Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Giai đoạn này của trẻ chính là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, các mặt phát triển của trẻ hòa quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là trẻ phát triển nhanh nhất về mọi mặt. Trẻ rất rễ bị tổn thương về tâm lý. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp thói quen ngay từ đầu cho trẻ, ngay từ những ngày đầu tiên trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn yêu thương ấm áp, thấy mình được chấp nhận, được an toàn được yêu mến, là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hòa nhập. Quan hệ của cô với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con. Vậy các hoạt động của cô giáo mầm non phải đòi hỏi linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ.

Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muối rời xa mẹ, để đến với cô giáo và các bạn. Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề chăn trở của riêng tôi mà là tất cả các đồng nghiệp nói chung. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi”.

docx 16 trang thuydung 02/08/2024 1170
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng tuổi
 2
 Giai đoạn này của trẻ chính là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và 
phát triển nhân cách của trẻ, các mặt phát triển của trẻ hòa quyện vào nhau, ảnh 
hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với 
tác động bên ngoài, đồng thời cũng là trẻ phát triển nhanh nhất về mọi mặt. Trẻ 
rất rễ bị tổn thương về tâm lý. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp thói quen ngay từ 
đầu cho trẻ, ngay từ những ngày đầu tiên trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để 
trẻ cảm nhận được nguồn yêu thương ấm áp, thấy mình được chấp nhận, được an 
toàn được yêu mến, là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hòa nhập. Quan 
hệ của cô với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con. Vậy 
các hoạt động của cô giáo mầm non phải đòi hỏi linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, 
phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ.
 Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những 
ngày đầu, những ngày mà trẻ không muối rời xa mẹ, để đến với cô giáo và các 
bạn. Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề chăn trở của riêng tôi mà là tất cả các 
đồng nghiệp nói chung. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn nề nếp 
cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi”.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Để tìm ra một số biện pháp, hình thức rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu 
cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ được thoải mái, tự nhiên hoạt động không gò bó. 
Tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, hình thành và phát triển nhân cách tốt 
cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn trong mọi hoạt động. Đồng 
thời cung cấp cho trẻ một số kiến thức, kĩ năng ban đầu, giúp trẻ phát triển toàn 
diện ở những độ tuổi tiếp theo.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 "Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi”.
 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
 Lớp nhà trẻ D3 24 – 36 tháng tuổi, thực nghiệm 20/20 trẻ.
 5. Các phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn.
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp dùng lời 4
 PHẦN THỨ HAI
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề
 Từ ngàn xưa ông cha ta đã có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ phép là 
 nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt hơn đối với trẻ mầm non, đặc 
 điểm của trẻ là dễ nhớ mau quên, hay bắt chước cho nên việc giáo dục trẻ đòi hỏi 
 chúng ta phải uốn nắn từ đầu, thực hiện thường xuyên.
 Việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu từ nhỏ 
 trẻ được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ, lời nói, hành động văn minh, lịch sự, có 
 thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh 
 môi trường xung quanh, tích cực tham gia các hoạt động, học được cách so sánh 
 phân biệt các hành vi tốt, xấu và có những phản ứng đúng đắn với những thái 
 độ, hành vi sai của bạn và mọi người xung quanh, thì lớn lên trẻ mới trở thành 
 con người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội... 
 Nắm được tâm sinh lý của trẻ giai đoạn trẻ 24 -36 tháng là giai đoạn khởi 
điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, vì vậy cần hình thành cho 
trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khoẻ 
mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hoà, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường 
nhịn, giúp mọi người, biết yêu thương và giữ gìn cái đẹp. Ở thời điểm này trẻ còn 
nhỏ rất nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất 
nhanh về mọi mặt. trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Chính vì vậy hoạt động lao 
động sư phạm đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo 
để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ. Đồng thời phải có định 
hướng, có mục đích để giáo dục trẻ phát một cách toàn diện nhất.
 Bản thân tôi luôn đặt ra câu hỏi cô phải giáo dục trẻ như thế nào và cách 
thức ra sao để hướng tới sự phát triển toàn diện là một quá trình cần thiết và có sự 
trải nghiệm thực tế, tiếp thu đúc rút kinh nghiệm không ngừng. Việc rèn nề nếp 
cho trẻ là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết để làm tốt nhiệm vụ này tôi 
thường xuyên học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên 
tiếp thu các chuyên đề mới, tiếp cận với cái mới một cách kịp thời để thực hiện 
việc chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn luyện nề nếp cho trẻ đạt kết quả cao.
 2. Cơ sở thực tiễn 6
 ốm, nhất là trong mùa đông hay vào lúc giao mùa.
 Các cháu lần đầu ra lớp nên chưa có thói quen nề nếp, còn rụt rè nhút nhát, 
 từ đó cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc dạy vận 
 động cho trẻ nói riêng. 
 Nhiều trẻ theo thói quen ở nhà nên không có tổ chức kỷ luật đến lớp không 
 chào hỏi ai, mặc dù được cô và mẹ nhắc nhở.
 3.3. Khảo sát chất lượng đầu năm
 Khi bắt đầu thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm. 
Để phát huy được những thuận lợi, khắc phục những khó khăn và nhằm nâng cao 
hiệu quả khi thực hiện đề tài: "Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng 
tuổi”.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trong các giờ hoạt động.
 Bước đầu khảo sát kết quả trên 20 trẻ lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi cho 
thấy:
 Minh chứng 1: Hình ảnh bảng khảo sát đầu năm của trẻ
 Qua kết quả khảo sát đầu năm, tôi luôn đắn đo suy nghĩ làm thế nào để hình 
thành thói quen, nề nếp tốt cho trẻ. Từ những suy nghĩ, cùng với những kinh 
nghiệm đã có và dạy trẻ hàng ngày. Tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm hình 
thành những thói quen, nề nếp cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non.
 4. Các biện pháp thực hiện
 Biện pháp 1: Tạo sự an toàn, gần gũi, yêu thương trẻ khi đến lớp.
 Biện pháp 2: Rèn nề nếp trẻ thông qua giờ đón trả trẻ.
 Biện pháp 3: Rèn nề nếp trẻ thông qua hoạt động vui chơi.
 Biện pháp 4: Rèn nề nếp trẻ thông qua hoạt động có chủ đích.
 Biện pháp 5: Rèn nề nếp cho trẻ thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh.
 Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh.
 5. Biện pháp thực hiện (Biện pháp thực hiện từng phần)
 5.1. Biện pháp 1: Tạo sự an toàn, gần gũi, yêu thương trẻ khi đến lớp
 Đối với lứa tuổi nhà trẻ những ngày đầu đến lớp trẻ thường lạ lẫm, sợ cô, sợ 8
trẻ sẽ nói “con chào các cô ạ”. Dạy trẻ chào hỏi, trả lời người lớn đủ câu giúp trẻ 
có thói quen tốt trong giao tiếp.
 Minh chứng 5: Hình ảnh trẻ cất dép và đồ dùng
 Ví dụ: Khi đến lớp trẻ biết tự cất giầy dép vào giá. Mỗi trẻ có một tủ đồ 
riêng, cô giáo dạy các con nhận biết ký hiệu của mình để trẻ đến lớp tự cất đồ của 
mình vào tủ.
 * Giờ trả trẻ
 Sau một ngày trẻ hoạt động cùng cô và các bạn, giờ là lúc trẻ về với gia đình. 
Trước khi trẻ ra về cô vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Khi phụ huynh đến đón trẻ cô giáo 
trao đổi về một ngày hoạt động ở lớp của trẻ, rồi trẻ chào cô giáo để về với gia 
đình.
 Minh chứng 6: Hình ảnh cô giáo trả trẻ
 Ví dụ: Khi phụ huynh đến đón trẻ chào cô giáo, mỗi một trẻ cô giáo đã dán 
ký hiệu riêng trẻ tự đến tủ đồ của mình và lấy đồ dùng cá nhân.
 5.3. Biện pháp 3: Rèn nề nếp trẻ thông qua hoạt động vui chơi
 5.3.1. Chơi tập ở các góc
 Hằng ngày trẻ đến lớp được học tập và vui chơi. Đối với độ tuổi này để đưa 
các cháu vào nề nếp thói quen không phải là chuyện dễ và đơn giản. Điều này 
cũng là một thử thách cho cô giáo. Nhờ sự giúp đỡ của cô, trẻ được uốn nắn kịp 
thời, do đó việc rèn luyện nề nếp thói quen của trẻ trong hoạt động vui chơi là một 
điều rất cần thiết.
 Ví dụ: Ở góc họa sĩ tý hon, đây là góc mở trẻ được thỏa sức sáng tạo. Từ đó 
rèn cho trẻ nề nếp, thói quen hoạt động theo nhóm, giáo dục trẻ biết giữ gìn các 
đồ dùng, sản phẩm của mình và của bạn.
 Minh chứng 7: Hình ảnh góc họa sĩ tý hon
 Ví dụ: Đến với góc bé với hình và màu. Trẻ được chơi với những hình ảnh 
ngộ nghĩnh có nhiều màu sắc thu hút trẻ. Trong quá trình chơi trẻ biết quan sát, 
lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô.
 Minh chứng 8: Hình ảnh cô và trẻ ở góc bé với hình và màu
 Nhằm nâng cao sức khỏe và phát triển thể chất cho trẻ, tôi tổ chức rất nhiều 
trò chơi cho trẻ tham gia hoạt động.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ne_nep_cho_tre_24.docx