Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ là hoạt động mà trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như ca hát, vận động, nghe hát, múa, trẻ chơi trò chơi âm nhạc. Tôi nhận thấy trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng tươi đẹp, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn. Trong những năm học vừa qua, mặc dù ngành học đã đưa nội dung đổi mới hình thức giáo dục âm nhạc dạy cho trẻ mầm non, nhưng trên thực tế tôi thấy kỹ năng ca hát của trẻ lớp tôi còn có nhiều hạn chế. Đặc biệt khi trẻ tham gia vào hoạt động âm nhạc, trẻ vẫn chưa phát huy được tính sáng tạo độc lập chủ động của mình, trẻ hát thuộc nội dung bài hát nhưng chưa có cảm xúc thực sự vì thế mà giờ học chưa thực sự sôi nổi, hấp dẫn. Vì vậy là một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp, tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi”.
docx 25 trang thuydung 22/06/2024 1230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 24-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 24-36 tháng tuổi
 Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ là hoạt động mà trẻ yêu thích, 
là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Thông qua các hoạt động âm 
nhạc phong phú như ca hát, vận động, nghe hát, múa, trẻ chơi trò chơi âm nhạc. Tôi 
nhận thấy trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những 
ấn tượng tươi đẹp, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu 
âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn đánh giá tác phẩm âm nhạc và 
biết cách biểu diễn.
Trong những năm học vừa qua, mặc dù ngành học đã đưa nội dung đổi mới hình 
thức giáo dục âm nhạc dạy cho trẻ mầm non, nhưng trên thực tế tôi thấy kỹ năng ca 
hát của trẻ lớp tôi còn có nhiều hạn chế. Đặc biệt khi trẻ tham gia vào hoạt động âm 
nhạc, trẻ vẫn chưa phát huy được tính sáng tạo độc lập chủ động của mình, trẻ hát 
thuộc nội dung bài hát nhưng chưa có cảm xúc thực sự vì thế mà giờ học chưa thực 
sự sôi nổi, hấp dẫn. Vì vậy là một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp, tôi muốn 
được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng giảng 
dạy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 
nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi”.
2. Tên sáng kiến: 
Với những băn khoăn trên về thực tế công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở 
giáo dục mầm non và với mong muốn cho trẻ mầm non được được thỏa sức tham gia 
khám phá một thế giới sinh động, hấp dẫn đang diễn ra trong mắt trẻ thơ. Tôi đã chọn 
đề tài“Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi”. Để 
giúp được phát triển một cách toàn diện, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo của trẻ.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Mai
- Địa chỉ: Giáo viên - Trường mầm non Hoa Sen, huyện Lập Thạch.
- Số điện thoại: 0349830836
- Gmail: tranmaimnhs@gmail.com.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm là do bản thân tự nghiên cứu và đề ra những giải 
pháp trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non 
Hoa Sen, huyện Lập Thạch.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát 
cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi”. Được áp dụng trong lĩnh vực phát triển dành Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ, đòi hỏi trẻ phải chú ý, 
quan sát, nhạy bén.Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh tiến hành theo các 
hướng khác nhau, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm nhạc, ghi nhớ đặc điểm, 
tính chất hình tượng âm nhạcđòi hỏi trí tuệ của trẻ phải hoạt động tích cực.
Âm nhạc còn là phương tiện thúc đẩy sự phát triển thể chất ở trẻ, là khả năng tốt 
nhất để luyện tai nghe âm nhạc.Tính chất đa dạng của âm nhạc tạo ra phản ứng gắn 
với sự thay đổi nhịp đập của tim, sự trao đổi máu, hô hấp , giãn nở cơHoạt động 
hát gắn với sự phát triển cơ thể trẻ, đẩy mạnh chức năng hoạt động của các cơ quan 
phát thanh, hô hấp, làm cho giọng nói, giọng hát của trẻ ổn định dần, tạo điều kiện 
phối hợp giữa nghe và hát.Tư thế hát đúng sẽ giúp trẻ điều hòa, đẩy mạnh hoạt động 
hô hấp, trẻ được thở sâu hơn, đồng thời cũng tạo cho trẻ dáng dấp uyển chuyển, 
phong thái đẹp, tao nhã.
Như vậy tổ chức dạy học âm nhạc ở trường mầm non tạo điều kiện phát triển chung 
cho trẻ. Mối liên hệ giữa tất cả các mặt giáo dục, thể hiện trong các dạng và hình 
thức phong phú của hoạt động âm nhạc. Sự nhạy cảm và tai nghe âm nhạc phát triển 
trong mức độ phù hợp sẽ giúp trẻ hưởng ứng với những tình cảm và hành vi tốt đẹp, 
đẩy mạnh hoạt động, trí tuệ, thường xuyên hoàn thiện mọi hoạt động,thể chất, phát 
huy những phẩm chất đạo đức đúng đắn cao cả, lối sống chân thực, lành mạnhở 
trẻ.
Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, 
những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi 
còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước 
vào tuổi nhà trẻ thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này. 
Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu 
yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc 
phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho 
nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần 
phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Âm nhạc 
đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc.
Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc có giá trị biểu cảm cao, 
vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca. Tuy nhiên khi trẻ lớp tôi ca 
hát tôi thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu và phù hợp 
với nộidung. Mặt khác, kỹ năng hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi vì vậy nó 
giảm đi tính nghệ thuật của bài hát, vì trẻ còn nhỏ phát âm chưa chính xác, có trẻ 
còn nói ngọng. * Khó khăn:
Năm học 2018- 2019 dưới sự điều động, phân công của ban giám hiệu trường mầm 
non Hoa sen tôi được phân công chủ nhiệm lớp 24 - 36 tháng tuổi A1. Sĩ số trong 
lớp là 28 cháu, trong đó 11 cháu nữ, 17 cháu nam, 100% các cháu là trẻ năm đầu ra 
lớp nên trong công tác tôi còn gặp những khó khăn như:
 Đầu năm trẻ còn quấy khóc nhiều và chưa có nề nếp trong học tập cũng như trong 
thói quen vệ sinh. Một số trẻ còn chưa biết nói, nói ngọng, phát âm chưa chính xác. 
Trong lớp đa số là các cháu nam nên rất nghịch ngợm, hiếu động.
Đa số phụ huynh của lớp làm nghề nông, công việc bận rộn nên chưa có nhiều thời 
gian quan tâm đến con em mình. Ít có thời gian trao đổi với cô giáo về tình hình sức 
khoẻ đặc điểm của trẻ, ít có thời gian dạy trẻ ca hát khi trẻ ở nhà. 
 Ngôn ngữ phát âm của trẻ chưa rõ ràng mạch lạc nên khi rèn kỹ năng ca hát cho 
trẻ tôi còn gặp nhiều khó khăn: 
Đồ dùng đồ chơi được đầu tư : máy vi tính, loa vi tính...còn hạn chế, chưa đáp ứng 
được nhu cầu giảng dạy của cô cũng như nhu cầu học tập của trẻ.
b. Khảo sát thực tế: 
Qua thực tế khảo sát 28 trẻ lớp tôi phụ trách tôi nhận thấy: đầu năm học trẻ chưa 
thực sự hứng thú với bài hát cũng như trong kỹ năng thể hiện theo nhạc và kỹ năng 
ca hát. Điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng kết quả khảo sát trên trẻ đầu năm như 
sau:
Tổng hợp kết quả khảo sát trên trẻ đầu năm:
 Số trẻ Mức độ
 Kỹ 
 Yếu
 năng 28 Tốt Khá TB
 Trẻ 
 8/28 = 6/28 = 
 hứng 28 10/28=35,7% 4/28 = 14,3%
 28,6% 21,4%
 thú
 Thể 
 hiện 8/28 = 9/28 = 32,1 
 28 7/28 = 25% 4/28 = 14,3%
 28,6% % So với những năm đầu tiên khi mới vào nghề tôi còn chưa thực sự coi 
trọng phương pháp tạo hứng thú cho trẻ nên chưa gây được hứng thú cho trẻ. Nhưng 
qua học hỏi đồng nghiệp và nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi đã gây hứng thú cho 
trẻ bằng cách nghiên cứu, lựa chọn hiều hình thức khác nhau.
 Các hình thức tôi chọn phù hợp với bài dạy, với chủ đề, phù hợp với lứa tuổi. Hấp 
dẫn, lôi cuốn và có sự sáng tạo chuyển bước một cách liên hoàn. 
Cũng như tất cả các bộ môn khác trong chương trình giáo dục mầm non, tôi luôn 
chú ý chuẩn bị chu đáo cho bài dạy của mình với mục đích thu hút được trẻ, giúp trẻ 
vào bài một cách tự nhiên, thoải mái, hứng thú, thông qua đó làm động lực để rèn 
kỹ năng ca hát cho trẻ.
Ví dụ 1: Dạy trẻ hát bài: "Thỏ con không ngoan" (Ở chủ đề Mẹ và gia đình thân yêu 
của bé)
 Tôi tạo hứng thú bằng cách kể tóm tắt cho câu chuyện "Thỏ con không vâng lời" sau 
đó dẫn dắt trẻ vào bài.
“ Một hôm thỏ mẹ dặn thỏ con là mẹ đi vắng, con phải ở nhà, không được đi chơi 
xa.Thỏ con rối rít vâng lời. Nhưng rồi thỏ con lại quên lời mẹ dặn và đi chơi thật 
xa.Thế rồi bạn ấy quên cả lối về nhà và ngồi khóc:Huhumẹ ơi...May là có bác 
Gấu nhìn thấy thỏ con và đưa bạn ấy về nhà.”
Bạn thỏ con có nghe lời mẹ dặn không ?
Bạn đã ngoan chưa ?
Có bạn nào hư giống như thỏ con không?
Câu chuyện cô kể còn được nhạc sĩ Bùi Anh Tôn phổ nhạc thành bài hát rất hay đó 
là bài: “ thỏ con không ngoan” Chúng mình cùng nghe cô hát nhé.
 Ví dụ 2 : Ở chủ đề Thế giới động vật, khi dạy trẻ hát bài: " Là con Gà trống " của 
Bùi Anh Tôn. Tôi cho trẻ xem các con vật nuôi trong gia đình : Mèo, Lơn, Vịt, Gà 
trống qua hình ảnh trên băng đĩa, cho trẻ bắt chước tiếng kêu của chúng để tạo cảm 
không khí vui vẻ, dẫn trẻ vào bài.
Các con nhìn xem đây là con gì? ( Con mèo)
Con Mèo kêu như thế nào?
Cô con mình cùng làm những chú mèo kêu nhé.( cô vừa làm động tác mô phỏng 
mèo vuốt râu vừa nói: MeoMeo
Tương tự với các con vật khác cô thực hiện như trên, đến hình ảnh con gà cô nói:
Con gì đây ?
Gà trống hay gà mái? ( Gà trống)
Gà trống gáy như thế nào? (ò..óo..)

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_ca_hat_ch.docx