Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bản thân luôn học tập và nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết “quy chế nuôi dạy trẻ” của cấp trên đề ra đạc biệt là thông tư 51/ 2020/TT- BGĐT sữa đổi chương trình giáo dục mầm non. Để có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. Luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên môn do phòng và nhà trường tổ chức
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ theo quy chế, cùng với các chị em giáo viên khác tôi luôn tích cực tham gia để chia sẻ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là những vấn đề khó khăn mà tôi thường gặp trong quá trình tổ chức các hoạt động với đồ vật cho trẻ nhà trẻ như cách thu hút trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động, nghệ thuật khai thác tính tích cực, sáng tạo của trẻ … từ đó cùng nhau bàn bạc, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra giải pháp giúp trẻ hoạt động tích cực trong các hoạt động khác nói chung và hoạt động với đồ vật nói riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng
2 Bên cạnh những thuận lợi trên vẫn còn rất nhiều khó khăn mà khi thực hiện đề tài sẽ gặp phải như sau: Do tình hình dịch bệnh covid 19 ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục của trường. Lớp học nhỏ hẹp hạn chế đến sự hoạt động của trẻ. Trong tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ đôi lúc giáo viên còn mang tính áp đặt trẻ, áp đặt trong lựa chọn đồ chơi,... dẫn đến chưa phát huy được tính độc lập, chủ động và sáng tạo của trẻ một cách tối ưu nhất. Một số phụ huynh chưa thật sự có nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục trẻ nhà trẻ. Các phụ huynh đều cho rằng trẻ ở độ tuổi nhà trẻ chỉ cần chăm sóc ăn, ngủ là đủ rồi hoặc cho rằng trẻ còn quá nhỏ thì dạy được cái gì nên các phụ huynh chưa có thái độ hợp tác tích cực với giáo viên trong việc giáo dục trẻ. 1.3. Kết quả thực trạng Từ mục đích là đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng chăm só giáo dục trẻ tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ tham gia hứng thú, tập trung, ghi nhớ, tái tạo đa số trẻ không hứng thú Kết quả khảo sát hoạt động với đồ vật của trẻ tháng 9/2021 Tổng Tỷ Chưa Tỷ Ghi TT Nội dung Đạt số lệ % đạt lệ % chú Trẻ hứng thú tham gia vào 1 hoạt động cùng cô 8 3/8 37% 5/8 63% Trẻ có thể tập trung và làm 2 theo đúng các hướng dẫn của 8 2/8 25% 6/8 75% cô Trẻ có khả năng ghi nhớ và 3 lặp lại các thao tác cô đã 8 2/8 25% 6/8 75% hướng dẫn. Trẻ ghi nhớ được và tái hiện lại được các kỹ năng mà cô 4 đã hướng dẫn ở các thời điểm 8 3/8 37% 5/8 63% khác nhau trong ngày 4 2.2. 2: Xây dựng môi trường hoạt động hoạt động với đồ vật cho trẻ. Việc tạo môi trường cho trẻ hoat động là vô cùng quan trọng, nó tạo không khí sôi nổi, vui tươi nhưng rất nhẹ nhàng thoải mái cho trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học, khi tiến hành trang trí môi trường nhóm trẻ tôi đã bàn bạc với đồng nghiệp cùng được giao phụ trách nhóm trẻ bố trí một góc thoáng, rộng rãi, đủ ánh sáng để tổ chức các hoạt động với đồ vật lấy trẻ làm trung tâm trong đó có nổi bật là góc Bé chơi với hình khối, Bé tập xâu vòng. Ở khu vực này, tôi đã bố trí khu vực trưng bày vật mẫu, khu vực để nguyên vật liệu cho trẻ thực hiện mình bằng hình thức học bằng chơi, chơi bằng học. Ở khu vực bé tập xâu vòng chúng tôi thiết kế các móc treo có bịt các đầu chìa ra bằng xốp để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình thực hiện hoạt động. Tại các góc đều có gắn các hộp mika nhỏ để trẻ cài ký hiệu. Các móc treo này chính là nơi để trẻ trưng bày các sản phẩm của mình. Các vòng được trưng bày thoáng, có thứ tự trẻ rất dễ quan sát và nhận diện sản phẩm của mình. Từ đó trẻ rất hào hứng khi hàng ngày sau khi hoạt động trẻ thường xuyên được nhìn thấy sản phẩm của Như vậy việc xây dựng môi trường hoạt động đảm bảo tính thẩm mỹ thân thiện đã khiến cho trẻ có hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động. 2.2. 3: Giáo viên lồng ghép hoạt động với đồ vật cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày cụ thể như : Vào các giờ đón, trả trẻ tôi không chỉ đơn thuần là trò chuyện với trẻ về chủ đề, hoặc dặn dò trẻ những điều cần lưu ý, ôn luyện nội dung cũ, mà tôi tận dụng những khoảng thời gian ít ỏi đó để định hướng cho trẻ về các nội dung của hoạt động tạo hình có trong chủ đề, chủ đề nhánh. Ví dụ thông qua hoạt động với cái cốc trẻ biết được cái cốc để uống nước, cầm cốc là phải cầm vào quai cốc, bằng hai tay... dần dần trẻ sẽ biết tìm đến cốc để đòi uống nước khi trẻ khát nước. Và đây là quá trình quan trọng của trẻ trong quá trình học làm người và lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm sống. Bởi thông qua việc lĩnh hội chức năng hoạt động của đồ vật thì trẻ sẽ học được các quy tắc hành vi ứng xử với đồ vật đó. Chẳng hạn như: trong chủ đề Cây và những bông hoa đẹp thì trong các khoảng 6 chuốt. Để đạt được điều đó, đa phần các sản phẩm trong lớp đều từ bàn tay của các cô giáo. Để khắc phục vấn đề này, tôi chủ động xây dựng các kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi theo từng chủ đề, phối kết hợp cùng với các chị em giáo viên trong lớp để làm công tác giáo dục, vận động các bậc phụ huynh cùng tham gia sưu tầm nguyên vật liệu tái chế như: len rối, các mảnh vải thừa, vải vụnđể ủng hộ cho hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi của cô và trẻ. Việc làm này không những tạo ra được mối liên hệ mật thiết giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, giúp cho lớp có thêm nguồn đồ dùng, đồ chơi phong phú để hỗ trợ và phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ hàng ngày mà còn là một trong những hoạt động giúp tôi có thể khai thác được một cách tối đa óc sáng tạo, tư duy tích cực và tạo ra các xúc cảm tích cực của trẻ khi đến lớp. Ví dụ: để tạo ra các loại rau củ quả như củ cà rốt, quả cà tím, quả dâu tây để rèn kỹ năng vận động tinh của đôi bàn tay trẻ và khả năng nhận biết, ghi nhớ màu sắc của trẻ thì tôi cùng với trẻ cùng đã làm một số loại củ quả với kích thước khác nhau. Để làm được sản phẩm đó, tôi đã huy động phụ huynh gom đến cho các nguyên vật liệu như: Xốp, vải dạ các màu, các mảnh vải vụn sau đó sử dụng thêm cả keo dán, băng dính 2 mặt, băng dính trắngđể tạo ra các loại rau củ quả theo nhu cầu có màu sắc phù hợp với độ tuổi nhà trẻ để cô và trẻ được hoạt động. 2.2.5:Tuyên truyền và tăng cường công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ Trong chương trình giáo dục mầm non việc phối hợp với phụ huynh là rất quan trọng vì vậy để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ có hiệu quả, tôi nhận thức rất rõ một điều là phải được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh bởi trẻ em ngoài thời gian ở trường với cô và bạn thì thời gian ở nhà cũng hết sức quan trọng. Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ ở độ tuổi nhà trẻ. Chính vì lý do này, ngay từ đầu năm học trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi khi trình bày về mục tiêu cần đạt được trên 4 lĩnh vực phát triển của trẻ tôi đã nhấn mạnh và làm rõ 8 dẫn của cô 3 Trẻ có khả năng ghi nhớ và lặp lại các thao tác cô 8 4/8 50% 4/8 50% đã hướng dẫn. 4 Trẻ ghi nhớ được và tái hiện lại được các kỹ năng mà cô đã hướng dẫn ở 8 4/8 50% 4/8 50% các thời điểm khác nhau trong ngày 2. Kết quả về phía giáo viên Bản thân giáo viên có thêm nhiều kỹ năng trong việc lập kế hoạch hoạt động với đồ vật, xây dựng chủ đề, tạo môi trường và đặc biệt là hình thức tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ đa dạng phong phú hơn. Nắm vững phương pháp lấy trẻ làm trung tâm tự tin khi thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 3. Kết quả về phía phụ huynh Một số phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động với đồ vật, phối hợp tốt với giáo viên trong việc sưu tầm các loại đồ chơi, hỗ trợ giáo viên các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. PHẦN IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Hoạt động với đồ vật của trẻ 24-36 tháng là một hoạt động rất cần thiết, là hoạt động chủ đạo của trẻ , qua hoạt động với đồ vật trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Hoạt động với đồ vật giúp trẻ cách thử nghiệm ý tưởng mới, sự kết hợp ý tưởng, bày tỏ tình cảm và tham gia thực hiện các vai trò khác nhau. Những kinh nghiệm của tôi rất đơn giản, giáo viên có thể dễ dàng thực hiện.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc