoạt động của trẻ ở trường hay những thắc mắc của trẻ về cuộc sống xung quanh? Có thường xuyên kể chuyện cho bé nghe và hướng dẫn bé kể lại không? Ngày nghỉ có đưa bé đi chơi công viên hay đi thăm họ hàng hay không? Tất cả những điều đó không chỉ làm tăng số lượng vốn từ của trẻ, sự hiểu biết nghĩa của từ, cách dùng từ của trẻ mà còn làm phong phú hiểu biết về thế giới xung quanh và bồi dưỡng xúc cảm cho trẻ. Để vốn từ của trẻ phát triển tốt việc phối hợp cùng phụ huynh học sinh là cần thiết. Tôi luôn thống nhất với phụ huynh về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và kế hoạch lịch sinh hoạt dạy học cho từng tháng, từng tuần cho phụ huynh nắm bắt được. Đăc biệt, trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cô thường xuyên trao đổi với phụ huynh các từ cô cung cấp trong ngày để phụ huynh phối hợp cùng cô cho trẻ ôn luyện và mở rộng ở nhà cho trẻ. Cô còn gửi bài thơ, câu chuyện theo chủ đề, chủ điểm hoặc gửi bài lên nhóm lớp, các kênh thông tin khác qua ứng dụng mạng xã hội để phụ huynh nắm được và phối hợp với các cô rèn luyện cùng con thêm ở nhà. - Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm những quyển thơ, truyện có chữ, hình ảnh to, rõ nét , nội dung phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ để cho trẻ làm quen và để xây dựng góc thư viện sách truyện của lớp. Kết quả tôi nhận được là những vấn đề mà giáo viên trao đổi phụ huynh nhiệt tình kết hợp tốt với giáo viên. Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ nhiều sách truyện, phong phú, đa dạng cho trẻ trải nghiệm từ đó vốn từ và kỹ năng xem sách của trẻ được phát triển phù hợp theo lứa tuổi. 4. Kết quả đạt được. Hơn cả sự mong đợi, sau khi thực hiện thực hiện biện pháp xây dựng môi trường lớp học giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển vốn từ, trẻ lớp tôi không chỉ phát triển rõ rệt về vốn từ mà trẻ còn thể hiện sự phát triển về ngôn ngữ, cụ thể: - Trẻ phát âm rõ tiếng. - Trẻ nghe và hiểu được các nhiệm vụ bằng lời nói. 7/10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_moi_truong_lop_hoc_giup_tre_2.docx