Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện
Qua một thời gian thực hiện một số biện pháp về phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng D2 đến nay, trẻ đã mở rộng thêm được nhiều vốn từ, trẻ nghe và hiểu được nội dung câu hỏi của cô, biết trả lời các câu hỏi đơn giản: Trẻ đã biết dùng câu có 4-5 từ để diễn tả hành động, nói lên nhu cầu của bản thân với người khác như: “Cô ơi! Bạn Nam khóc, tất con bị ướt rồi, Cô ơi! Con muốn uống nước”. Trẻ biết sắp xếp các từ thành câu hỏi, câu nói đầy đủ “Cô ơi con uống sữa”, “Bạn Hoàng khóc nhè”, “Đây là dép của ai?”, “ Cô đang làm gì đấy?”. Trẻ phát âm chuẩn, chính xác tên các nhân vật, hiện tượng “Con thỏ, quả cam, trời mưa, bông hoa, con chó, con gà”. Về nhà trẻ đọc thơ, hát, kể chuyện ở lớp cho ông bà, bố mẹ nghe vì vậy các bậc phụ huynh rất vui và yên tâm hơn khi gửi con đến lớp. Từ đó các bậc phụ huynh càng quan tâm hơn đến việc học tập của các cháu và biết được tầm quan trọng của bậc học mầm non.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện
- Khi trẻ được nhìn, cầm trên tay trẻ rất thích thú, trẻ sẽ dễ sdàng nói tên và biết đặc điểm của cây táo. Ngoài tranh truyện do nhà trường cấp phát tôi còn làm rối tay, rối rẹt để dạy trẻ. Ví dụ: Để làm mô hình ngôi nhà sao cho gần gũi với cảnh nông thôn Việt Nam tôi dùng tre để làm thân nhà và dùng rơm để làm mái nhà đó là những nguyên liệu dễ tìm mà lại còn gần gũi với trẻ. Hay những con rối bằng vải vụn. Trước kia có một số đồng nghiệp cho rằng hoạt động kể truyện thì không cần có đồ dùng như các tiết học khác mà chỉ làm đồ dùng cho cô nên trẻ hay nhàm chán. Đối với lứa tuổi nhà trẻ các nhân vật trong truyện đều là các con vật gần gũi. Những con vật nhỏ nhắn xinh xắn luôn là những người bạn đáng yêu của trẻ, hiểu được tâm lý này của trẻ nên khi kể truyện tôi đã làm đồ dùng cho trẻ như mũ các nhân vật gà con, vịt con, thỏ con để trẻ được cầm, đội và bắt chước nhân vật trong truyện. Việc làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động kể truyện đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng sáng tạo của trẻ trong giờ học, khi trẻ có hứng thú với các hoạt động trẻ sẽ mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình, điều đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động. 3. Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học: Các nhân vật trong trruyện thì luôn vận động và thay đổi vị trí nhưng nếu ta chỉ dạy bằng tranh thì trẻ khó có thể tưởng tượng và hiểu được những hành động của nhân vật. Vì vậy tôi kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào làm và tìm tòi các hiệu ứng hình ảnh, slides để tạo hứng thú, kích thích trẻ tập nói để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thường xuyên truy cập vào các trang web như: Giáo dục mầm non.vn, giáo án điện tử. com, you tobe. Com, suối nguồn yêu thương.net, học viện IQ để tìm các tài liệu, video có nội dung phù hợp với nội dung bài dạy sau đó sử dụng máy tính, ti vi vào dạy trẻ. 4. Lựa chọn câu hỏi đàm thoại và nội dung tích hợp: Hoặc xây dựng khung cảnh truyện ngay trong lớp học. Cô giáo là người dẫn truyện còn trẻ đóng vai, bắt chước các nhân vật trong truyện và kể cùng cô. Trẻ khi được bắt chước các nhân vật sẽ rất thích thú và chú ý vào mọi hoạt động qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ và sự hiểu biết của mình về các hiện tượng xung quanh. Trẻ biết nói đủ câu và trả lời cô rõ ràng mạch lạc. 6. Chú ý đến trẻ cá biệt và chậm phát triển: Bên cạnh việc thay đổi hình thức tổ chức thì vấn đề cô giáo phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi và quan trọng hơn là phải nắm rõ đặc điểm riêng của từng trẻ nhằm tìm ra các biện pháp bồi dưỡng cho trẻ theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi hợp lý: + Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ mạnh dạn, tự tin và nhanh nhẹn. + Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình. + Trẻ hiếu động, cá biệt, hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, trẻ hay khóc ngồi cạnh cô giáo, để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn. Việc phân nhóm này rất có hiệu quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tôi lấy ví dụ thực tế đã trải qua: Theo sự sắp xếp chỗ ngồi trên, khi tôi mời một cháu khá trả lời câu hỏi thì cháu trung bình ngồi cạnh bên bạn có thể nghe được câu trả lời của bạn và khi được cô mời lên trả lời lại thì cháu sẽ trả lời được và với sự động viên khen thưởng của cô sẽ tạo cho trẻ hứng thú học và trẻ đó sẽ dần dần tiến bộ lên làm cho nề nếp học tập của trẻ ngày càng ổn định. II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong quá trình thực hiện một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng được sự chỉ đạo chặt chẽ, sự giúp đỡ tận tình chu đáo của Ban giám hiệu nhà trường cùng tinh thần, trách nhiệm của mình và sự ủng hộ của phụ huynh tôi đã thu được một số kết quả sau: Với bước đầu đạt được kết quả như trên tôi luôn cố gắng giữ gìn và phát huy những thành tích đã đạt được và tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm học 2019 - 2020 của nhà trường mà trọng tâm là chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” của ngành phát động./. Xin trân trọng cảm ơn!
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx