Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói

Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Điều 23 mục 1 chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ “nội dung giáo dục mầm non là phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với người lớn , bạn bè,…thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học Điều 24 có quy định “chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hóa các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non.
doc 19 trang thuydung 08/05/2024 840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói
 xung quanh của trẻ thì rất cao. Vì vậy mà nhu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ là 
rất cần thiết và quan trọng .
 Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo 
dục trẻ. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm 
quan trọng của môn học này. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra những giải pháp, 
biện pháp tối ưu nhất để trẻ được tiếp thu một cách có hiệu quả đáp ứng được 
yêu cầu giáo dục hiện nay, chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm 
dạy trẻ 24 - 36 tháng nhận biết tập nói ”.Để làm đề tài nghiên cứu.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Điều 23 
mục 1 chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ “nội dung giáo dục mầm non là phải bảo 
đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, 
chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn biết 
kính trọng, yêu mến, lễ phép với người lớn , bạn bè,thật thà, mạnh dạn, hồn 
nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học Điều 24 có quy định “chương 
trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hoá các yêu 
cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ 
chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí 
tuệ, thẩm mĩ hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm
 non.
 Trong giáo dục hiện nay muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung trên đòi 
hỏi mỗi giáo viên mầm non nghiên cứu học tập để nâng cao chất lượng chăm 
sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.
 Qua thực tiễn giảng dạy chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp nhóm từ 
năm 2012 - 2013 đến nay cùng với sự đổi mới của giáo dục mầm non tôi nhận 
thấy rằng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi là hết 
sức cần thiết. Việc nâng cao tạo ra chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ 
tuổi đòi hỏi người giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ phải thật sự am hiểu 
chương trình, phương pháp giáo dục mầm non mang tính quốc gia. Cơ sở vật 
 2 Nhận biết tập nói là một trong những nội dung mà chương trình đã có từ 
trước nó quyết định một phần lớn đến chất lượng của các môn học khác.Do vậy 
ngay từ đầu năm học khi sĩ số lớp đã ổn định tôi tiến hành khảo sát khả năng của 
từng trẻ để tìm ra biện pháp giúp trẻ làm quen với môn học “ Nhận biết tập nói” 
đạt kết quả.
Tổng số trẻ Tốt Khá Trung bình
 Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
 30 4 13 12 40 14 47
 Với kết quả khảo sát như trên tôi nhận thấy phát triển lời nói cho trẻ là 
một trong những vấn mà người giáo viên phải chú trọng. Vì thế tôi luôn trăn trở 
làm thế nào ra những biện pháp hữu hiệu để giờ học của trẻ đạt kết quả tốt.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Các giải pháp thực hiện
 Là một giáo viên mầm non người trực tiếp giảng dạy cho trẻ 25 – 36 
tháng, bản thân tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan 
trọng, xong kết quả phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu 
tố và nhiều các môn học như thơ truyện, nhận biết tập nói. Vì vậy tôi đã nghiên 
cứu và đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lựơng và hiệu quả của giờ dạy 
nhận biết tập nói cụ thể như sau:
 1.1. Cho trẻ được tiếp xúc với các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
 1.2. Cô phải sử dụng đồ dùng trực quan( vật thật) đồ chơi, đồ dùng tranh 
mẫu hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ.
 1.3.Thực hiện giờ dạy cô cần sử dụng các thủ thuật linh hoạt và lồng ghép 
các môn học khác như: bài thơ, câu đố.
 1.4. Trong quá trình dạy trẻ cô phải linh hoạt sáng tạo và thay đổi hình 
thức nhằm phát huy tính tích cực của trẻ.
 1.5. Cô chú ý quan tâm bồi dưỡng từng đối tượng trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tạo 
môi trường phát triển lời nói cho trẻ.
 4 Tôi cho trẻ quan sát vườn hoa thật bằng những bông hoa tôi đã chuẩn bị và được 
tạo ra như một vườn hoa.
Tôi hỏi trẻ : Các con thấy trong vườn hoa có những loài hoa gì ? trẻ kể tên các 
loại hoa.
Các con thấy hoa sen như thế nào ? ( Rất đẹp )
- Bông hoa này có màu gì ? ( Màu đỏ, vàng )
- Khi ngửi hoa các con thấy như thế nào ? ( Mùi thơm )
- Cánh hoa như thế nào ? ( Nhẵn )
 Với cách tổ chức như vậy tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia học tập, 
tư duy của trẻ phát triển tốt đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển có hiệu 
quả hơn, trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của mình, ý nghĩa của mình một cách mạch 
lạc hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng rõ rệt.
2.3. Dạy trẻ trên tiết học chính.
 Trong lớp học tôi chia trẻ thành từng tổ, trong từng tổ có các cháu tiếp thu 
bài khác nhau : giỏi có, khá có, trung bình có. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 
– 36 tháng đạt kết quả cao tôi luôn tìm ra những cách dạy hay để gây hứng thú 
cho trẻ.
 Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết tập nói “ Con chó, con mèo ”
Chủ đề : Những con vật nuôi trong gia đình có 4 chân đẻ con.
 Với tiết nhận biết tập nói này, tôi làm mô hình một trang trại có các con 
vật như : Chó, mèo sinh động hấp dẫn. Tôi để trẻ quan sát nhận xét, gọi tên 
những con vật mà trẻ thấy trong mô hình, sau đó cho trẻ về chỗ ngồi ổn định, tôi 
giả làm tiếng kêu hỏi trẻ ; Đấy là tiếng kêu con gì ?. Sau đó đưa mô hình con chó 
ra cho trẻ quan sát, nhận xét, gọi tên các bộ phận của con chó. Với cách giới 
thiệu như vậy, tôi thấy các cháu hứng thú học. Không phải tiết nhận biết tập nói 
tôi cũng làm như vậy . Mà tôi thường xuyên thay đổi dựa vào nội dung bài nhận 
biết tập nói để tìm cách giới thiệu hay nhất để tạo được sự hứng thú trẻ vào tiết 
học xong tôi tiến hành đi sâu vào phần chính của bài đó là nhận biết tập nói, rèn 
cho trẻ phát âm đúng.
 6 + Đây là cái gì? 
+ Được làm bằng gì?
+ Có đẹp không?
+ Các con có thích không?
 Khi trẻ trả lời tôi uốn nắn sửa sai cho trẻ từng từ, từng câu hoặc nhắc lại để 
trẻ nhớ. Từ đó trẻ có thể mạnh dạn hơn, biết trả lời các câu hỏi của cô, biết sử 
dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩ của mình. Từ đó đã giúp cho ngôn ngữ của trẻ 
phát triển tốt. 
 Tạo môi trường để phát triển lời nói: Mỗi nhóm lớp đều có trang trí xắp xếp 
các góc hoạt riêng, các biểu bảng được treo trong lớp, không trang trí cố định mà
trang trí theo chủ điểm.
2.5. Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh 
 Ngoài việc củng cố kiến thức thông qua các môn học “ Nhận biết tập nói ” 
thì việc trao đổi với phụ huynh để thống nhất chương trình, phương pháp dạy trẻ 
là việc làm cần thiết và quan trọng. Phối kết hợp với phụ huynh có ý nghĩa quan 
trọng và có nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm lớp trong trường mầm non góp 
phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế vào đầu năm học tôi có 
kế hoạch họp phụ huynh để thông báo về nội dung chương trình của bộ môn và 
trao đổi về tình hình học tập ở lớp và tính cách của từng trẻ.
 Ví dụ : Cháu Thùy Linh tham gia vào các hoạt động rất tích cực và nhanh 
nhẹn, mạnh dạn trong giờ học.
 Những giờ phụ huynh đón trẻ, hay qua bảng tuyên truyền những điều phụ 
huynh cần biết tôi tuyên truyền cho phụ huynh biết những nội dung cần phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ trong tuần, trong tháng.
 Tôi hướng dẫn phụ huynh biết cách dạy trẻ nhận biết tập nói, phụ huynh 
có thể dạy trẻ nhận biết tập nói bất cứ ở lúc nào ở đâu.
 Khi dạy trẻ nhận biết tập nói phụ huynh cần lưu ý. Nên dạy trẻ nhận biết 
tất cả các sự vật xung quanh trẻ gần gũi phù hợp với trẻ.
 8 Sau khi tôi áp dụng một số biện pháp mới thay đổi hình thức dạy cho trẻ ở lớp 
tôi phụ trách tôi thấy trẻ hứng thú tham gia, tích cực vào các giờ học, đặc biệt là 
giờ “ Nhận biết tập nói ” Kết quả khảo sát cuối năm cho thấy :
Tổng số trẻ Tốt Khá Trung bình
 Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
 30 8 27 17 57 5 16
C. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
I. Kết luận
 Chính vì vậy mà nghành học mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc
giáo dục trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo 
dục chung. Việc dạy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn nhằm hình thành cho trẻ
những cơ sở đầu tiên cho giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ 
hết sức khó khăn luôn được đặt hàng đầu. Vì thế chúng ta phải biết kết hợp tốt và 
chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến 
thức khoa học. Có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp cận ở độ tuổi 
này đều có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ sau 
này.
II. Bài học kinh nghiệm 
 Qua các giải pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ về mọi hoạt động của 
trẻ nói chung và dạy trẻ môn “ Nhận biết tập nói” nói riêng tôi đã rút ra được bài
học kinh nghiệm như sau.
 - Cô phải là người mẫu mực yêu nghề, mến trẻ, kiên trì. Nắm chắc được 
 tâm lý của từng trẻ để kịp thời uốn nắn dạy trẻ ngay từ ban đầu.
 - Luôn linh hoạt sáng tạo sử dụng nhiều hình thức dạy học để thu hút trẻ 
 vào giờ học cũng như vui chơi.
 - Sử dụng đồ dùng, hệ thống câu hỏi phù hợp gần gũi với trẻ chuẩn bị đồ 
 dùng đồ chơi phải đẹp đa dạng có tính hấp dẫn lôi cuốn trẻ.
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_tre_24_36_thang.doc