Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tại Trường Mầm non Ba Trại A

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ có mục đích tự thân. Có ngôn ngữ tư duy của trẻ được phát triển. Đây là hai mặt của một quá trình biện chứng có tác động qua lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau ( Galperin: Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lí trẻ em). Ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát triển, ngược lại tư duy phát triển càng đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi, những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các hoạt động giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc. Ngôn ngữ cần cho tất cả mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển .

Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả sự phát triển đạo đức, chuẩn mực về hành vi văn hóa. Điều gì tốt, điều gì xấu cần phải ứng xử giao tiếp như thế nào cho phù hợp…không chỉ là sự bắt chước máy móc. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ mở rộng giao tiếp. Điều này sẽ giúp trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện kể.

docx 32 trang thuydung 13/08/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tại Trường Mầm non Ba Trại A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tại Trường Mầm non Ba Trại A

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tại Trường Mầm non Ba Trại A
 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
 Tên đề tài : Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ, lứa tuổi 24 – 36 
 tháng.
I. Lý do chọn đề tài 3
1. Cơ sở lí luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 4
3. Lý do về tính cấp thiết. 4
II. Mục đích nghiên cứu. 5
III. Đối tượng nghiên cứu. 5
IV. Phương pháp nghiên cứu 5
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu . 5
B. .NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 6
2.Thực trạng của vấn đề. 6
a. Thuận lợi 6
b. Khó khăn 7
3. Biện pháp thực hiện 8
a. Tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ 8
b. Nghiên cứu tài liệu để hiểu về tâm sinh lí của trẻ 8
c. Các hình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 8
4. Biện pháp thực hiện ( Nêu rõ từng phần) 8
a . Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ 9
b. Biện pháp 2: Nghiên cứu tài liệu để hiểu về tâm sinh lí của trẻ 10
c. Biện pháp 3: Các hình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 10
 • Phát triển ngôn ngữ thông qua các tiết học. 10 A . ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên đề tài : Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận.
 Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu 
của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó.”
 Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của 
con người. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những 
kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu tiên là 
những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích 
cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được 
những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của 
mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh 
nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn.
 Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và 
là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò 
to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có 
hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nhờ có ngôn ngữ mà 
con người có thể hiểu nhau, cùng nhau hành động. Ngôn ngữ chính là một trong 
những phương tiện giúp trẻ trở thành một thành viên của xã hội, phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ không chỉ có mục đích tự thân. Có ngôn ngữ, tư duy của trẻ được phát triển. 
Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát 
triển nhân cách cho trẻ. 
 Không có ngôn ngữ không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, 
nhất là trẻ em, một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc bảo vệ của người lớn. 
Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành 
viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm nhóm nhà 
trẻ 24 – 36 tháng D1 , sĩ số 35 cháu. Đa số cháu đã biết nói, nhưng phát âm chưa rõ 
ràng, một số cháu còn nói ngọng, nói chưa trọn câu
 Trên thực tế tôi được chứng kiến một số trường hợp có trẻ ở nhà độ tuổi nhà 
trẻ gia đình chông, cháu ít được giao tiếp do cha mẹ bận công việc. Nên thấy trẻ 
chưa nói được thì cho là chậm nói, đến 3 tuổi, 4 tuổi vẫn chưa nói được đến lúc đó 
gia đình cho đi khám mới phát hiện trẻ bị câm điếc mà không được can thiệp sớm. 
Kết luận của Bác sĩ nếu cháu được phát hiện sớm thì sẽ khắc phục được.
 Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24- 36 tháng tôi luôn có những suy 
nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Có 
thể đó chỉ là những từ, tiếng đơn giản... nhưng vô cùng quan trọng. Vì thế tôi đã dạy 
các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các 
hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế 
giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn 
đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa 
tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối 
với chương trình GDMN mới hiện nay.
 3. Lý do về tính cấp thiết.
 Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến 
đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ giao tiếp của từng trẻ nhằm khám phá , tìm 
hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để kịp thời có những biện pháp giáo dục và 
nâng cao dần ngôn ngữ cho trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của 
trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm 
trong các từ, giao tiếp không đủ câu cho nên nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ đang 
nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói, trẻ chỉ biết chỉ tay vào những Phương pháp trao đổi với phụ huynh.
 Phương pháp tích cực cho trẻ trải nghiệm
 Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.
 B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề 
 Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ 
Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. 
Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là 
phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành 
những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và 
trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn 
mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải 
thực hiện theo những quy định chung đó.
 Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi 
trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với 
các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ 
nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật, hiện tượng trong cuộc 
sống hàng ngày.
 Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại vốn 
từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những 
sự vật, hiện tượng, hình ảnh. mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho 
trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành ngôn ngữ cho 
trẻ Muốn làm được điều đó người giáo viên phải có ý thức trau dồi ngôn ngữ, tự 
học, tự rèn luyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ 
đúng đắn, thân ái, lịch sự.
 2.Thực trạng của vấn đề.
 * Đặc điểm tình hình lớp .

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx