Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Chu Minh

Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa của nhận thức. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất hữu hiệu nhất, con người không thể trở thành con người nếu không thông qua giao tiếp với mọi người xung quanh.

Trẻ em không phải sinh ra, lớn lên rồi tự nhiên mà nói được. Muốn sử dụng được ngôn ngữ trẻ phải trải qua một quá trình giao tiếp khá phức tạp với môi trường xung quanh trong một môi trường ngôn ngữ nào đó. Vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ giáo dục quan trọng cho trẻ lứa tuổi mầm non và đặc biệt quan trọng đối với trẻ 24 - 36 tháng, vì đây là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ của trẻ. Nếu cô giáo và người lớn không dạy trẻ một cách có khoa học thì sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến học tập, đến sự lĩnh hội kinh nghiệm sau này.Ngôn ngữ của trẻ càng phát triển phong phú thì tư duy của trẻ càng phát triển nhạy cảm.

Giáo dục ngôn ngữ là một trong những nội dung quan trọng nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, trước hết lời nói phải đi đôi với hành, nếu làm được mà không nói được, thì cũng không diễn đạt được trí tuệ và cảm xúc mong muốn của mình để người khác hiểu, thì trí tuệ đó không phát triển được.

doc 16 trang thuydung 11/08/2024 930
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Chu Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Chu Minh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Chu Minh
 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhóm 24- 36 tháng
 người phát triển về mọi mặt: Đức – Trí – Thể – Mỹ và hình thành những cơ sở 
 nhân cách con người. 
 Với vai trò là một giáo viên dạy trẻ ở lứa tuổi 24 – 36 tháng tôi thấy 
 mình có trách nhiệm rất quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vì 
 thời gian trẻ hoạt động ở lớp nhiều hơn thời gian ở nhà. Là một người làm 
 công tác giáo dục, bản thân thấy rõ được tầm quan trọng cũng như yêu cầu 
 của vấn đề nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một số biện pháp phát triển 
 ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng” làm đề tài sang kiến kinh nghiệm cho năm 
 học 2020- 2021 tại trường mầm non Chu Minh.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhận thấy tầm quan trọng của môn học, ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ 
 nói đến sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ , tôi đưa ra và đề 
 xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường 
 Mầm non trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động 
 trong ngày ở lớp.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 “ Một số phương pháp và biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 
 tháng. 
4. Đối tượng khảo sát , thực nghiện:
 - Trẻ 24- 36 tháng. Trường mầm non Chu Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. 
 - Tìm tài liệu 
 - Phân tích tổng quát hóa cơ sở lý luận 
 - phương pháp thực nghiện ( khảo sát)
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp tuyên truyền.
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 - Đề tài thực hiện và áp dụng tại lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi D1, trường 
 mầm non Chu Minh - Ba Vì- Hà Nội.
 - Số trẻ nghiên cứu là 28 trẻ.
 - Thời gian thực hiện: từ tháng 9/2020 đến tháng 5/2021.
 2/13 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhóm 24- 36 tháng
 được sự ủng hộ của trẻ. Bản thân luôn ý thức được trách nhiệm và nhiệm vụ 
 của một cô giáo Mầm non.
 * Khó khăn:
 - Bên cạnh những thuận lợi khi thực hiện đề tài này tôi cũng gặp không ít 
 những khó khăn:
 - Về giáo viên: còn nhiều giáo viên nói tiếng địa phương, hay ngọng ở 
 các âm l,n, x,s d,r.nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự giao tiếp với trẻ.
 - Lớp tôi chỉ có 5% phụ huynh là cán bộ giáo viên, còn lại 95% phụ 
 huynh làm sản xuất nông nghiệp và chủ yếu đi làm xa. Do nhận thức của 
 nhiều phụ huynh về hoạt động giáo dục cho con ở độ tuổi mầm non còn hạn 
 chế, vì vậy còn nhiều phụ huynh chưa quan tâm phối hợp.
 - Về trẻ: Một số trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm phát 
 triển ngôn ngữ, trẻ còn nhút nhát trong giao tiếp, kỹ năng của trẻ còn kém.
 2.2. Số liệu điều tra:
 Số trẻ được khảo sát là 28 trẻ: 
 - Trước khi thực hiện đề tài này, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát 
 100% trẻ. Đánh giá theo lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trẻ nhà trẻ:
 Số lượng học Số trẻ phát âm Số trẻ nói ngọng Số trẻ phát âm 
 sinh chưa rõ chuẩn
 28 14/28 10/28 6/28
 % 50 35,7 21,4
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, ứng dụng đề tài vào giảng dạy tôi đã 
đưa ra được một số biện pháp để khắc phục những hạn chế như sau:
3.Những biện pháp thực hiện.
 3.1. Tạo niềm tin và sự gần gũi giữa cô và trẻ.
 3.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các hoạt động học.
 3.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
 3.4.Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh. 
4. Biện pháp thực hiện( Biện pháp từng phần):
 4.1. Tạo niềm tin và sự gần gũi giữa cô và trẻ:
 Do đặc điểm của trẻ mới đến lớp lần đâu tiên còn lạ cô, lạ bạn, quấy 
 khóc nhiều, mọi cố gắng của cô để dỗ trẻ ngoan cũng đã khó thì việc dạy của 
 cô và việc học của trẻ lại càng khó hơn. Chính vì vậy tôi nhận thấy, nhiệm vụ 
 đầu tiên của người giáo viên mầm non đối với trẻ mới đến lớp đó là phải tạo 
 được niềm tin cho trẻ để trẻ thấy an tâm và cảm nhận được trường học là ngôi 
 nhà thứ 2 của trẻ và cô giáo cũng yêu quí mình như mẹ của mình. Muốn làm 
 được điều này cô giáo phải thực sự gần gũi với trẻ để lắm được đặc điểm tâm 
 4/13 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhóm 24- 36 tháng
 + Trong truyện có những ai?
 + Ai đang dạo chơi trong rừng?
 + Các con ơi bác gấu đang dạo chơi trong rừng thì bỗng trời như thế nào?
 + Bác gấu bị làm sao?
 - Các con ơi lúc này cáo có mở cửa cho bác gấu vào nhà k?
 -Tôi đặt câu hỏi cho trẻ trả lời sau đó tôi trích dẫn lại, tôi dựa vào khả năng 
của trẻ để đặt câu hỏi mở: VD: Tôi hỏi trẻ nếu là con con sẽ làm gì? (Con mở 
cửa cho Bác Gấu ạ!) để cho trẻ tự phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. 
 - Vậy cáo đã nói như thế nào với bác gấu?
 - Khi cáo không cho bác Gấu vào nhà thì bác gấu đã đi đến nhà ai? Bạn 
Thỏ ạ
 - Thỏ có mở cửa cho bác Gấu không?
 - Thỏ đã làm gì cho bác gấu sưởi?
 - Bác gấu đã khen thỏ như thế nào?
 - Trong câu truyện các con thích nhân vật nào? Vì sao?
 => Giáo dục: Các con ơi chúng mình sẽ học tập như bạn thỏ nhé! Biết yêu 
thương, chia sẻ và giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
 *Hoạt động 2: VĐ chuyển tiếp: Cho trẻ làm những chú thỏ đáng yêu vận 
động theo bài hát “ Trời nắng trời mưa”
 *Hoạt động 3: Cô đóng kịch cho trẻ xem 
 VD: Đề tài Nhận biết “ Củ cà rốt, củ su hào” Ở loại hoạt động này tôi 
 vẫn tuân thủ theo các bước như ổn định tổ chức, giới thiệu chủ đề gây hứng 
 thú, cho trẻ quan sát, đàm thoại gọi tên và đặc điểm của củ cà rốt, so sánh, ôn 
 luyện củng cố bằng trò chơi, và nội dung kết hợp NDKH. Nhưng khi cho trẻ 
 quan sát và đàm thoại về củ cà rốt tôi hỏi trẻ: Đây là củ gì nhỉ?( Củ cà rốt ạ! ) 
 Đúng rồi, đây là củ cà rốt! Các con cùng nói “Củ cà rốt” nào! Cả lớp gọi tên, 
 nhiều cá nhân trẻ gọi tên.
 - Cô hỏi trẻ về các đặc điểm của củ cà rốt 
 Tôi mở hình ảnh phần lá của củ cà rốt rồi hỏi: 
 Các con ơi! Đây là phần nào của củ cà rốt? (Phần lá... ạ!) Lá có màu gì 
 đây? ( Cô chỉ vào cái lá ) Cái lá ạ! Lá có màu gì ? “Cái lá màu xanh ạ!” ( cô 
 gọi nhóm, cá nhân trả lời ).
 - Con gì hay ăn củ cà rốt nhỉ? Con thỏ ạ! ( Cô mời nhiều trẻ gọi ). Con 
 thỏ có bộ lông màu trắng đấy các con có biết chơi trò chơi trời nắng trời mưa 
 làm các bạn thỏ không? (trẻ cùng nhau hát và làm chú thỏ nhảy múa trời 
 nắng trời nắng thỏ đi tắm nắng.
 - Các phần thân, của củ cà rốt có màu cam, ... mọc ở dưới mặt đất đấy!
 6/13 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhóm 24- 36 tháng
như tập thể dục buổi sáng trẻ vừa nói vừa tập lưu loát hơn theo các mức độ từ 
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 
 Và kịp thời chỉnh sửa các lỗi dùng từ hoặc phong cách không hợp lý. 
Mới đầu tôi hướng dẫn trẻ “Tự giới thiệu về mình, về gia đình mình”... Sau đó 
tôi dạy trẻ sử dụng các ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày như: cảm ơn, xin lỗi, 
chào cô, các bạn, người lớn tuổi..., tập cho trẻ thành phản xạ nói tự nhiên. Và 
từ đó trẻ có thể thể hiện bản thân như: hát, đọc thơ những bài cô đã dạy.... Qua 
những cách tập nói đó tôi thấy các cháu mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp 
giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ.
* Ở hoạt động chơi tập.
 VD: Khi cho trẻ chơi ở các góc như góc chơi với búp bê, trẻ chơi nấu 
cháo và cho em búp bê ăn.
 Trẻ về góc chơi, cô đến gần và đóng vai chơi cùng trẻ:
 “Hôm nay, con sẽ chơi gì với em búp bê nào?” Con nấu cháo cho em ạ! 
 Con định nấu cháo gì cho em ăn bữa trưa nay nào? Cháo sườn ạ
 Cứ như vậy vừa trò chuỵên vừa gợi mở cho trẻ thêm ý tưởng chơi( tùy 
vào vốn kỹ năng chơi, ngôn ngữ của trẻ)
 Nếu kỹ năng chơi của trẻ còn hạn chế cô làm mẫu và nói cho trẻ dễ bắt 
chước 
 Khi cô hỏi nếu trẻ trả lời nói ngọng, nói không đủ câu hoặc chưa đúng thì 
tôi sẽ sửa ngọng cho trẻ, gợi ý câu trả lời và dạy trẻ nói đủ câu. 
 * Trong giờ vệ sinh cá nhân cho trẻ ( rửa mặt, rửa tay).
 - Mỗi lần rửa mặt cho trẻ tôi thường nói chuyện với trẻ: Bạn Thu Anh ơi! 
Lên cô Thúy rửa mặt cho con thật xinh nào, con có thích không? Hoặc các con 
xem cô Thúy đang làm gì cho bạn đây? Các con thấy bạn đã sạch sẽ và xinh 
hơn chưa? Chúng mình có thích không? 
 - Khi rửa tay tôi nói: Bạn Bảo Lâm ơi cô Thúy sẽ rửa tay sạch đẹp cho 
con nhé! Thế ở nhà ai rửa tay sạch cho con?... Trước khi ăn các con phải làm 
gì nhỉ? Rửa tay ạ.
 * Trong giờ ăn trưa.
 Cho trẻ hát một số bài đồng dao, bài thơ trước khi ăn nhằm giúp trẻ có 
hứng thú với giờ ăn. Cô luôn tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, gần gũi để giúp 
trẻ ăn ngon miệng. Khi ăn nhắc trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn, khi hết cơm 
phải biết đưa bát cho cô bằng hai tay và nói “ Con xin cô bát cơm ạ!”
 * Trong giờ ngủ:
 8/13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc