Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Cao An
Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24-36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Cao An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Cao An
PHẦN 2: TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó , quý trọng nó.” Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24-36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến. Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau: 2 sáng tạo ra cái mới, đồ dùng phải phong phú, tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh để nâng cao phát triển ngôn ngữ cho trẻ, với những điểm mới đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, luôn kích thích sự hứng thú, tò mò và trẻ tích cực tham gia hoạt động. - Tôi đã áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình chiếu bài dạy trên máy tính rất thu hút trẻ tham gia học tốt. Sử dụng những hình ảnh sinh động đẹp mắt giúp trẻ hứng thú, luôn lấy trẻ làm trung tâm. + Khả năng áp dụng sáng kiến: Với những biện pháp đưa ra ở sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các trẻ em 24-36 tháng tuổi ở khắp mọi nơi vào giờ hoạt động phát triển ngôn ngữ, nhưng tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường và trình độ của giáo viên, nhận thức của từng trẻ mà có cách áp dụng khác nhau. Trong mỗi biện pháp tôi đã trình bày rất chi tiết cách áp dụng sáng kiến giáo viên có thể dễ dàng thực hiện. + Lợi ích của sáng kiến: Áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi” . sẽ mang lại những lợi ích sau: - Giúp cho giáo viên nắm vững nội dung yêu cầu và phương pháp phù hợp với chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới hiện nay. - Nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Giúp giáo viên xác định những kỹ năng vẽ cần dạy trẻ và đưa ra các biện pháp tác động nhằm hoàn thiện và hình thành một số kỹ giao tiếp cho trẻ. - Giúp trẻ phát âm đúng, chuẩn và biết cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp cho phù hợp với từng nơi, từng hoàn cảnh. - Giúp phụ huynh có kiến thức sâu hơn về tầm quan trọng của việc dạy ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ. 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến. Áp dụng sáng kiến của tôi một cách đồng bộ, linh hoạt đã mang lại hiệu quả đáng kể. Giúp giáo viên chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn khi xây dựng 4 PHẦN 3: MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. Ngôn ngữ được xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó mật thiết với lịch sử loài người. Trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc đào tạo các cháu trở thành những con người phát triển về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo. Trong điều kiện hiện nay thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít. Do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnhchưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Chính vì thế mà tôi đã nảy sinh sáng kiến: “ Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật , hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. 6 - Vì các cháu bắt đầu đi học nên còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ. Mỗi cháu lại có những sở thích và cá tính khác nhau. - Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. - 70% trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng chữ x-s, dấu ngã - dấu sắc, dấu hỏi – dấu nặng. - Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của việc dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3.4 Điều tra thực trạng. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ giao tiếp của từng trẻ nhằm khám phá, tìm hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để kịp thời có những biện pháp giáo dục và nâng cao dần ngôn ngữ cho trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp không đủ câu cho nên nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói , trẻ chỉ biết chỉ tay vào những thứ mình cần khi cô hỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn. Qua quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này và tôi nghĩ rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ một cách có hiệu quả nhất để có thể giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. - Đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực tế trên lớp để kiểm tra, đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ với số liệu cụ thể như sau: Số trẻ được khảo sát: 25 cháu. Bảng khảo sát tháng 9/2016 trước khi thực hiện sáng kiến: 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc