Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non

Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới, chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học mà chơi - Chơi mà học” Đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt đức - trí - thể - mỹ. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay trẻ em của chúng ta nói trống không, không đủ câu chọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc tiếp cận với các tác phẩm văn học và các môn học khác bởi vì trẻ một phần nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết diễn đạt làm sao cho mạch lạc do đó phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ hàng đầu phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.

doc 24 trang thuydung 06/07/2024 780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non
 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở
 trường mầm non
 Hiện nay trẻ em của chúng ta nói trống không, không đủ câu chọn nghĩa chiếm 
một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc tiếp cậm với các tác phẩm văn học và 
các môn học khác bởi vì trẻ một phần nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết 
diễn đạt làm sao cho mạch lạc do đó phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ hàng đầu 
phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.
 Đơn vị trường mầm non nơi tôi đang công tác, trường tôi hiện đang tiếp tục thực 
hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm 
đầu tư về trang thiết bị vật chất – đội ngũ giáo viên có nhiều cố gắng học tập nghiên 
cứu tài liệu, tivi, sách báo qua mạng internet để học hỏi kinh nghiệm cho bản thân 
mình. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các môn học, các hoạt động trong 
trường mầm non là một vệc làm vô cùng quan trọng . Trong những năm qua đội ngũ 
giáo viên trường mầm non chúng tôi đã từng bước khẳng định về chuyên môn 
nghiệp vụ của mình, đã đầu tư vào bài dạy, các hoạt động một cách tích cực. Song 
đối với việc thực hiện chương trình nhà trẻ vẫn còn nhiều lúng túng, giáo viên vẫn 
còn xem nhẹ việc tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, giao tiếp để phát triển ngôn 
ngữ. Có đầu tư vào bài dạy, nhưng phương pháp và biện pháp để cho trẻ được tham 
gia vào các hoạt động ngôn ngữ là rất ít, giáo viên dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi còn hạn 
chế, rất ít đưa ra những câu hỏi gợi mở, chưa khai thác được hết những câu hỏi đàm 
thoại, giáo viên đưa ra toàn câu hỏi đóng, trẻ không thể tư duy được dẫn đến trẻ 
lung túng, mất tự tin, trả lời câu hỏi cộc lốc, nói chống không và nói ngọng rất nhều, 
trẻ chưa nói đủ câu, phát âm chưa rõ, vốn từ còn ít chưa phong phú, trẻ chưa mạnh 
dạn tự tin trong giao tiếp.
 Năm học 2023 – 2024, tôi được nhà trường phân công là giáo viên chủ nhiệm lớp 
nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tôi rất băn khoăn không biết làm thế nào để tìm ra những 
bài dạy hay, những câu hỏi gợi mở lôi cuốn trẻ và tìm ra những biện pháp lôi cuốn 
trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để giúp trẻ lớp của tôi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trả lởi 
các câu hỏi của cô to, rõ ràng, phát âm chuẩn, chính xác đúng tiếng việt. Chính vì 
vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng 
tuổi ở trường mầm non”
 3. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 24-
36 tháng tuổi” nhằm mục đích giúp cho trẻ có ngôn ngữ mạnh lạc, nói được đầy đủ 
câu, diễn đạt được suy nghĩ và mong muốn của mình từ đó phát triển tư duy và 
mong muốn của trẻ.
 - Tổng sĩ số của lớp là 24 cháu trong đó có 17 trẻ nam và 7 trẻ nữ. 
 - Đa số trẻ đã biết nói nhưng trẻ phát âm chưa rõ ràng, còn ngọng, một số trẻ nói 
chưa chọn câu, phát âm chưa chuẩn, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
 2/22 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở
 trường mầm non
hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy, trẻ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Ai 
đây? Cái gì đây? Con gì đây? .....Để giải đáp được những thắc mắc hàng ngày của 
trẻ tôi trả lời những câu hỏi của trẻ rõ ràng, ngắn gọn đồng thời cần cung cấp cho trẻ 
thêm hiểu biết về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc. Chính vì 
vậy là người giáo viên Tôi luôn có ý thức trau dồi ngôn ngữ, tự học, tự rèn luyện 
cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ đúng đắn, thân 
ái, lịch sựđể chăm sóc giáo dục trẻ được tố hơn, đó là nhịêm vụ quan trọng hàng 
đầu. Bởi ngôn ngữ là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh 
được dễ dàng và hiệu quả nhất.
 2. Thực trạng vấn đề
 Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò 
quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương 
tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy 
nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay 
từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ giao 
tiếp của từng trẻ nhằm khám phá , tìm hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để kịp 
thời có những biện pháp giáo dục và nâng cao dần ngôn ngữ cho trẻ. Khi tiếp xúc 
với trẻ tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách 
phát âm.Trong quá trình giảng dạy tôi thấy các cháu của mình phát âm chưa chuẩn, 
con nói ngọng rất nhiều khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp không 
đủ câu cho nên nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một 
số trẻ còn hạn chế khi nói, nói bé, không tự tin trong giao tiếp. Đây cũng là một 
trong những nguyên nhân của việc ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn.
 Qua quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này và tôi 
nghĩ rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp phát 
triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ một cách có hiệu quả nhất để có thể giúp trẻ tự tin 
hơn khi giao tiếp với mọi người.Vì vậy, dạy trẻ cách phát âm mọi lúc mọi còn gặp 
nhiều bất cập, bản thân đã qua công tác tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó 
khăn sau:
 a. Thuận lợi
 - Được sự giúp đỡ chỉ đạo sát sao kịp thời của các cấp lãnh đạo: Phòng Giáo 
Dục và Đào Tạo.
 - Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về cơ 
sở vật chất tương đối đầy đủ và lớp tôi trẻ chăm ngoan có nề nếp.
 - Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt 
lên chuyên đề, hội thi đồ dùng đồ chơi, thao giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt 
 4/22 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở
 trường mầm non
 Stt Nội dung khảo Tổng Tốt Khá TB Yếu
 sát số 
 trẻ
 Trẻ chưa nói đủ 
 1 câu, phát âm 3/24=12,5% 4/24= 17% 6/24=25% 10/24=42%
 chưa rõ 
 2 Vốn từ của trẻ 3/24=12,5% 4/24= 17% 6/24=25% 10/24=42%
 24 
 Mạnh dạn, tự 
 trẻ
 3 tin trong giao 2/24= 8,3% 4/24= 17% 7/24=29 % 10/24=42%
 tiếp
 Thân thiện, 
 4 đoàn kết với 5/24=21% 5/24=21% 6/24=25% 7/24=29%
 bạn bè
Qua kết quả khảo sát đầu năm, tôi luôn băn khoăn, lo lắng suy nghĩ trăn trở không 
biết làm thế nào để tìm ra những bài dạy hay, những câu hỏi gợi mở lôi cuốn trẻ và 
tìm ra những biện pháp lôi cuốn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để giúp trẻ lớp của tôi mạnh 
dạn, tự tin trong giao tiếp, trả lởi các câu hỏi của cô to, rõ ràng, phát âm chuẩn, 
chính xác đúng Tiếng Việt. Trước những suy nghĩ như vậy cùng với những kinh 
nghiệm đã có và kinh nghiệm dạy trẻ hàng ngày tôi đã đưa ra một số biện pháp 
nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non .
 4.Các biện pháp thực hiện
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm 
chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, 
giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển 
thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức .Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận 
những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy 
mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát 
triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau:
 4.1.Biện pháp 1: Trò chuyện với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. 
 Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con người 
và sự vật hiện tượng xung quanh để thực hiện điều đó phải thông qua nhiều phương 
tiện khác nhau và được trò chuyện ở mọi lúc, mọi nơi như qua các giờ đón - trả trẻ , 
dạo chơi ngoài trời và sinh hoạt hàng ngày. Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ, tập cho trẻ biết nghe, hiểu và phát âm chính xác các âm của tiếng mẹ đẻ, hướng 
dẫn trẻ biết cách diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu. Vì vậy khi cho trẻ 
tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi tên, đặc điểm của đối 
 6/22

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc