Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Ba Trại A

Bất kể người mẹ nào nuôi con nhỏ, và giáo viên phụ trách lớp nhà trẻ 24-36 tháng như tôi cũng rễ ràng nhận thấy vốn từ của các con phát triển hàng ngày. Và với các hoạt động một ngày của trẻ tôi đã dạy các con, dạy các con ở mọi lúc mọi nơi. Với kỳ vọng trẻ được khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy...

Từ những lý do trên, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của mình, kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp và tham khảo thêm sách báo, tạp chí, truyền thông, truyền hình, internet, để từ đó rút ra kinh nghiệm cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi trẻ 24 - 26 tháng tại trường mầm non nơi tôi đang công tác. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24 - 36 tháng”.

doc 30 trang thuydung 13/08/2024 780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Ba Trại A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Ba Trại A

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Ba Trại A
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: 
 Hội đồng xét đánh giá công nhận SKKN trường MN Ba Trại A,
 Hội đồng xét đánh giá công nhận SKKN ngành GD&ĐT huyện Ba Vì. 
 Trình độ 
 Ngày tháng Nơi công Chức 
 Họ, tên chuyên Tên sáng kiến
 năm sinh tác danh
 môn
 Bạch Thị MN Ba ĐH Một số biện pháp phát 
 20-03-1987 Giáo viên triển ngôn ngữ cho trẻ 
 Hằng Trại A sư phạm
 24 - 36 tháng
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục nhà trẻ. 
 - Ngày áp dụng sáng kiến: bắt đầu từ Tháng 9/2022.
 - Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 + Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
 + Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động học.
 + Tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 + Phối kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Ba Trại, ngày 12 tháng 04 năm 2023
 Người nộp đơn
 Bạch Thị Hằng .
 3 Sáng kiến có tính hiệu quả
 3.1 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa 30
 3.2 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội 20
 3.3 Có hiệu quả, lợi ích phù hợp với mức độ phù hợp tại đơn vị 10
 3.4 Không có hiệu quả cụ thể 0
Nhận xét: 
..
.
 4 Điểm trình bày
 4.1 Trình bày khoa học, hợp lý 10
 4.2 Trình bày chưa khoa học, chưa hợp lý 5
Nhận xét: 
..
.
 Tổng cộng: Đánh giá: □ Đạt (>70 điểm) □ Không đạt
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ
 Hoàng Thị Nhân A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
 1.1. Cơ sở lý luận:
 Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, có vai trò quan trọng trong nhận 
thức, tư duy và các quá trình tâm lý khác. Những năm tháng đầu đời có tính chất 
quyết định trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu về quy trình phát triển ngôn ngữ bình 
thường ở trẻ. Đến giai đoạn trẻ 24 - 36 tháng ngoài việc trẻ dùng đươc các từ 
đơn như: bà, mẹ, hoa, mèo.... thì trẻ đã dùng câu 2 - 3 từ thường xuyên hơn, vốn 
từ của trẻ nhiều hơn, trẻ biết gọi tên các màu cơ bản ....
 Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành 
nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng 
tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình dễ tiếp nhận các thông tin cảm quan và 
sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học 
của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã 
hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ sẽ góp phần 
tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. 
 Vốn từ là phương tiện giao tiếp nhận thức thế giới vận vật hấp dẫn xung 
quanh con người. Nhờ có vốn từ mà trẻ em người lớn thiết lập được những mỗi 
quan hệ tương hỗ với nhau, hiểu và cảm thông lẫn nhau, đồng thời cũng nhờ có 
vốn từ mà đưa trẻ có khả năng mở định tầm nhìn của mình. Khi trẻ biết nói, trẻ 
dễ dàng giao tiếp với người lớn cũng như trẻ có khả năng điều khiển hành vi của 
mình. Bằng vốn từ của mình trẻ có thể biểu đạt sự hiểu biết của mình cho người 
lớn hiểu và hiểu được ý của người lớn muốn nói gì, từ đó giúp trẻ tích cực giao 
tiếp với mọi người. Vì vậy việc phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi là 
nhiệm vụ nặng nề của giáo dục trí tuệ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Nếu người lớn 
chúng ta lơ là công tác giáo dục và dạy trẻ tập nói tức là đã bỏ qua một cơ hội tốt 
để phát triển vốn từ cho trẻ. Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này thì 
nhu cầu giao tiếp của trẻ rất lớn, song do bộ máy phát âm của trẻ chưa phát triển, 
trẻ thường mắc lỗi phát âm: Cá-chá, không cần - Hông chần,  đặc biết vốn từ 
của trẻ còn nghèo nàn. 3
 Đáng thương vô cùng, tương lai các cháu sẽ ra sao khi các cháu không nói được. 
 Bất kể người mẹ nào nuôi con nhỏ, và giáo viên phụ trách lớp nhà trẻ 24-36 
tháng như tôi cũng rễ ràng nhận thấy vốn từ của các con phát triển hàng ngày. 
Và với các hoạt động một ngày của trẻ tôi đã dạy các con, dạy các con ở mọi lúc 
mọi nơi. Với kỳ vọng trẻ được khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về 
thế giới xung quanh trẻ, phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, phát triển tư 
duy...
 Từ những lý do trên, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của mình, kinh nghiệm 
của bạn bè đồng nghiệp và tham khảo thêm sách báo, tạp chí, truyền thông, 
truyền hình, internet, để từ đó rút ra kinh nghiệm cho phù hợp với yêu cầu phát 
triển của lứa tuổi trẻ 24 - 26 tháng tại trường mầm non nơi tôi đang công tác. 
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
độ tuổi 24 - 36 tháng”.
2. Mục đích nghiên cứu
 Nhằm giúp trẻ 24-36 tháng lớp tôi phát triển khả nghe, hiểu và giao tiếp với 
các bạn với cô giáo, trả lời câu hỏi của cô giáo một cách có logic, có trình tự, 
mạch lạc để trẻ có thể hiểu biết hơn về thế giới xung quanh, phát triển tư duy 
của trẻ.
 Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người.
 Làm phong phú vốn từ cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng tuổi lớp D1 
trường Mầm non nơi tôi công tác.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 
 Phạm vi: Nhóm trẻ lớp D1 trường Mần non nơi tôi công tác. 
5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp quan sát 
 Phương pháp thực hành
 Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 Phương pháp động viên, khuyến khích. 5
 Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện cho tôi cũng như các giáo viên 
trong trường phát huy được hết khả năng của mình trong quá trình giảng dạy, 
được đi học hỏi bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề, học tập thăm quan ở các 
trường bạn.
 Trong lớp 3 cô đều đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn, có lòng nhiệt tình, 
yêu nghề, mến trẻ. Giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động.
 Bản thân tham gia thi giáo viên dạy giỏi đạt giải nhất cấp trường vào tham 
gia giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2022 -2023. có nhiều năm được phân 
công nhiệm vụ dạy lớp nhà trẻ 24-36 tháng. Tôi luôn có ý thức tìm tòi học hỏi 
để nâng cao trình độ chuyện môn và nâng cao chất lượng dạy trẻ.
 Đa số Phụ huynh quan tâm đến con em mình.
 2.2. Khó khăn
 Không giống các độ tuổi khác đầu năm học trẻ còn lạ cô, lạ bạn quấy khóc 
nhiều, nhận thức của trẻ không đồng đều do tháng sinh của trẻ chênh nhau.
 Đặc điểm tâm lý của trẻ độ tuổi này nhanh nhớ, chóng quên, vốn từ hạn 
chế, chưa biết cách giao tiếp và biểu đạt mong muốn, nhu cầu của bản thân.
 Số trẻ trong lớp đông so với quy định của Điều lệ trường mầm non. Lớp tôi 
34 học sinh nên khi tổ chức hoạt động học phải chia nhóm.
 Một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho 
trẻ. Họ chỉ nghĩ đơn giản con ở độ tuổi nhỏ như này đến trường chỉ cần đảm bảo 
ăn, ngủ, vệ sinh của con em mình là được. Không quan tâm đến việc phát triển 
vốn từ cho trẻ nên không bồi dưỡng thêm cho con ở nhà và cũng không để ý đến 
khả năng ngôn ngữ của con.
3. Điều tra thực trạng trước khi thực hiện đề tài:
 Năm học 2022– 2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 24-36 
tháng D1.
 - Tổng số cháu của lớp là 34 trẻ: Số trẻ nam là 19 trẻ, Số trẻ nữ là 15 trẻ.
 - Số liệu điều tra:
 Để thực hiện tốt biện pháp nghiên cứu, đầu năm học tôi cùng 2 đồng chí 
giáo viên trong lớp tiến hành khảo sát với các nội dung đánh giá về mức độ phát 
triển ngôn ngữ của trẻ và có kết quả với tổng số trẻ trong lớp 34 cháu như sau:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc