Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi
Ngôn ngữ, giao tiếp và đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức của con người sử dụng chữ viết. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy ký hiệu tượng trưng ở trẻ. Ngôn ngữ là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi
(Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi) I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, nó giúp trẻ được tham gia vào đời sống xã hội, được hoạt động một cách tích cực, ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hóa trẻ, ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy, nhận thức của trẻ. Cần thấy mối quan hệ biện chứng, có tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau phát triển tư duy và ngôn ngữ. Dạy lời nói cho trẻ có mục tiêu kép: Trẻ nắm được tiếng mẹ đẻ và dùng tiếng mẹ đẻ để học tập nhiều nội dung khác trong trường mầm non. Ngôn ngữ còn tham gia vào tất cả các nội dung giáo dục để trẻ được phát triển một cách toàn diện: Giáo dục đạo đức, hành vi văn hóa, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất. Cần ý thức được lứa tuổi mầm non là giai đoạn phát triển ngôn ngữ siêu tốc từ đó hiểu được nhiệm vụ dạy nói cho trẻ của giáo viên mầm non là cực kì quan trọng để biến thành hành động cụ thể tác động tích cực vào việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Ngôn ngữ, giao tiếp và đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức của con người sử dụng chữ viết. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy ký hiệu tượng trưng ở trẻ. Ngôn ngữ là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ. Đối với trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi qua quan sát những giờ hoạt động học và giờ hoạt động vui chơi, tôi thấy các cháu rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, cách 1/19 (Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi) Trẻ đi học không đều, nhất là những ngày mưa gió, hay giá rét. Đa số phụ huynh bận công việc hoặc một lý do khách quan nào đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng đầy đủ nhu cầu mà trẻ cần. Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng, đồ vật nào là được đáp ứng ngay mà không cần dùng lời để nói lên nhu cầu hoặc xin phép. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ. 2. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 9 năm 2018 đến hết tháng 3 năm 2019. 3. Đối tượng nghiên cứu - Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. 4. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng - Tôi thực hiện đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi” tại lớp D4 và đã thu được kết quả cao. 5. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những tiêu chí sau: Kết quả khảo sát đầu năm Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ STT Nội dung Đạt % đạt % 1 Trẻ nói được 5 – 7 từ 4 trẻ 13,8 25 86,2 2 Trẻ nói được 3 – 5 từ 9 31 21 69 3 Trẻ nói không ngọng 8 27,6 21 72,4 4 Trẻ chưa nói được 23 79,3 6 20,7 3/19 (Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi) Ví dụ: Từ đầu đến chân, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải... Trẻ tuổi nhà trẻ chưa có khả năng lựa chọn nội dung diễn đạt vì vậy cần phải hướng dẫn để giúp trẻ. *Lựa chọn từ: Sau khi đã lựa chọn nội dung trẻ cần lựa chọn từ để diễn tả chính xác nội dung mình cần thông báo. Chọn từ giúp cho lời nói của trẻ rõ ràng, chính xác và mang sắc thái biểu cảm. Việc lựa chọn từ được đặt ra ở 2 mức độ. Sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, một nội dung nào đó để giúp người nghe hiểu được. Đây là sự sản xuất toàn bộ nội dung thông báo một cách có logic. Để diễn tả một ý, một nội dung ngắn gọn nào đó thì việc sắp xếp cấu trúc lời nói là đơn giản đối với trẻ. Nhưng nếu yêu cầu trẻ kể lại truyện hay tự sáng tác miêu tả những hiện tượng, sự kiện xảy ra trong đời sống thì trẻ gặp khó khăn cần phải luyện tập dần dần. * Diễn đạt nội dung nói Khi trẻ diễn đạt phải ngưng nghỉ ngắt giọng đúng, để giọng nói của trẻ không ê a, ậm ừ. Luyện cho trẻ tác phong khi nói thoải mái, tự nhiên, khi nói nhìn vào mặt người nói. * Kết quả: Qua nghiên cứu tài liệu tôi đã hiểu và áp dụng được rất nhiều biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ lớp tôi. 2. Biện pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. * Đặc điểm phát âm: - Trẻ phát âm được các âm khác nhau, phát âm được các âm của lời nói. Tuy vậy nhưng vẫn còn nhiều âm ê, a, ậm ừ... - Trẻ phát âm sai nhiều những âm thanh khó hoặc những từ có 2 – 3 âm tiết như: Lựu – lịu, hươu - hiu, mướp – mớp, rắn – dắn...Tuy nhiên lỗi sai đã ít hơn. * Đặc điểm vốn từ: - Vốn từ của trẻ còn rất ít. Danh từ và động từ ở trẻ chiếm ưu thế.Tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng được đôi chút. - Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tên gọi các đồ vật, con vật, hành động gần gũi như: Con mèo, con chó, cái cốc, cái thìa, ăn, ngủ, đi... 5/19 (Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi) Đơn vị ngôn ngữ để giao tiếp không phải là một câu mà là một ngôn bản. Vì thế sự mạch lạc của lời nói rất cần thiết. Nó được phát triển ngay từ khi trẻ bắt đầu học nói. Dạy lời nói mạch lạc có hai dạng là đối thoại và độc thoại. Thực chất là rèn luyện khả năng tư duy ngôn ngữ và sử dụng lời nói để giao tiếp. Sự mạch lạc của ngôn ngữ chính là sự mạch lạc của từ duy. Hình thức quan trọng của lời nói mạch lạc là kể chuyện. Trong trường mầm non có nhiều hình thức như kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo đồ chơi, kể lại chuyện, kể chuyện theo tác phẩm văn học. Nghe nhắc lại các âm, tiếng và các câu nhằm phong phú vốn từ cho trẻ. Giáo viên cần nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ nhiều, nhớ và vận dụng từ để đặt câu. Để đẩy mạnh sự phát triển khả năng vận động của cơ quan phát âm cần tập cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp. Ví dụ: Con có cái ca, cô cắt quả cà, con cầm cái ca, cùng cười ha ha. Cố con ba ba, đội nhà đi trốn, bì bà bì bõm, bé bắt ba ba. Bà bảo bé, bé búp bê, bé bồng, bé bé, búp bê ngoan nào. Có những trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ: Ví dụ: Trò chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật, đố ai nhanh, đố ai nói giỏi. Vẫn xuyên suốt hai nhiệm vụ ở trên nhưng tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ cho trẻ qua các bài thơ, đồng dao, đặc biệt là những câu chuyện kể đầy lôi cuốn và hấp dẫn. Gợi ý cho trẻ sử dụng những loại câu đơn giản, đủ nghĩa. Tôi xây dựng những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc. Ví dụ: Cô nói “Bà biến thành chim vì...”, trẻ nói: “Tích Chu ham chơi không lấy nước cho bà...” Cô lưu ý thay đổi các mẫu câu khác nhau tùy theo lứa tuổi, cho trẻ chơi từ dễ đến khó, các mẫu câu phức tạp dần lên hoặc ‘đặt câu với từ”, “kể nốt chuyện, kể chuyện”...để củng cố kĩ năng nói đúng ngữ pháp, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Một khi đã có một số lượng vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin kể chuyện, đóng kịch...một cách hứng thú và tự tin nhất. 3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm. Trang trí lớp học, các góc chơi, làm đồ dùng đồ chơi phong phú, bắt mắt, hấp dẫn trẻ. 7/19
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx