Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ
Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để việc cảm thụ và nói chính xác vốn từ khi trẻ phát âm sao cho đủ câu, tròn trịa câu thì cô giáo phải là người củng cố lại cách phát âm củng cung cấp thêm vốn từ củng như hiểu biết để trẻ có đủ kiến thức học và phát âm cho chuẩn, cho đúng.Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24- 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số phương pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ
MỤC LỤC STT Nội dung Trang Mục Lục 1 Phần A: Đặt vấn đề I Lý do chọn đề tài 2 1 Mục đích của đề tài 3 2 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu 3 3 Phạm vi của đề tài 3 Phần B : Giải quyết vấn đề 4 1 Cơ sở lý luận 4 2 Thực trạng trước khi thực hiện đề tài 4 Những biện pháp thực hiện 1 Khảo sát trẻ 6 2 Giáo viên cần hiểu tâml ý của trẻ 6 3 Giáo viên cần giúp đỡ trẻ phát triển vốn từ ở mọi lúc mọi nơi 7 4 Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ học hoạt động chung 13 5 Phát triển ngôn ngữ qua 1 số trò chơi 19 6 Phối hợp với phụ huynh 21 7 Biện pháp giải pháp khác giúp trẻ phát triển ngôn ngữ 22 IV Kết quả thực hiện: 1 Giáo viên 23 2 Học sinh 23 3 Phụ huynh 24 Phần C: Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận 25 2 Bài học kinh nghiệm 25 3 Ý kiến đề xuất 25 2 Một số phương pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ 2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài: “Một số phương pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ” nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có logic, có trình tự, chính xác. - Làm phong phú vốn từ cho trẻ. -Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người. - Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trong phạm vi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm ra những giải pháp, biện pháp tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. 5.Phương pháp nghiên cứu - Phươngpháp quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ. - Phương pháp quan sát các hoạt động dạy và học. - Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài. 4 Một số phương pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ mới chung của giáo dục cả nước, cũng như của thế giới. Trường mầm non của tôi được sự chỉ đạo của phòng giáo dục và đào huyện Gia Lâm đã và đang thực hiện chương trình mầm non mới. 2. Thực trạng: Trường mầm non nơi tôi làm việc là trường điểm của huyện Gia Lâm và là một trong những trường dẫn đầu trong khối mầm non của huyện nhà. Đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1. *Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Gia Lâm. Ban giám hiệu trường Mầm non, Tổ khối chuyên môn, chị em đồng nghiệp - Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ. - Bản thân yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác CSGD trẻ. Nắm vững nội dung, phương pháp, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. - Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp lẫn nhau trong công tác giảng dạy và đặc biệt là tích cực tham gia làm đồ dùng sáng tạo và đồ chơi cho trẻ - Trẻ thông minh có khả năng tiếp thu nhanh. - Đa số phụ huynh quan tâm đến trẻ nên thuận lợi cho việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. *Khó khăn. - Vốn từ của trẻ lứa tuổi 24-36 còn nghèo nàn, khả năng phát âm của trẻ chưa chính xác, rõ ràng.Trẻ 24- 36 tháng do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, một số trẻ còn chậm nói( cháu Quân , Minh Thư ,Uyên nhi ,), nhiều cháu phát âm chưa chuẩn( Ngọc Diệp , Gia Phong , Thuận Phong và nhiều cháu khác) - Các cháu bắt đầu đi học cũng khóc nhiều, chưa quen với cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp. Các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và tính cách khác nhau. Các cháu đến lớp rải rác vào các tháng trong năm học - Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp - Trí nhớ của trẻ còn hạn chế chính vì vậy mà trẻ chưa biết cách sắp xếp trật tự các từ trong câu nên khi phát âm trẻ thường bỏ bớt từ. Cách diễn đạt lời nói của trẻ chưa tốt . - Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều( vì có trẻ trong lớp sinh tháng 1-2 nhưng có trẻ trong lớp sinh tháng 10 -11-12). Tháng tuổi của trẻ chênh lệch nhau về tháng sinh quá xa ở lứa tuổi này sẽ dẫn đến sự chênh lệch về trình độ nhận thức, sự hiểu biết, ngôn ngữ.. 6 Một số phương pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ *Đặc điểm vốn từ: Vốn từ của trẻ còn rất ít. Danh từ và động từ ở trẻ chiếm ưu thế. Trẻ đã sử dụng các từ chỉ đồ vật con vật, hành động trong giao tiếp quen thuộc hàng ngày.. Một số trẻ đã biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: màu xanh, màu đỏ ,màu vàng. Đã biết sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép với người lớn trong giao tiếp như: Cảm ơn cô, vâng ,dạkhi trẻ được nhắc nhở. *Sắp xếp cấu trúc lời nói: Cách diễn đạt nội dung, sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, một nội dung ngắn gọn nào đó để giúp người nghe hiểu được, đối với một số trẻ là đơn giản. Nhưng đối với một số trẻ khác nhỏ tháng hơn lại là rất khó. Nếu yêu cầu trẻ kể lại một câu chuyện hay tả lại một sự kiện, hiện tượng xảy ra đối với trẻ thì trẻ găp khó khăn. Cần phải tập luyện dần dần. *Diễn đạt nội dung nói: - Cách diễn đạt nội dung của trẻ ở lứa tuổi này còn ê a, ậm ừ . Đôi khi chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản. - Còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp. *Đặc điểm ngữ pháp: Trẻ nói được 1 số câu đơn giản, biết thể hiện nhu cầu mong muốn và hiểu biết của mình bằng 1 hay 2 câu. VD: Cô ơi ! uống nước (ăn kẹo) Trẻ đọc được các bài thơ, hát được các bài hát có 3 đến 5 câu ngắn. Trẻ có thể kể lại 1 đoạn truyện được nghe nhiều lần, có sự gợi ý. Tuy nhiên, đôi khi sự sắp xếp các từ trong câu còn chưa hợp lý. Còn nhiều trẻ chỉ đọc được chữ cuối cùng trong câu thơ VD: Bài thơ ”Bạn mới” Trẻ sẽ đọc Bạn mới đến trường => trường Hãy còn nhút nhát =>nhát Em dậy bạn hát.... =>hát Trẻ thường sử dụng câu cụt.VD: Nước, uống nước, Trong 1 số trường hợp trẻ dùng từ trong câu còn chưa chính xác, chủ yếu trẻ sử dụng câu đơn mở rộng. Biện pháp 3: Giáo viên cần giúp trẻ phát triển vốn từ ở mọi lúc mọi nơi * Giờ đón trẻ, trả trẻ Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường , tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ.Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt 8 Một số phương pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ Con chào cô ạ * Hoạt động góc: Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất , bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau. VD: Trò chơi trong góc “Bé chơi với búp bê” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. + Bác đã cho búp bê ăn chưa? ( Chưa ạ) + Khi ăn bác nhớ đeo yếm để bột không dây ra áo của búp bê nhé! ( Vâng ạ) + Ngoan nào mẹ cho búp bê ăn nhé! + Bột vẫn còn nóng lắm để mẹ thổi cho nguội đã ! (Giả vờ thổi cho nguội) + Búp bê ăn ngoan rồi mẹ cho búp bê đi chơi nhé!!(Âu yếm em búp bê) Ảnh: Các bé đang cho em ăn 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_tre_24_36_than.docx