Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện

Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi nói riêng, chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các từ loại trong các từ, biết sử dụng nhiều loại câu, bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật, sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết các từ biểu thị về các đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng. Cho trẻ xem tranh, kể cho trẻ nghe các câu chuyện đơn giản qua tranh. Đặt các câu hỏi cho trẻ giúp trẻ biết kể chuyện theo tranh bằng ngôn ngữ của trẻ. Chính vì vậy nên tôi xin trình bày một số kinh nghiệm “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện”.
docx 12 trang thuydung 08/05/2024 830
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nội dung vấn đề nghiên cứu:
 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển toàn diện của trẻ:
Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở mọi sự suy 
nghĩ, là công cụ tư duy.
Thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức thế giới xung quanh chính xác, rõ ràng và 
sâu rộng. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sang tạo trong hoạt động trí tuệ do vậy 
việc phát triển trí tuệ không thể tách rời với việc phát triển ngôn ngữ.
 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức:
Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên, không nên, qua đó rèn luyện 
những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm 
ban đầu về đạo đức (ngoan – hư, tốt – xấu).
Ngôn ngữ có tác dụng to lớn trong việc hình thành phẩm chất đạo đức ở trẻ.
 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mỹ:
Thông qua ngôn ngữ văn học trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ 
tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống. Có thể khẳng định 
rằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình 
cảm thẩm mĩ cao đẹp.
 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển thể lực: 
Để phát triển thể lực cho trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong đó 
ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng đáng kể. Trong các hoạt động góp phần phát 
triển thể lực như các trò chơi vận động, các giờ thể dục, trong chế độ ăn,  
Giáo viên đều cần dùng đến ngôn ngữ để hướng dẫn trẻ thực hiện tốt những yêu 
cầu cần đạt.
Hoạt động nói năng liên quan đến các cơ quan hô hấp: thính giác, bộ máy phát 
âm, quá trình phát âm là quá trình rèn luyện bộ máy cấu âm, rèn luyện phổi, 
khí quản và các bộ phận khác của cơ thể.
 2/10 Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi thông qua giờ 
kể chuyện:
Thời gian đầu năm học trẻ mới bắt đầu đến trường chưa quen với môi trường 
mới và phải xa bố mẹ, người thân trong gia đình nên trẻ đang còn hay khóc và 
chưa chịu học, chịu chơi. Vì thế việc cho trẻ phát triển vốn từ đang còn hạn chế. 
 Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2019 - 2020 tại trường mầm 
 non Gia Thượng tôi đang công tác như sau:
Xếp Tốt Khá Trung Bình Yếu
loại Số T Số T Số T Số T
 lượn ỷ lượn ỷ lượn ỷ lượn ỷ 
Tổn g lệ g lệ g lệ g lệ 
g số % % % %
trẻ
 20 4 20 6 30 4 20 6 30
Với trẻ 24 - 36 tháng tuổi rất thích nghe kể chuyện và rất hứng thú với hoạt 
động này. Chính vì vậy mà tôi muốn thông qua giờ kể chuyện để phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ. Cụ thể các biện pháp thực hiện như sau:
Biện pháp 1:
Nghiên cứu kĩ yêu cầu của giờ kể chuyện kể cả về kiến thức, kĩ năng và giáo 
dục đạo đức. Từ đó đưa ra phương pháp, hệ thống câu hỏi, đồ dùng phục vụ giờ 
dạy đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: Mục đích yêu cầu của giờ kể chuyện “Cây táo” 
 Về kiến thức:
Trẻ biết tên câu chuyện, biết tên nhân vật và hành động của các nhân vật trong 
chuyện.
Đọc được các từ: “ông”, “bé”, “gà trống”, “mặt trời”, “bươm bướm”, “sưởi 
nắng”, “bật ra”.
 4/10 Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng.
Để giờ kể chuyệnđạt hiệu quả cao thì đồ dùng phục vụ giờ dạy phải đảm bảo
Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn (Không có cạnh sắc 
nhọn) và vệ sinh cho trẻ (Không có bụi bẩn).
Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu chuyện, phía dưới có chữ to giúp cho 
việc phát triển từ của trẻ được thuận lợi.
Đồ vật thật có liên quan đến câu chuyện.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Cây táo”.
Chuẩn bị: 
 Quả táo xanh, quả táo vàng, phải to, tròn, đẹp, màu sắc rõ nét, với nhiều 
 kích thước khác nhau.Cành táo phải nhiều lá, nhiều quả, được cắm vào 
 một chậu đẹp.
 Tranh vẽ phải đẹp và sinh động, kích thước phù hợp không được to hoặc 
 nhỏ quá.
 Sa bàn: Thấp có cây táo, ông, bé, gà trống, bươm bướm, mặt trời. Các 
 nhân vật này có gắn que để điều khiển được.
Biện pháp 4: Nội dung tích hợp.
Sau khi xác định được mục đích yêu cầu của giờ kể chuyện. Tôi suy nghĩ để tích 
hợp các môn học khác vào giờ kể chuyện sao cho hợp lý, logic phù hợp với giờ 
học.
Ví dụ: Trong câu chuyện cây táo tôi có thể tích hợp thêm các môn:
Nhận biết tập nói; phát triển Vận động; Âm nhạc; Dinh dưỡng và vệ sinh chăm 
sóc.
Biện pháp 5. Mọi lúc, mọi nơi.
Cho trẻ xem tranh liên quan đến câu chuyện.
 Ví dụ: Cho trẻ quan sát và tiếp xúc với cây táo, quả táo.
 Nói chuyện âu yếm, trò chuyện đàm thoại cùng với trẻ.
 6/10 Trong chuyện có những nhân vật nào? (Ông, bé, gà trống, bươm bướm và Mặt 
 trời).
 Ai trồng cây táo? (ông). Cô cho trẻ đọc từ “ông”.
 Ai tưới nước cho cây táo? (Em bé). Cô cho trẻ đọc từ “Em bé”.
Con gì đến động viên cây mà nó gáy “ò ó o”? (Con gà trống). Cô cho trẻ đọc từ 
“con gà trống”.
Cả con gì đến động viên cây nữa? (con bươm bướm). Cô cho trẻ đọc từ “bươm 
bướm”.
+ Sau đó tôi giảng nội dung câu chuyện, giải thích các từ khó và cho trẻ đọc các từ 
khó.
Hoạt động 3: Kết thúc giờ học.
 Bằng nhiều cách khác nhau tôi cho trẻ kết thúc giờ học một cách nhẹ nhàng 
thoải mái.
Ví dụ: Kết thúc giờ học tôi cho trẻ tôi cho trẻ cùng hát bài “Đố quả” và cho trẻ 
thăm vườn cây ăn quả.
Trong các giờ kể chuyện tôi cho trẻ tự kể lại câu chuyện mà trẻ đã được học.
 Kết luận.
 Áp dụng những kinh nghiệm giảng dạy như trên đối với môn kể chuyện. Qua 
 các giờ học tôi thấy các cháu rất hứng thú, rất thích nghe kể chuyện. Thông qua 
 đó mà việc phát triển ngôn ngữ đạt hiệu quả cao.
 Trong khi nghe kể chuyện, kể lại chuyện và trả lời các câu hỏi của cô. Vốn từ 
 của trẻ được tăng lên rất nhiều đồng thời trẻ biết sử dụng các loại câu phong phú 
 và đa dạng.
 Hiệu quả SKKN:
 Kết quả nghiên cứu:
 Áp dụng những kinh nghiệm giảng dạy như trên đối với môn kể chuyện. Qua 
 các giờ học tôi thấy các cháu rất hứng thú, rất thích nghe kể chuyện. Thông qua 
 8/10 Trẻ xếp loại khá là những trẻ biết nghe hiểu lời nói, nghe nhắc lại các âm và 
các tiếng trong câu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thành thạo. Trẻ nói được câu có 
4-5 tiếng.
 Trẻ xếp loại trung bình là những trẻ biết nghe hiểu lời nói. Nghe nhắc lại các 
âm các tiếng và các câu. Trẻ phát âm còn ngọng. Khi sử dụng ngôn ngữ để giao 
tiếp. Trẻ chỉ nói được câu đơn câu có 2-3 tiếng.
4.2. Bài học kinh nghiệm:
 Muốn giúp trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua giờ kể 
chuyện tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. 
Vận dụng các biện pháp giáo dục mọi lúc, mọi nơi. Chú ý đến trẻ cá biệt, luôn tạo 
ra niềm tin, sự hứng thú cho trẻ. Cần phát huy tính tích cực, thu hút sự chú ý và tạo 
hứng thú cho trẻ bằng các thủ thuật như trò chơi, câu đố, thơ, hát, hò, vè....
Đầu tư thời gian để nghiên cứu kĩ đề tài để có các phương pháp dạy học cụ thể, phù 
hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. Trước khi thực hiện một đề tài phải chuẩn bị chu đáo 
đồ dùng trực quan cũng như gợi mở kiến thức cho trẻ.
 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
 Kết luận:
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non và đặc biệt là ở lứa tuổi nhà 
 trẻ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ còn 
 tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tôi nhận thấy việc rèn luyện và phát triển 
 ngôn ngữ cho trẻ là cả quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải 
 kiên trì, bền bỉ, khắc phục khó khăn để tìm ra phương tiện, điều kiện cần thiết 
 cho sự phát triển toàn diện của các cháu, hơn nữa cô giáo là người gương mẫu 
 để trẻ noi theo. Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài trong quá trình giảng 
 dạy tôi đã rút ra một số kết luận sau:
 10/10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.docx