Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì nó ra đời và tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, ngôn ngữ dùng để phục vụ ,mọi thành viên trong xã hội từ việc học tập, lao động đến việc vui chơi giải trí. Có thể nói rằng trong bất kì lình vực hoạt động nào của con người cũng cần đến ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp cho người trao đổi tư tưởng tình cảm, bộc lộ những cảm xúc và xác lập những mối quan hệ giữa thành viên này với thành viên khác trong xã hội.Ngôn ngữ có thể nói là một thứ công cụ để tổ chức xã hội,để duy trì mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Quá trình phát triển ngôn ngữ là quá trình cung cấp từ ngữ cho trẻ, góp phần là phong phú ngôn ngữ đẩy mạnh quá trình phát triển trí tuệ và tình cảm đạo đức cho trẻ, Có thể nói rằng rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là góp phần tích cực vào việc trang bị cho thế hệ mầm non một phương tiện mạnh mẽ để tiếp thu kinh nghiệm quý báu của thế hệ cha anh, đồng thời tạo điều kiện cho các cháu lĩnh hội các kiến thức, những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh.

docx 16 trang thuydung 09/07/2024 970
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi
 vật cây cối và nói lên cảm nhận của trẻ về thế giới xung quanh thông qua ngôn ngữ 
. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã vận dụng đưa vào quà trình chăm sóc 
trẻ trong lớp .ứng dụng vào nhiều hoạt động khác nhau
- Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động học.
- Thông qua giờ nhận biết tập nói.
- Qua giờ thơ, truyện.
- Qua giờ âm nhạc.
- Phát triển vốn từ của trẻ thông qua chơi.
- Qua giờ đón trả trẻ.
- Thông qua các hoạt động khác.(giờ ăn, giờ ngủ,khi cho trẻ dạo chơi tham quan.)
- Kết hợp với phụ huynh
 Sau khi thực hiện có cải tiến hơn so với trước khi chưa thực hiện phương 
pháp lòng ghép qua từng hoạt động , và tôi thấy trẻ nói rất nhiều và rất thích nói 
chuyện ngôn ngữ mạch lạc hơn .Các biện pháp tôi đưa ra để phát triển vốn từ cho 
trẻ qua một năm qua rất hiệu quả ,được hội đồng chuyên môn đánh giá cao và 
khuyến khích cần nhân rộng.
 1.3 Phạm vi áp dụng đề tài
-Đề tài của tôi tập trung nghiên cứu các biện pháp hay tổ chức thực hiện có hiệu 
quả nhằm phát triển vốn từ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong việc phát triển 
vốn từ cho trẻ ở trường mầm non
 2. Phần nội dung
 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì nó ra đời và tồn tại cùng với sự hình 
thành và phát triển của xã hội loài người, ngôn ngữ dùng để phục vụ ,mọi thành 
viên trong xã hội từ việc học tập, lao động đến việc vui chơi giải trí. Có thể nói 
rằng trong bất kì lình vực hoạt động nào của con người cũng cần đến ngôn ngữ.
Ngôn ngữ giúp cho người trao đổi tư tưởng tình cảm, bộc lộ những cảm xúc và xác 
lập những mối quan hệ giữa thành viên này với thành viên khác trong xã hội.Ngôn 
ngữ có thể nói là một thứ công cụ để tổ chức xã hội,để duy trì mối quan hệ giữa 
người với người trong xã hội. Quá trình phát triển ngôn ngữ là quá trình cung cấp 
từ ngữ cho trẻ, góp phần là phong phú ngôn ngữ đẩy mạnh quá trình phát triển trí -Đặc biệt trong lớp có 4 trẻ nằm vào độ tuổi 18-24 tháng nên ngôn ngữ của trẻ còn 
hạn chế rất nhiều so với các trẻ 24-36 tháng.
– Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu 
cũng như trật tự các từ khi nhắc lại câu của người lớn. Vì thế trẻ thường xuyên bỏ 
bớt từ, bớt âm khi nói.
– 85% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức còn hạn chế dẫn đến 
tình trạng trẻ thường dùng từ không chính xác.
– 60% trẻ nói phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh
– Ở lớp nhà trẻ, thời gian chăm sóc trẻ chiếm đa số nên việc giáo viên chú ý phát 
triển vốn từ cho trẻ đôi khi còn gặp nhiều khó khăn.
– Đa số phụ huynh đều bận công việc hoặc có những lý do khách quan nào đó ít có 
thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu 
mà trẻ cần.
+ VD: Trẻ chỉ cần chỉ, cần nhìn vào những gì mình thích thì được đáp ứng ngay 
mà không cần phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin. Đây cũng là một trong những 
nguyên nhân của việc vốn từ của trẻ rất nghèo nàn.
– Đứng trước một số khó khăn như vậy, tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và nghiên cứu tài 
liệu để tìm ra một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ và qua thực tiễn dạy trẻ 
hàng ngày. Đó là lý do tôi chon đề tài “một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 
lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi”
 2.1.3.Điều tra thực trạng
 Để lựa chọn nội dung và biện pháp có hiệu quả , đầu năm tôi dã tiến hành khảo 
sát thực trạng. Qua khảo sát tôi có thể nắm rõ những mặt ưu điểm và hạn chế của 
trẻ. Bên cạnh đó khảo sát trẻ trên lớp khiến tôi và học sinh giao tiếp được với nhau 
và gần gủi nhau hơn hiểu rõ về nhau hơn.
-Kết quả khảo sát vốn từ đầu năm . *Biện Pháp 1. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động học:
Phát triển vốn từ cho trẻ ở trường Mầm Non là công tác giáo dục có kế hoạch, có 
mục đích, có tổ chức và phải mang tính hệ thống nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
như một phương tiện giao tiếp quan trọng vì thế chúng ta phải dạy cho trẻ ở mọi lúc 
mọi nơi, trên những tiết học cụ thể, trong đó phát triển ngôn ngữ, vốn từ phải được 
đặt lên vị trí hàng đầu. 
 *Biện Pháp 2. Thông qua giờ nhận biết tập nói:
Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp từ 
vựng cho trẻ.
Trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng tuồi đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn 
chỉnh, vì vậy trẻ thường nói một từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết học cô 
phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ.
Bên cạnh đó cô cũng phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng , ngắn gọn, trong 
khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói câu cụt lủn hoặc cộc 
lóc.
Ví dụ :
Trong bài nhận biết quả dưa,quả cam, quả đu đủ ” Cô muốn cung cấp từ ” Mắt 
dứa” cho trẻ Cô phải chuẩn bị đầy đủ các loại quả thật, để trẻ sử dụng các giác 
quan: sờ, nhìn, nếm, ngửi, nhằm phát huy được tính tích cực của tư duy, rèn khả 
năng ghi nhớ có chủ đích
Đề giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát, cô cần đưa ra một hệnm 
thống câu hỏi:
+ Đây là quả gì? ( Đây là quả dứa ạ )
+ Quả dứa có màu gì ( Màu vàng )
+ Đây là cái gì của quả dứa (Vỏ dứa )
+ Vỏ dứa như thế nào ?( Vỏ dứa có mắt ạ )
Như vậy nhờ có sự giao tiếp giữa cô và trẻ đã giúp trẻ phát huy được tính tích cực 
của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ, phát triển năng lực quan sát, phát triển các giác 
quan, kích thích lòng ham hiểu biết tìm tòi khám phá về những điều bí ẩn của các 
sự vật xung quanh.Qua đó củng cố, mở rộng vốn hiểu biết, làm giầu vốn từ cho trẻ. mà còn dạy trẻ thể hiện và mô phỏng những động tác tương ứng với nhân vật trong 
bài thơ, câu truyện.Khi trẻ đã biết kể lại truyện cùng với co điều đó chứng tỏ trẻ đã 
biết ghi nhớ cốt truyện và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện, lĩnh hội kinh 
nghiệm tiếp thu kiến thức, biết sử dụng nhiều từ mới thể hiện sự tương ứng mới nội 
dung câu truyện đó. 
 *Biện pháp 4. Qua giờ âm nhạc
Các tiết học âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều với đồ vật ( Trống , lắc, phách tre và 
nhiều vật liệu ) trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp với các loại hoạt động 
( Vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng. Để làm được như vậy đó là nhờ sự 
hiểu biết, nhận thức, vốn từ, kỹ năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trể 
được tích lũy và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc.
Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng những hình ảnh 
đep của bài hát.
Ví dụ :
Hát và vận động bài ” Con voi”
Trẻ biết sử dụng động tác minh họa đơn giản như:
Trông đằng xa kia có con chi to ghê: Trẻ dùng một ngón tay vẫy vẫy
Sao trông giống như xe hơi : Hai tay tạo hình chữ nhật ở trước ngực
Lăn lăn bánh xe đi chơi : Hai tay quay vòng tròn
À thì ra con voi :Dùng tay chỉ kết hợp với vẫy nhẹ
Vậy màđuôi trên đầu: Dùng tay phải đặt giữa đỉnh đầu vẫy nhẹ.
 *Biện pháp 5. Phát triển vốn từ của trẻ thông qua chơi.
Đây có thể coi là một trong những hình thức quan trọng nhất. Bởi giờ chơi có tác 
dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hóa vốn từ cho trẻ. 
Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ 
được chơi thoải mái nhất. Trong quá trình chơi trẻ được sử dụng các loại từ khác 
nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung rất khác nhau.
Ví dụ :
Trò chơi bế em
Búp bê của bạn ăn chưa ? ( Rồi ạ )
Bạn đã cho búp bê ăn lúc nào vậy? ( Vừa ăn xong ) – Trò chơi với các tính từ:
Cô nói tính từ chỉ màu sắc của các sự vật, phẩm chất con người cháu nói danh từ 
phù hợp với các tính từ đó ( hoặc ngược lại )
 – Trò chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật:
Cô nói Trẻ kêu
Con mèo Mèo meo
Con vịt Cạp cạp
Con chó Gâu gâu
– Trò chơi đoán đặc điểm của các con vât:
Cô nói Trẻ nói
Con gà mái Có hai chân
Con chó Có bốn chân
Trong quá trình chơi trẻ được thực hiện nhiều lần, nhiều hành động khác nhau, như 
vậy trẻ phải sử dụng ngôn ngữ để tìm tòi, khám phá cách chơi, luậtchơi.
Cô giáo có vai trò quan trọng thúc đẩy, kích thích trẻ sử dụng ngôn ngữ và phát 
triển lời nói mạch lạc, đúng ngữ pháp của trẻ. 
*Biện pháp 6. Qua giờ đón trả trẻ.
– Cô phải tích cực trò chuyện cùng trẻ và yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ 
ràng. Trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ và phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua trò chuyện với 
trẻ, cô cung cấp, mở rộng ” vốn từ” cho trẻ.
Ví dụ:
Bó con tên gì ? ( Bố con tên là Quốc ạ )

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_von_tu_cho.docx