Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn luyện thói quen tốt cho trẻ 24-36 tháng
Thói quen tốt hay xấu không tự nhiên sinh ra mà nó là hệ quả tất yếu của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Nếu ai lơ là, chểnh mảng, bàng quan mà không chú ý rèn luyện từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất thì qua ngày, qua tháng, những biểu hiện của thói quen xấu cứ mỗi ngày dày thêm, tăng thêm. Ngược lại, người nào luôn cẩn thận, chịu khó, chăm chỉ, siêng năng và chú tâm tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi công việc, biết kiềm chế những trò chơi vô bổ, những thú vui tầm thường, thành tâm tiếp thu những điều hay lẽ phải, những giá trị bổ ích trong cuộc sống thì nhất định người đó sẽ ngày càng trưởng thành, tiến bộ. Chúng ta cần nỗ lực rèn luyện thói quen tốt để trở thành người thành công, còn nếu không thành công thì cũng sẽ thành nhân, đóng góp được nhiều điều hữu ích cho cộng đồng, cho xã hội. Vì vậy tôi luôn hiểu rõ tầm quan trọng của thói quen tốt đối với sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Tôi luôn cố gắng hoàn thiện mình, luôn là tấm gương về nhân cách và đạo đức cho trẻ noi theo, góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục mầm non và tạo nên một thế hệ có nhân cách tốt, có ích cho xã hội.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn luyện thói quen tốt cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn luyện thói quen tốt cho trẻ 24-36 tháng
Với yêu cầu của xã hội hiện đại cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin cũng kéo theo những vấn đề không tốt trẻ dễ bị tiêm nhiễm những thói quen xấu. Cùng với đó ngày nay con cái ngày càng ít ỏi nên việc nuông chiều con cháu trong một số bộ phận gia đình rất nhiều, vì vậy trẻ thường có tâm lý ỷ lại, thích gì làm đó. Ở gia đình trẻ luôn làm theo ý mình, dù tốt hay xấu gia đình vẫn chấp nhận : có những trẻ 4 tuổi vẫn bồng bế trên tay bón từng thìa cơm miếng cháo, trẻ thường xuyên đánh bạn vẫn mặc kệ thậm chí còn bênh vực con mình, trẻ không bieetsnghe lời ai, muốn gì được đó, chơi đồ chơi thì bẻ, đập, chơi xong thì vứt đấy ai dọn thì dọn.... Trong nhà mọi người cứ như” osin” của trẻ- làm thay trẻ tất cả mọi việc vì sợ” tội” hoặc “ nó nhỏ đã biết gì đâu”. Một số bộ phận phụ huynh sống buông thả, không làm gương cho con cái vì thế trẻ cũng dễ dàng hộc những thói xấu từ gia đình Ông bà, cha mẹ thường nói “ Trẻ non dễ uốn” nên ngay từ tuổi ấu thơ phải được dạy bảo, được nhắc nhở, rèn luyện những hành vi tốt, những thói quen đẹp để trở thành con ngoan trò giỏi. Với những thực trạng nói trên nên tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm rèn luyện thói quen tốt cho trẻ 24- 36 tháng”. II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: 1. Mục đích nghiên cứu - Trẻ có thói quen tốt trong đời sống hàng ngày 2. Phạm vi nghiên cứu - Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 24- 36 tháng rèn luyện một số thói quen tốt trong đời sống hàng ngày - Thời gian: 20/10/2019 đến 25/02/2020 - Không gian: Nhóm trẻ 24-36 tháng, trường mầm non Hướng Dương. 3. Đối tượng nghiên cứu : - Đối tượng nghiên cứu : trẻ 24 đến 36 tháng tuổi trường Mầm non Hướng Dương. - Hoạt động của cô và trẻ 24 đến 36 tháng, trường Mầm non Hướng Dương. 4. Phương pháp nghiên cứu: * Quan sát và thực hành: - Cho trẻ trực tiếp xem các tranh có hình ảnh giáo dục những thói quen tốt (Cô sưu tập và lựa chọn những tranh ảnh đẹp phù hợp với độ tuổi mầm non). - Tạo môi trường tranh ảnh đẹp bắt mắt trẻ phù hợp với từng chủ điểm để kích thích trẻ bắt chước hành động, cử chỉ hành vi đẹp. - Mục đích sử dụng phương pháp: Trẻ bắt chước những sản phẩm đẹp để tạo ra những sản phẩm theo ý thích của mỗi trẻ. - Cách thức triển khai phương pháp: + Thay đổi các hình thức vào bài để gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động tạo hình. + Cho trẻ quan sát các tranh ảnh, đồ dùng trực quan đẹp, phong phú để kích thích trẻ tham gia hoạt động tạo hình. khó tiếp cận để phối hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ. - Một số phụ huynh do công việc bận rộn, lo làm ăn buôn bán nên giao phó con cho nhà trường, người giúp việc. nên trẻ ít được rèn luyện dạy dỗ thường xuyên - Trong lớp đa số học sinh chưa học qua độ tuổi nhà trẻ 18-24 tháng nên việc tiếp thu còn hạn chế, thiếu hệ thống. Đầu năm trước khi thực hiện đề tài tôi đã khảo sát trên 20 trẻ ở lớp tôi thì kết quả như sau: - Đa số trẻ chưa có thói quen tự phục vụ bản thân: chưa biết xúc cơm ăn, chưa tự đi vệ sinh, lấy gối ngủ, chơi đồ chơi thường quang ném, không biết dọn dẹp. - Một số trẻ chưa biết chào hỏi cô, người lớn. - Một số trẻ còn nói tục, đánh bạn, cắn bạn. Từ thực trạng tôi suy nghĩ làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ rèn luyện thói quen tốt hàng ngày một cách nhẹ nhàng mà không gò bó. Tạo thói quen tốt cho trẻ theo cách mà trẻ thích thú tiếp nhận. Qua thực tế dạy trẻ cùng kết hợp nghiên tài liệu và sách tôi đã rút ra một số biện pháp thực hiện tốt việc rèn thói quen tốt hàng ngày cho trẻ như sau: 2. Giải pháp: Giải pháp 1: Rèn luyện thói quen qua hoạt động học và hoạt động mọi lúc mọi nơi: Đặc thù của trẻ MN là “Học mà chơi, chơi mà học”. Ở trường mầm non các hoạt động: ăn, ngủ, vệ sinh, học tập, vui chơi.. Mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ được rèn luyện thói quen. Với độ tuổi này việc đưa các thói quen vào để rèn luyện không phải là chuyện dễ. Để tạo cho trẻ các thói quen, tôi luôn nhắc nhở, nhẹ ngàng gần gũi, động viên trẻ ở mọi lúc mọi nơi như hoạt động ngoài trời hay lồng ghép vào các tiết dạy để trẻ có được thói quen tốt như: biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bải, biết tự phục vụ bản thân những việc đơn giản, không nói bậy. Ví dụ : Trong giờ tạo hình xé dán đàn vịt khi học xong tôi nhắc trẻ nhặt giấy vụn vaò thùng rác, cuối giờ tôi cho trẻ rửa tay bằng xà phòng như vậy thông qua giờ học tạo hình tôi rèn luyện cho trẻ thói quen biết bỏ rác vào thùng và thói quen rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn. Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, khi chơi không được ném lung tung, chơi ,nhẹ nhàng không tranh nhau . Tôi hỏi trẻ để cho các đồ chơi được sạch sẽ bền đẹp thì chúng ta phải cất đồ chơi như thế nào ? Nếu trẻ chơi xong mà quên thì tôi nhẹ nhàng nói với trẻ: Con cất đồ chơi vào đúng nơi qui đinh. Ví dụ: Trong hoạt động ăn uống tôi luôn cho trẻ rửa tay trước khi ăn, mời bạn và cô ăn, ăn xong cất ghế ngồi của mình và lau miệng, uống nước. Như vậy qua giờ ăn tôi đã rèn luyện cho trẻ thói quen biết rửa tay trước khi ăn, khi ăn phải biết mời mọi người, biết tự xúc cơm ăn không làm rơi vãi .... Qua giờ ngủ rèn cho trẻ thói quen biết tự phục vụ: tự lấy gối của mình, ngủ dậy biết mang gối đi cất.. .Cứ như vậy, mỗi ngày ở trường các hoạt động được lặp đi lặp lại. Vì thế, trẻ cũng được rèn luyện mỗi ngày để trưở thành thói quen. giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy con không được nói dối người lớn, phải thật thà và biết nhìn nhận khuyết điểm, biết cám ơn khi được cho quà. Nhưng cũng có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa..., những hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, làm cho các em trở lên cộc cằn, thô lỗ. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay gia đình tan vỡ đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào những bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội.Thói quen tốt không phải là do trời định mà hình thành qua cuộc sống và có liên quan đến tất cả các phương diện của một đời người. Cha mẹ nên có các yêu cầu nghiêm ngặt với bản thân, lấy bản thân là tấm gương để rèn con, tạo cho con thói quen tốt ngay từ nhỏ, để con có được một tương lai tốt đẹp. Vì vậy tôi luôn phối kết hợp với gia đình, tuyên truyền vận động gia đình hyax là những tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Vào những cuộc họp phụ huynh tôi luôn phân tích cho phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của thói quen tốt đối vơi nhân cách trẻ sau này và tầm ảnh hưởng của gia đình đối vơi việc rèn luyện thói quen của trẻ. Để từ đó phụ huynh biết quan tâm đến con mình nhiều hơn và biết cách hành động như thế nào cho đúng để trẻ noi theo. Phương pháp tốt nhất mà các bậc cha mẹ có thể dạy cho con là hãy trở thành tấm gương tốt để trẻ noi theo. Bởi vì, trẻ nhỏ thường hay bắt chước những gì người lớn làm. Nhiều khi cha mẹ không để ý đến việc mình làm, mà vô tình đã làm trẻ học theo thói quen xấu. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng quên dành thời gian để hướng dẫn trẻ những kỹ năng, phép tắc cơ bản khi đến chơi nhà người khác. Từ đó, bé sẽ hình thành thói quen cư xử và nói năng lịch sự. Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình cần tích cực hướng dẫn bé cách sử dụng những cụm từ trên trong những tình huống phù hợp. Nên nhớ là phụ huynh phải thực sự kiên trì và luôn là hình ảnh mẫu mực để trẻ noi theo. Trên nền những phép lịch sự cơ bản ấy, phụ huynh sẽ dễ dàng hướng dẫn trẻ trở thành một người ứng xử lịch sự. * Cô giáo là tấm gương tốt cho trẻ noi theo: Đối với trẻ thơ, từ khi bắt đầu buổi học đầu tiên cho đến suốt những tháng ngày ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh hình ảnh cao đẹp của cha mẹ là hình ảnh người thầy giáo, cô giáo thân thương dạy dỗ các em nên người. Chính vì vậy, việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn nghệp vụ để xây dựng nên hình ảnh gương mẫu của người giáo viên luôn là yêu cầu quan trọng đối với những người làm công tác giáo dục. Tôi luôn gương mẫu trong các hành động về thói quen để trẻ noi theo. * Tầm gương từ bạn bè: Bạn bè có một ảnh hưởng mạnh mẽ đối với hành động của chúng ta, nhất là đối với giới trẻ của chúng ta. “Họ sẽ ảnh hưởng đến lối suy nghĩ và hành động của các em, và ngay cả giúp xác định con người mà các em sẽ trở thành.” Những người bạn tốt sẽ luôn dạy cho trẻ cách để hoàn thiện bản thân hơn nữa. Bạn bè sẽ cùng trưởng thành với trẻ. Cùng trẻ rèn luyện bản thân ngày càng tốt hơn. Vì vậy, tôi luôn hướng trẻ học tập thói quen tốt từ những bạn bè trong lớp, luôn nhắc nhở và nêu gương về thói quen tốt của bạn để trẻ noi theo.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_luyen_thoi_quen.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn luyện thói quen tốt cho trẻ 24-36 tháng.pdf