Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Quang Trung

Ngôn ngữ làm cho những điều trẻ hiểu được cố định lại và trẻ có thể bầy tỏ cho người khác hay cho chính bản thân mình biết. Trẻ lớp tôi cũng vậy, rất tích cực trong các hoạt động nhưng do khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ còn hạn chế nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Sau khi tìm hiểu và áp dụng những biện pháp cụ thể phù hợp lứa tuổi, tôi thấy trẻ dường như được thỏa mãn về ngôn ngữ và kết quả hầu hết những hoạt động đều thành công. Chúng ta cũng biết rằng ngôn ngữ giúp con người phát triển và mang tâm lý người. Đó cũng là đặc điểm nổi bật và sự khác nhau cơ bản giữa con người và những động vật khác. Chúng ta đã từng biết chuyện cậu bé sống cùng với sói, được sói nuôi và kết quả là chỉ biết giao tiếp như loài sói, không mang bản chất tâm lý và giao tiếp của con người mặc dù thân thể là một con người hoàn thiện. Điều đó chứng minh rằng con người chỉ có tiếng nói người khi được giao tiếp trong môi trường của xã hội loài người. Đối với trẻ nhà trẻ, khi mà tốc độ phát triển về mọi mặt rất nhanh và sự phát triển ngôn ngữ cũng mang tính nhảy vọt thì việc giúp trẻ mở rộng vốn từ hiểu nghĩa của câu và sử dụng đúng tiếng Việt là điều vô cùng cần thiết. Bởi vậy tôi rất chú ý đến việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ lớp mình. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi” làm đề tài nghiên cứu.
doc 24 trang thuydung 08/05/2024 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Quang Trung

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Quang Trung
 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi”
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
 PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Kế hoạch nghiên cứu 3
 PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
1. Cơ sở lý luận 4
2. Cơ sở thực tiễn - phân tích thực trạng của đơn vị 5
3. Các biện pháp tiến hành 6
3. 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ 6
24 - 36 tháng 
3.2. Biện pháp 2:Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ 9
cho trẻ 24 -36 tháng
3. 2. 1. Phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua các hoạt động học 9
3. 2. 2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi dân gian, 11
những bài ca dao, đồng dao
3. 2. 3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi 12
3. 2. 4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng 13
ngày 
3.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp nhằm phát triển ngôn 15
ngữ cho trẻ 24 -36 tháng
3.4 Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giúp trẻ 16
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
4. Hiệu quả SKKN 17
 PHÂN III- KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 19
1. Kết luận 19
2. Kiến nghị 19
 2/20 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi”
 " Cái cò đi đón cơn mưa
 Tối tăm mù mịt ai đưa cò về"
 " Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
 Những lời ca ấy đã đưa trẻ vào giấc ngủ thật nhẹ nhàng êm ái, không chỉ 
bởi những câu ca thật gần gũi mà cả giai điệu du dương trầm bổng nó. Để rồi từ 
chỗ trẻ nhận ra lời ca quen thuộc đến việc trẻ bắt trước các âm thanh đó và phát 
ra thành tiếng.
 Kết quả thật đáng mừng, trẻ lớp tôi không những vốn từ được mở rộng, 
khả năng nghe, hiểu lời nói và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp đã tiến bộ rõ rệt. 
Đặc biệt số trẻ nói chậm và ít giao tiếp đã giảm hẳn so với đầu năm. Hầu hết trẻ 
đều mạnh dạn, tự tin và nhanh nhẹn trong giao tiếp. Điều này thể hiện ở biểu đồ 
đánh giá hàng tháng, thể hiện ở sự đanh giá của Ban giám hiệu trong những lần 
dự giờ, thăm lớp. Và quan trọng hơn cả là gây dựng được lòng tin của các bậc 
phụ huynh, sự hài lòng của họ về sự phát triển của con mình khi cho con đến 
trường mầm non học. Có thể nói trẻ lớp tôi đã được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, 
vì vậy kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ được hình thành. Trẻ đã yêu cô, yêu lớp, 
thích đi học để được vui chơi và giao tiếp với các bạn.Vì tất cả những lý do này, 
tôi mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách 
tốt nhất, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo để tìm ra những cách thức 
giảng dạy và qua gần một năm thực hiện tốt đã rút ra được: “Một số biện pháp 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu
 Đề tài này, tôi điều tra và đánh giá thực tế về vốn từ, khả năng giao tiếp 
của trẻ 24 - 36 tháng tuổi từ đó nghiên cứu và đề ra một số biện pháp phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu những vần đề có liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
 - Tìm hiểu thực trạng ngôn ngữ của trẻ ở trường mầm non.
 - Đề xuất một số biện phát trát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 26 tháng tuổi.
4. Đối tướng, phạm vi nghiên cứu
 - Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ 24 - 
36 tháng tuổi.
 - Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 
- 36 tháng tuổi.
 - Địa điểm: tại lớp nhà trẻ do tôi phụ trách.
 2/20 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi”
 II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
 Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ lứa tuổi mầm non đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24 - 
36 tháng tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt 
sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và 
phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong 
giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác ở độ tuổi mẫu giáo: 
làm quen văn học, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình... Mà điều tôi muốn đề 
cập ở đây là để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện 
quan trọng là trẻ tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý 
nghĩa của những từ đó, trẻ biết sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo.
 Nhưng trên thực tế, trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở lớp tôi các cháu dùng từ 
không chính xác, nói ngọng, nói trỏng, không đủ câu, nói câu trọn nghĩa chiếm 
một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc trẻ tiếp cận các môn học khác sau 
này bởi trẻ một phần bị nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết diễn đạt 
sao cho mạch lạc.
 Trong cuộc sống và hoạt động, trẻ thường bắt gặp những sự vật hiện 
tượng lạ lùng đầy hấp dẫn khiến trẻ muốn nói lại điều đầy thích thú và ngạc 
nhiên ấy cho những người xung quanh. Để mong có sự đồng cảm với mình trẻ 
phải tìm cách diễn đạt ý nghĩa của mình sao cho người khác hiểu, điều đó đòi 
hỏi trẻ phải có vốn từ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ cần đặc biệt chú ý đến 
kỹ năng nghe - hiểu và nói. Bởi trẻ là chủ thể của quá trình phát triển ngôn ngữ, 
ngôn ngữ ấy được phát triển thông qua quá trình giao tiếp của trẻ với những 
người xung quanh, với môi trường thiên nhiên và xã hội. Để phát triển ngôn ngữ 
trẻ phải được nghe lời nói, được bắt chước lời nói và được chủ động nói. Như 
nhà tâm lý học Galperin đã nói: “Ngôn ngữ giữ vai tròn quyết định sự phát triển 
của tâm lý trẻ em”. Bởi ngôn ngữ làm cho tư duy phát triển, mặt khác nó không 
chỉ là công vụ cho tư duy phát triển mà ngôn ngữ còn là hiện thực của tư duy. 
Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của trẻ không thể diễn ra được. 
Ngôn ngữ làm cho những điều trẻ hiểu được cố định lại và trẻ có thể bầy tỏ cho 
người khác hay cho chính bản thân mình biết. Trẻ lớp tôi cũng vậy, rất tích cực 
trong các hoạt động nhưng do khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ còn hạn chế 
nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Sau khi tìm hiểu và áp dụng những biện pháp 
cụ thể phù hợp lứa tuổi, tôi thấy trẻ dường như được thoả mãn về ngôn ngữ và 
kết quả hầu hết những hoạt động đều thành công. Chúng ta cũng biết rằng ngôn 
ngữ giúp con người phát triển và mang tâm lý người. Đó cũng là đặc điểm nổi 
bật và sự khác nhau cơ bản giữa con người và những động vật khác. Chúng ta đã 
 4/20 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi”
điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi 
cháu đều có sở thích và cá tính khác nhau.Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ 
chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ khi nhắc lại câu 
của người lớn. Vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. 85% kinh 
nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức còn hạn chết dẫn đến tình trạng 
trẻ thường dùng từ không chính xác. 60% trẻ nói, phát âm sai do ảnh hưởng 
ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻ (nói tiếng địa phương).
 Ở lớp nhà trẻ, thời gian chăm sóc trẻ chiếm đa số nên việc giáo viên chú ý 
phát triển vốn từ cho trẻ đôi khi còn gặp nhiều khó khăn.
 Đa số phụ huynh đều bận công việc hoặc có những lý do khách quan nào 
đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng đầy đủ về 
nhu cầu mà trẻ cần. Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào những gì mình thích thì được 
đáp ứng ngay mà không cần phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép. Đây cũng 
là một trong những nguyên nhân của việc vốn từ của trẻ rất nghèo nàn.Nhận 
thức của một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc dạy trẻ nói đúng, ngược lại 
nựng trẻ dẫn đến phát âm sau.
 Đứng trước một số khó khăn như vậy, tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và nghiên 
cứu tài liệu để tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ và qua thực 
tiễn dạy dỗ trẻ hàng ngày, trong những năm học qua, tôi đã rút ra 1 số kinh no 
sau trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
3. Một số biện pháp thực hiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
3. 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ 24 -36 tháng tuổi.
 Qua việc tìm hiểu đặc điểm vốn từ của trẻ 24 - 36 tháng tuổi tôi có thể 
nắm rõ những mặt ưu điểm và hạn chế của trẻ. Bên cạnh đó khảo sát trẻ trên lớp 
khiên tôi và học sinh của mình có thể hiểu nhau hơn.
 Khảo sát đầu năm ( 22 trẻ)
 Nội dung Đầu năm
 Số lượng Tỉ lệ (%)
 1. Trẻ nói ngọng, trẻ nói tiếng địa phương 5 23
 2. Trẻ ít nói, ngại giao tiếp 3 13
 3. Trẻ chậm nói 1 4
 4. Trẻ chưa nói được 1 4
 Trước hết, trong những ngày đầu năm, tôi tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh 
lý của từng trẻ. Mỗi trẻ ngoài những đặc điểm sinh lý chung của lứa tuổi còn có 
những đặc điểm riêng của bản thân. Có trẻ thì khoẻ mạnh, mọi cơ quan đều phát 
triển bình thường và bộ máy phát âm cũng phát triển bình thường. Nhưng có trẻ 
cơ thể yếu hơn và có những khiếm khuyết ở một vài bộ phận trên cơ thể. Qua 
 6/20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc