Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng

Là một giáo viên mầm non được tôi nhận thức được việc rèn nề nếp cho trẻ là rất cần thiết và vô cùng quan trọng đặc biệt trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng, ở tuổi này trẻ còn rất bé nhưng đặc điểm sinh lý trẻ phát triển rất mạnh, vì vậy trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý, tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình của các cháu. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ để đến với cô giáo và các bạn. Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã suy nghĩ tìm hiểu “Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24 -36 tháng’’.
doc 14 trang thuydung 08/05/2024 1690
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng
 MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................3
I. Thực trạng của vấn đề ........................................................................................3
II. Các giải pháp thực hiện.....................................................................................5
1. Hãy đến với trẻ bằng tình cảm yêu thương trìu mến của người mẹ ..................5
2. Hãy để trẻ hoạt động tích cực với nhiều đồ chơi mới sáng tạo đẹp mắt ...........6
3. Nêu gương tốt thông qua các hoạt động trong ngày..........................................6
4. Giáo viên cần tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng 
 nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24 - 36 
 tháng tuổi. ....................................................................................................7
5. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp................7
6. Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc 
 mọi nơi.........................................................................................................8
7. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với gia 
 đình về kiến thức khoa học..........................................................................8
III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................................................9
1. Kết quả đạt được................................................................................................9
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................11
1. Kết luận ...........................................................................................................11
2 . Kiến nghị ........................................................................................................11 “Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24 -36 tháng’’
Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong mọi hoạt động là 
một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy giáo dục trẻ ở trường Mầm 
non. Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt về nề 
nếp, trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận 
động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật.... do đó góp phần quan trọng trong việc 
hình thành nhân cách mới cho trẻ. Nếu trẻ có một thói quen nề nếp không tốt thì 
ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của trẻ. Vì vậy cô giáo cần bồi dưỡng 
thói quen nề nếp tốt cho trẻ từ nhỏ. 
 Là một giáo viên mầm non được tôi nhận thức được việc rèn nề nếp cho trẻ 
là rất cần thiết và vô cùng quan trọng đặc biệt trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng, ở tuổi 
này trẻ còn rất bé nhưng đặc điểm sinh lý trẻ phát triển rất mạnh, vì vậy trẻ dễ bị 
tổn thương về tâm lý, tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để tham 
gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong 
suốt quá trình của các cháu. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp 
thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ để 
đến với cô giáo và các bạn.
 Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất 
cả các đồng nghiệp nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã suy 
nghĩ tìm hiểu “Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng 
ngày cho trẻ 24 -36 tháng’’
 2/12 “Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24 -36 tháng’’
 Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ thì mới tạo ra được môi 
trường hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt cho trẻ phát huy khả năng chủ 
động, sáng tạo một cách triệt để. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng 
đặc biệt là trẻ 24 -36 tháng tuổi. Nếu cô tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động d-
ưới nhiều hình thức, thông qua mọi hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi... 
thì việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ sẽ được thuần thục hơn, kết quả sẽ 
đạt cao hơn.
 Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn phát triển lời nói đang phát 
triển do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, nhiều 
khi cô giáo vừa dỗ dành lại vừa học ngôn ngữ trẻ để hiều nhu cầu trẻ đang muốn 
là gì? 
 Trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương 
chăm sóc. Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa 
quen với nề nếp, thói quen của lớp, trẻ khóc nhiều vì vậy mà giáo viên mất 
nhiều thời gian để dỗ dành trẻ. Hơn thế nữa vì là lớp các cháu nhỏ, cháu đông 
khó khăn cho việc hoạt động, ít cô đông cháu cho nên việc rèn trẻ vào nề nếp 
càng trở nên khó khăn hơn và cần mất nhiều thời gian hơn nữa.
 Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn nề 
nếp cho trẻ chưa quan trọng nên ở nhà các cháu được nuông chiều thái quá 
muốn gì được nấy, nhiều phụ huynh cho con nghỉ học bừa bãi khiến việc rèn trẻ 
lại càng khó khăn hơn; và điều đó khiến trẻ trở nên ì ạch, ỉ lại, lười hoạt động. 
Khi đến lớp trẻ mang theo thói quen ở nhà nên không có tổ chức kỷ luật, nhiều 
trẻ đi lại lung tung, đến lớp không chào hỏi ai mặc dù đó được cha mẹ và cô 
giáo nhắc nhở. Mỗi sáng đến lớp luôn mang theo quà bánh, ngoài việc khiến trẻ 
ăn uống không theo giờ qui định mà cũng khiến cho lớp học mất vệ sinh vì trẻ 
xả rác bừa bãi không vào nơi qui định, đa phần các cháu chưa biết đi vệ sinh 
đúng nơi quy định. Đến giờ ăn cũng vậy, bên cạnh nhiều trẻ chưa biết xúc ăn 
khiến các cô rất vất vả lại có những cháu xúc ăn bừa bãi, đùa nghịch trong giờ 
ăn làm cho lớp học náo loạnCụ thể được thể hiện qua việc khảo sát nề nếp 
trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ khi đầu năm học.
 4/12 “Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24 -36 tháng’’
Thông qua các hoạt động trên lớp, bằng tình cảm chân thành cô sẽ chiếm được 
trái tim của trẻ trong từng bữa ăn, từng giấc ngủ, trẻ sẽ được rèn luyện để có 
những thói quen tốt, cứ như vậy trẻ sẽ thực sự yêu mến cô giáo, yêu quý các bạn 
và yêu mến lớp, tình cảm thân mật giữa cô và các bạn ngày càng gắn bó và gần 
gũi hơn. 
2. Hãy để trẻ hoạt động tích cực với nhiều đồ chơi mới sáng tạo đẹp mắt
 Giai đoạn 24-36 tháng, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động với đồ vật, 
trẻ học mà chơi, chơi mà học. Vì vậy muốn đưa chất lượng của việc rèn luyện nề 
nếp thói quen cho trẻ tốt hơn giáo viên cần không ngừng và tích cực sưu tầm, 
làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, nhưng phải đảm 
bảo an toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp với nội dung với độ tuổi của trẻ để thu 
hút trẻ vào mọi hoạt động một cách thoải mái và tự tin hơn. Đồng thời tận dụng 
các khoảng không gian và vị trí trong và ngoài lớp học để trang trí các đồ chơi tự 
tạo do cô và trẻ làm được để trẻ nhìn ngắm hoặc trang trí lớp, qua đó khơi gợi 
niềm vui thích thú của trẻ khi đến lớp. Hãy để trẻ hoạt động một cách tích cực, 
ngoài việc cung cấp cho trẻ số đồ chơi cần và đủ, cô giáo cần sáng tạo thêm các 
góc mở để cô và trẻ cùng hòa nhập, cùng suy nghĩ và sáng tạo thêm nhiều đồ chơi 
mới, kích thích vào các giác quan khiến trẻ chủ động và tự tin hơn khi đến lớp.
 Ví dụ: Cháu mới nhập lớp đang còn khóc vì nhớ bố mẹ, ông bà, giáo viên 
hãy đưa trẻ đến các góc chơi, giới thiệu và trò chuyện với trẻ về đặc điểm và tác 
dụng các loại đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Cô giáo có thể cùng trẻ gấp máy bay, 
gấp tàu và làm những dây xích nhiều màu sắc, điều này sẽ đem lại niềm vui trẻ 
được sáng tạo và sử dụng những sản phẩm tự tay bé làm, và sau đó là những bài 
học quí báu về sự quan tâm chia sẻ, tinh thần hợp tác và biết nghĩ đến người khác.
 Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động trong 
ngày giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích hợp, tạo cho trẻ có giờ hoạt động tự 
tin và sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng 
hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn.
3. Nêu gương tốt thông qua các hoạt động trong ngày
 Trẻ giai đoạn 24 -36 tháng tuổi với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển 
mạnh, trẻ hay tò mò và thích bắt chước, giáo viên phải luôn tôn trọng trẻ và hết 
sức công bằng, sử dụng khen, chê đúng mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến 
hành vi vâng lời của trẻ, nhưng không nên khen quá đáng mà chê trách chung 
chung khiến trẻ mất lòng tự ái
 Ví dụ: Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo, đầu tóc gọn 
gàng, sạch đẹp, biết chào cô khi đến lớp. Thông qua các bài hát, bài thơ, câu 
chuyện và mọi lúc mọi nơi, cũng có thể giúp trẻ có thói quen nề nếp tốt hơn 
 6/12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_luyen_ne_nep_tr.doc