Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng

Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau, cùng nhau hành động. Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện giúp trẻ trở thành một thành viên của xã hội, phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ có mục đích tự thân. Có ngôn ngữ, tư duy của trẻ được phát triển. Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.

Không có ngôn ngữ không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là trẻ em, một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc điều khiển, giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ.

Ngôn ngữ là một công cụ để phát triển tư duy, nhận thức. Quá trình trưởng thành của trẻ bên cạnh thể chất là trí tuệ. Công cụ để phát triển tư duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là hiện thực của tư duy. Tư duy của con người có thể hoạt động ( nhất là tư duy trừu tượng) cũng chính là nhờ có phương tiện ngôn ngữ. tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không diễn ra được.

doc 33 trang thuydung 13/08/2024 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng
 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng
 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
I. Lý do chọn đề tài 3
1. Cơ sở lí luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 4
3. Lý do về tính cấp thiết. 4
II. Mục đích nghiên cứu. 5 
III. Đối tượng nghiên cứu. 5 
IV. Phương pháp nghiên cứu 5 
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu . 5 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 6
I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 6 
1. Cơ sở lí luận 6 
2. Vai trò của vấn đề nghiên cứu. 6 
3. Chuẩn yêu cầu cần đạt của vấn đề nghiên cứu. 7 
II.Thực trạng của vấn đề. 8
1. Thuận lợi 8
2. Khó khăn 8 
III. Một số biện pháp. 8 
1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ 8 
2. Biện pháp 2: Nghiên cứu tài liệu để hiểu về tâm sinh lí của trẻ 9 
3. Biện pháp 3: Các hình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 10
3.1- Phát triển ngôn ngữ thông qua các tiết học. 10
3.1.1 Thông qua giờ nhận biết tập nói. 10
3.1.2 Thông qua giờ học làm quen với văn học 15
3.1.3 Thông qua hoạt động phát triển vận động 18
3.1.4 Thông qua giờ âm nhạc. 19
3.1.5 Thông qua hoạt động tạo hình 22
3.2- Phát triển ngôn ngữ thông qua ngoài tiết học . 22
3.2.1 Hoạt động vui chơi. 26
3.2.2.Thông qua sinh hoạt hằng ngày. 26
IV. Kết quả thực hiện. 27 
1. Về phía trẻ 27 
2. Về phía giáo viên. 28 
3. Về phía phụ huynh: 28 
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 28
1.Kết luận 29 
2. Bài học kinh nghiêm. 29 
3. Khuyến nghị. 31 
 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 2/31 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng
 Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi, những hoạt động chủ yếu 
của trường mầm non. Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các hoạt động giáo 
dục, ở mọi nơi, mọi lúc. Ngôn ngữ cần cho tất cả mọi hoạt động tạo cơ hội cho 
ngôn ngữ trẻ phát triển .
 Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Sự phát triển 
toàn diện của trẻ bao gồm cả sự phát triển đạo đức, chuẩn mực về hành vi văn 
hóa. Điều gì tốt, điều gì xấu cần phải ứng xử giao tiếp như thế nào cho phù 
hợpkhông chỉ là sự bắt chước máy móc. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ mở 
rộng giao tiếp. Điều này sẽ giúp trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung 
quanh. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong 
thơ ca, truyên kể. 
 2. Cơ sở thực tiễn. 
 Năm học 2016 - 2017 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm nhóm 
nhà trẻ 24 – 36 tháng D1 , sĩ số 25 cháu. Đa số cháu đã biết nói, nhưng phát âm 
chưa rõ ràng, một số cháu còn nói ngọng, nói chưa trọn câu
 Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24- 36 tháng tôi luôn có những 
suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng 
Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con 
ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về 
mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy 
mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục 
cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề 
tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng” 
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN 
mới hiện nay.
 3. Lý do về tính cấp thiết.
 Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm 
đến đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ giao tiếp của từng trẻ nhằm khám 
phá , tìm hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để kịp thời có những biện pháp 
giáo dục và nâng cao dần ngôn ngữ cho trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy 
rằng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm. Khi trẻ nói 
hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp không đủ câu cho nên nhiều khi giáo 
viên không hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói, 
trẻ chỉ biết chỉ tay vào những thứ mình cần khi cô hỏi. Đây cũng là một trong 
những nguyên nhân của việc ngôn ngữ trẻ còn nghèo nàn.
 Qua quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy về vấn đề này và tôi nghĩ 
rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp phát 
triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ một cách có hiệu quả nhất để có thể giúp trẻ tự 
tin hơn khi giao tiếp với mọi người.
 II. Mục đích nghiên cứu.
 4/31 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng
ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật, 
hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
 Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại 
vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ 
về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh. mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng 
ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành 
ngôn ngữ cho trẻ Muốn làm được điều đó người giáo viên phải có ý thức trau 
dồi ngôn ngữ, tự học, tự rèn luyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính 
xác, nói chuyện với trẻ đúng đắn, thân ái, lịch sự.
 2. Vai trò của vấn đề nghiên cứu.
 Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành 
một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ 
có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có 
thể chăm sóc điều khiển, giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia 
vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ. Ngôn ngữ là 
công cụ để trẻ học tập, vui chơi, những hoạt động chủ yếu của trường mầm non.
 Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Sự phát 
triển toàn diện của trẻ bao gồm cả sự phát triển đạo đức, chuẩn mực về hành vi 
văn hóa. Điều gì tốt, điều gì xấu cần phải ứng xử giao tiếp như thế nào cho phù 
hợpkhông chỉ là sự bắt chước máy móc. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ mở 
rộng giao tiếp. Điều này sẽ giúp trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung 
quanh.
 Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ 
ca, truyên kể. 
 3. Chuẩn yêu cầu cần đạt của vấn đề nghiên cứu.
 Chương trình giáo dục mầm non được biên soạn trên cơ sở quy định của 
luật giáo dục và đã được bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo kí ban hành theo 
thông tư số 17/2009/TT-BGDDT ngày 25/7/2009. Chương trình giáo dục mầm 
non được tiến hành nghiên cứu xây dựng từ năm 2002 theo quy định khoa học 
với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộ quản lí giáo dục, 
giáo viên mầm non với mục tiêu là: giúp trẻ em phát triển về thể chất, nhận thức, 
ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố ban 
đầu của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những năng lực và phẩm 
chất mang tính nền tảng, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, 
đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
 Với yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non là: đảm bảo tính vừa sức, 
thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống 
và kinh nghiệm của trẻ , chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống; 
Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí ở trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm 
sóc và giáo dục. Giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. 
Cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Giúp trẻ em biết kính trọng, yêu 
 6/31

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc