Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng trong Trường Mầm non Trung Mầu

Trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người xung quanh và ngôn ngữ chính là phương tiện cho việc dạy và học. Đối với trẻ mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy trẻ thu được các kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ cụ thể trẻ nhà trẻ thì nhận thức và ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói được câu 2-3 từ, có trẻ thì đã nói được câu 4-6 từ, có trẻ nói chưa trọn vẹn được câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản… Chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm cần thiết. Đối với trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng nghe, hiểu, nói của trẻ. Để phát triển các khả năng này thì việc dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, tập nói, trò chuyện, giao tiếp với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính là việc làm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
docx 25 trang thuydung 08/05/2024 1470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng trong Trường Mầm non Trung Mầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng trong Trường Mầm non Trung Mầu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng trong Trường Mầm non Trung Mầu
 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
1. Cơ sở lý luận 4
2. Thực trạng 4
2.1. Thuận lợi 4
2.2. Khó khăn 4
2.3. Xuất phát từ trực trạng trên tôi đã khảo sát trên học sinh 5
3. Các biện pháp. 5
3.1.Biện pháp 1: Giáo viên cần hiểu tâm sinh lý, đặc điểm ngôn 5
ngữ của trẻ 24 – 36 tháng.
3.2 Biện pháp2. Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ 6
theo từng tháng xuyên suốt 1 năm học:
3.3. Biện pháp 3: Tạo môi trường ngôn ngữ trong lớp học 7
3.4.Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động Làm 8
quan văn học, nhận biết tập nói.
3.4.1. Thông qua giờ nhận biết tập nói 8
3.4.2. Qua giờ thơ, truyện 10
3.4 Biện pháp5. Phối hợp với phụ huynh 14
4. Kết quả 15
4.1. Đối với giáo viên: 15
4.2. Đối với trẻ: Bảng khảo sát 15
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 16
1. Kết luận 16
2. Bài học kinh nghiệm : 16
3. Kiến nghị 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
HÌNH ẢNH MINH CHỨNG CHO SÁNG KIẾN
 1/18 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non
 - Làm phong phú vốn từ cho trẻ.
 - Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu trong phạm vi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng
4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ.
 - Phương pháp quan sát các hoạt động dạy và học.
 - Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.
5. Phạm vi nghiên cứu 
 - Trong phạm vi đề tài tôi xin đề cập đến vấn đề: “Một số biện pháp để 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng” Áp dụng với lớp mẫu nhà trẻ D1 
trường Mầm non Trung Mầu – Huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội 
 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2020 – tháng 3 /2021 .
 3/18 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non
 - Đồ chơi tự tạo của trẻ chưa nhiều, chưa được đa dạng và phong phú còn 
hạn chế để trẻ hoạt động. 
 - Cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn: lớp học nhỏ khó 
khăn trong việc chăm sóc giáo dục cho trẻ.
 - Lớp có nhiều trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động 
ngôn ngữ còn hạn chế cộng với sự giao tiếp với xung quanh còn ít nên việc đưa 
trẻ vào làm quen với các môn học đặc biệt là giờ phát triển ngôn ngữ còn gặp 
nhiều khó khăn.
 - Phụ huynh còn cho con xem ti vi. IPad nhiều.
2.3. Xuất phát từ trực trạng trên tôi đã khảo sát trên học sinh
 Nội dung Đầu năm ( 25 cháu )
 Đạt Chưa đạt
 1. Trẻ nói ngọng, trẻ nói tiếng địa phương 17/25 = 68% 8/25= 32%
 2. Trẻ ít nói, ngại giao tiếp 18/25 =72% 7/25 =28%
 3. Trẻ chậm nói 24/25 =96 1/25 =4%
 4. Trẻ nói đủ câu, rõ ràng. 18/25 =72 7/25 =28%
 5. Trẻ mạnh dạn, tự tin 22/25 =88 3/25 =12%
3. Các biện pháp.
3.1.Biện pháp 1: Giáo viên cần hiểu tâm sinh lý, đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 
24 – 36 tháng.
 Ở giai đoạn này, trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn 
ngữ đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, việc tích luỹ 
các biểu tượng do hoạt động với đồ vật mang lại có ý nghĩa lớn đối với sự phát 
triển ngôn ngữ của trẻ. Các biểu tượng đó tạo cơ sở để lĩnh hội nghĩa của các từ 
và liên kết chúng với hình ảnh của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Ngôn ngữ 
của trẻ phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo của người lớn. Để kích thích trẻ nói 
người lớn cần đòi hỏi trẻ phải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói.
 Trẻ ở lứa tuổi 24/36 tháng tuổi còn nhỏ rất hiếu động, thích tìm tòi, khám 
phá mọi thứ xung quanh.Trẻ thường có những thắc mắc trước những đồ vật, 
hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy, trẻ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi như: 
Ai đây? Cái gì đây? Con gì đây? 
 Ngôn ngữ của trẻ phát triển theo hai hướng chính: Hoàn thiện sự thông 
hiểu lời nói của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực riêng của đứa trẻ.
 Trong khi hoạt động với đồ vật, trẻ thường gặp những tình huống cụ thể 
trong đó các đồ vật và các hành động với đồ vật chưa thể tách rời nhau. Vì vậy 
 5/18 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non
 Bà bảo bé, bé bế búp bê, bé bồng, bé bế, búp bê ngoan nào.
 Cô tổ chức những trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ:
VD: Trò chơi “ Bắt chước tiếng kêu của các con vật” “ Ai nhanh hơn” “ Thi xem 
ai giỏi hơn”
3.2.3 Tháng 1, 2: Vẫn xuyên suốt 2 nhiệm vụ trên nhưng đào sâu vấn đề luyện 
trí nhớ cho trẻ 
 Qua cái bài thơ, đồng dao, bài đồng dao được phổ nhạc như bài: “Con 
kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt, leo vào leo ra” ...., đặc biệt là những câu 
chuyện kể đầy hấp dẫn và lôi cuốn. Gợi ý cho trẻ sử dụng những loại câu đơn 
giản đủ nghĩa.
3.2.4. Tháng 3, 4, 5: Xây dựng những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói 
mạch lạc.
 VD: Trẻ nói theo mẫu câu của 1 câu truyện nào đó:< Chiếp chiếp cứu tôi 
với. con xin lỗi mẹ >. cho trẻ chơi từ dễ đến khó, các mẫu câu phức tạp dần 
lên. Để củng cố kĩ năng nói đúng ngữ pháp, pháp triển trí tưởng tượng, sáng tạo 
của trẻ.
Một khi đã có một số lượng vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin giao tiếp với mọi 
người một cách hứng thú hơn.
(Minh chứng: Kế hoạch giáo dục trẻ từ tháng 9,10,11,12,1,2,3,4,5)
3.3. Biện pháp 3: Tạo môi trường ngôn ngữ trong lớp học
 Môi trường lớp có tác động lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm 
non đặc biệt là trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng. Chính vì vây, ngay từ khi nhận 
lớp tôi cùng các đồng nghiệp của lớp đã chú trọng đến việc tạo một trường đảm 
bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ. Ở đây trẻ có cơ hội thường xuyên được giao 
tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô giáo. 
 Khi xây dựng môi trường lớp học tôi đặc biệt quan tâm đến việc phân bố 
các góc chơi, cách sắp xếp các đồ chơi tại góc chơi, tiêu đề góc chơi, màu sắc 
của các góc sao cho kích thích hứng thú, tích cực trải nghiệm ở trẻ. 
 Ví dụ với góc “ Sách truyện” tôi quan tâm việc lựa chọn các cuốn truyện 
bìa cứng, hình ảnh to, màu sắc đẹp.. nhằm kích thích thị giác ở trẻ. Ngoài ra, 
tôi tạo ra nhiều góc mở phù hợp với từng góc chơi, từng chủ đề không chỉ là để 
cho đẹp mà còn để cho trẻ chơi, trẻ học. Thông qua hoạt động này, trẻ được cô 
giáo hướng dẫn, trò chuyện, trao đổi giúp kĩ năng nghe hiểu, nói của trẻ phát 
triển tốt hơn.
 Ví dụ: Khi cho trẻ chơi tại góc” Bé chơi hình màu” với nội dung gắn hoa, 
quả cho cây. Bé sẽ được nói “ Quả màu cam, hoa màu vàng, cây hoa, cây ăn 
quả..) từ đó làm giàu vốn từ cho trẻ. 
 7/18 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non
II. Chuẩn bị:
 - Đồ dùng của cô: Con gà trống, con gà mái.
 - Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng, tâm lí thoải mái
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định - Gây hứng thú
Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Nghe tiếng kêu đoán tên con vật” - Trẻ chơi
2. Phương pháp hình thức tổ chức:
* Nhận biết, tập nói “ Con gà”
- Cô xuất hiện con gà trống
+ Đây là con gì? - Trẻ trả lời.
- Cô cho trẻ nói tên: Con gà . - Trẻ nói
- Đây là con gà trống đấy các con ạ, thế con gà 
trống có những phần gì nào? (Cô kết hợp đàm thoại và giới 
thiệu)
- Đây là đầu, mình, đuôi và chân - Trẻ trả lời
- Nhìn xem trên đầu gà trống có gì nữa? - Trẻ nói
- Đây là mào gà, con nói đi: “ Mào gà” - Trẻ trả lời
- Thế mào gà màu gì?
- Bạn gà đang làm gì?( Cô cùng trẻ cho gà ăn thóc) - Trẻ trả lời
- Gà gà mổ thóc bằng gì?
- Mỏ gà nhọn để mổ thóc - Trẻ trả lời
- Đây là gì?
- Chân gà có móng nhọn để bới đất tìm giun. Các bạn 
nói đi “ Chân gà có cựa” - Trẻ trả lời
- Gà trống gáy sao vậy con? - Trẻ nói
Các con biết không, gà gáy vào buổi sáng để 
đánh thức mọi người dậy - Trẻ trả lời
- Gà trống đẻ được không?
Cô chốt: Gà trống Gáy ò ó o o, không đẻ trứng, thích 
ăn thóc, chân có cựa, gà trống có mào đỏ. - Trẻ trả lời
- Các con vừa quan sát con gì? - Trẻ trả lời
- Ở nhà các con có nuôi gà không? - Trẻ trả lời
- Các con phải đối với gà nuôi như thế nào?
* Mở rộng: trong gia đình các con ngoài nuôi gà còn - Trẻ nghe
nuôi nhiều các con vật khác như: chó, lợn, mèo, vịt, 
 9/18

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx