Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động nhận biết cho trẻ 24-36 tháng ở tại nhà

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, toàn ngành đã nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, chủ động, kịp thời tổ chức thực hiện đồng bộ công tác phòng, chống dịch, thực hiện có hiệu quả với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu về: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động nhận biết cho trẻ 24 - 36 tháng ở tại nhà” nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nhận biết cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.

Qua đề tài ta thấy được tầm quan trọng của hoạt động nhận biết đối với sự phát triển nhận thức cho trẻ 24 - 36 tháng. Giúp giáo viên biết cách xây dựng video hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ hoạt động nhận biết đạt hiệu quả tốt, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở tại nhà.

docx 20 trang thuydung 11/08/2024 1250
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động nhận biết cho trẻ 24-36 tháng ở tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động nhận biết cho trẻ 24-36 tháng ở tại nhà

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động nhận biết cho trẻ 24-36 tháng ở tại nhà
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
 Thật vậy, trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là 
chủ nhân tương lai của đất nước. Một đất nước muốn phát triển vững mạnh phải 
có những con người có đủ sức, đủ tài. Để trẻ có một tương lai tươi sáng thì ngay 
từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp hiện đại và toàn diện 
về mọi mặt.Trong đó giáo dục mầm non là khâu đầu tiên quan trọng của quá 
trình đào tạo nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa-Hiện 
đại hóa và hội nhập thế giới. Mục tiêu chung là phát triển tất cả các khả năng 
của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách, tạo điều kiện 
thuận lợi cho trẻ một bước phát triển sau này.
 Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển nhận thức luôn 
là một trong những hoạt động được quan tâm chú ý. Đồng thời nó là một trong 
những tiêu chí quan trọng cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường 
mầm non. Vì vậy, phát triển nhận thức cho trẻ tuổi mầm non có vai trò rất quan 
trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách và năm mặt giáo dục đức, trí, thể, 
mỹ và lao động. Đối với trẻ 24- 36 tháng thì hoạt động nhận biết là một trong 
năm hoạt động học của trẻ nhà trẻ. Trong 5 hoạt động này, hoạt động nào cũng 
cần thiết và quan trọng đối với trẻ. Nhưng tôi chú trọng về hoạt động nhận biết 
hơn vì hoạt động này sẽ là nền tảng để giúp trẻ phát triển tư duy về sau. Ở độ 
tuổi này trẻ còn rất non nớt và vụng về trong mọi hoạt động. 
 Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2021- 2022 của Phòng giáo dục Đào tạo Ba 
Vì. Thực tế của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tại trường mầm non Chu Minh. Trước 
khi giải quyết vấn đề nào đó ta cần phải hiểu rõ vấn đề, đầu tiên ta cùng tìm hiểu 
khả năng nhận thức của trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn phát triển mạnh 
mẽ tư duy của trẻ. Do vậy hãy tận dụng hết khả năng để trẻ có thể được sờ mó, 
nghe, nhìn, nếm, ngửi và cả ăn để cùng lúc có thể phát triển hết khả năng trẻ. 
Khi ở trường cũng như ở nhà độ tuổi này trẻ còn quấy khóc nhiều và đặc biệt là 
chưa có nề nếp, thói quen học tập. Chính vì vậy cần có sự phối hợp rất chặt chẽ 
giữa cô và phụ huynh nhất là phụ huynh nắm vai trò chủ đạo đồng hành xuyên 
suốt với các con trong học tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày để hướng trẻ 
vào nề nếp chơi và học ở tại nhà trong mùa dịch này. Ở hoạt động nhận biết, trẻ 
được làm quen và nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, trẻ rất thích 
tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Đối với trẻ 24 - 36 tháng thì thế giới 
xung quanh trẻ lúc nào cũng rất mới mẻ và lạ lẫm. Do đó trẻ luôn muốn được - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp tuyên truyền.
 5.3. Phương pháp thống kê toán học.
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
 Đề tài được thực hiện và áp dụng tại lớp 24 - 36 tháng tuổi D2, trường mầm 
non Chu Minh - Xã Chu Minh - Huyện Ba Vì - TP Hà Nội.
 Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận.
 Hướng dẫn số 3058/SGD&ĐT-GDMN ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Sở 
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục 
mầm non năm học 2021- 2022; 
 Kế hoạch số 921/KH-PGD&ĐT-MN ngày 01 tháng 09 năm 2021 Kế 
hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022 cấp học mầm non huyện 
Ba Vì. 
 Thực hiện Kế hoạch số 922/PGDĐT- GDMN, ngày 01/09/2021 của 
Phòng GDĐT V/v tổ chức thực hiện quy chế chuyên môn Cấp học mầm non 
năm học 2021- 2022 cấp học mầm non.
 Kế hoạch số 85/KH-MNTP ngày 03 tháng 09 năm 2021 Kế hoạch tổ chức 
thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 trường mầm non Chu Minh
 Trước khi giải quyết vấn đề nào đó ta cần phải hiểu rõ vấn đề, đầu tiên ta 
cùng tìm hiểu khả năng nhận thức của trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn 
phát triển mạnh mẽ tư duy của trẻ. Do vậy hãy tận dụng hết khả năng để trẻ có 
thể được sờ mó, nghe, nhìn, nếm, ngửi và cả ăn để cùng lúc có thể phát triển hết 
khả năng trẻ. 
 Do dịch phát triển mạnh trẻ phải ở nhà thời gian dài việc tạo môi trường 
cho trẻ nhận biết là điều thú vị hấp dẫn đối với trẻ, trẻ rất hào hứng tham gia để 
được tìm tòi khám phá những sự vật hiện tượng về thế giới xung quanh thật bao 
la rộng lớn. Thông qua hoạt động nhận biết trẻ được trải nghiệm, tìm tòi sáng 
tạo, được tự do giao tiếp, vui chơi, hợp tác, chia sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức. 
Nhiệm vụ của giáo viên là hướng dẫn phụ huynh như thế nào để phụ huynh có 
thể tổ chức một hoạt động nhận biết ở tại nhà thật là đơn giản nhưng trẻ có thể Sự nhận thức ở trẻ còn chưa đồng đều. Có cháu có khả năng nhận biết về 
đặc điểm cơ bản của các sự vật, hiện tượng rất tốt nhưng vẫn còn một số cháu 
thì hơi chậm hơn, thể hiện qua sự trả bài của phụ huynh trên zalo nhóm lớp.
 Ở độ tuổi này hoạt động của trẻ chưa thật sự thống nhất còn mang tính bộc 
phát, trẻ thường xuyên làm theo ý thích của mình.
 Kinh tế địa phương phát triển thấp, phụ huynh chủ yếu là làm nông nghiệp, 
còn lại thì đi làm ăn xa, trẻ chủ yếu ở nhà với ông bà, anh chị lớn, do đó cha mẹ 
học sinh ít có điều kiện để chăm sóc dạy dỗ các cháu nhiều.
 2.2. Số liệu điều tra.
 Số trẻ được khảo sát là 24 trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng. 
 Đầu năm học, tôi khảo sát trẻ theo các nội dung và thu được kết quả sau.
 Trẻ đạt Trẻ chưa đạt
 Nội dung khảo sát
 Số trẻ % Số trẻ %
 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động khám phá. 10 41,7 14 58,3
 Trẻ gọi đúng tên, biết một số đặc điểm của 
 8 33,3 16 66,7
 đối tượng mình khám phá.
 Khả năng so sánh, phân loại các đối tượng. 8 33,3 16 66,7
 3. Những biện pháp thực hiện.
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, ứng dụng đề tài vào giảng dạy tôi đã 
đề ra được một số biện pháp để khắc phục những hạn chế như sau:
 3.1. Bồi dưỡng kiến thức của bản thân.
 3.2. Áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhận biết đa 
dạng.
 3.3. Hướng dẫn phụ huynh xây dựng môi trường nhận biết phong phú cho 
trẻ ở tại nhà 
 3.4. Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ hoạt động nhận biết lồng ghép mọi lúc, 
mọi nơi
 3.5. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà.
 4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần). Chương trình giáo dục mầm non mới, đặc biệt là lĩnh vực nhận biết, đọc các tài 
liệu về giáo dục mầm non để có những kinh nghiệm cho mình.
 Mỗi độ tuổi đều có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, ta cần nắm bắt đặc 
điểm tâm sinh lý của độ tuổi mình giảng dạy và trả lời các câu hỏi: Ở độ tuổi đó 
đặc điểm nhận thức, tư duy của trẻ ra sao? Trẻ phải biết những gì?... như thế ta 
mới có hướng đi thiết kế nội dung các tiết dạy, sử dụng phương pháp, hình thức 
sao cho phù hợp để chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.
 Niềm hạnh phúc của tôi là lượng kiến thức của mình ngày càng lớn dần 
theo năm tháng, làm hành trang để tôi bước trên con đường giáo dục của mình. 
 4.2. Áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhận biết 
đa dạng.
 * Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 Trẻ em là hạt giống tương lai của đất nước, đầu tư cho trẻ chính là đầu tư 
cho đất nước. Các phương pháp giáo dục không ngừng được cải thiện và đổi 
mới nhằm đáp ứng phù hợp với sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong đó, phương 
pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đang được coi trọng và được áp dụng ngày 
càng rộng rãi.
 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và 
thế mạnh của từng trẻ, mọi tác động giáo dục phải vì lợi ích của trẻ, trẻ được 
khuyến khích tham gia vào hoạt động chứ không thụ động, trẻ được học qua 
chơi, qua nhận biết bằng các giác quan. Từ đó trẻ được trải nghiệm, giao tiếp, 
suy nghĩ trao đổi với mọi thành viên trong gia đình.
 Trẻ mầm non “ Học mà chơi, chơi mà học ”, đúng vậy vui chơi là hoạt 
động chủ đạo trong trường mần non cũng như ở nhà. Phương pháp giáo dục lấy 
trẻ làm trung tâm sẽ lồng ghép nhiều phương pháp học tập khác nhau. Trong đó, 
phương pháp được áp dụng nhiều nhất là các hoạt động vui chơi, vì vui chơi sẽ 
làm cho trẻ có thể nhận biết, sáng tạo và tương tác với mọi người trong nhà... 
Khi truyền thụ kiến thức cho trẻ bằng phương pháp thông qua trò chơi giúp trẻ 
lĩnh hội được tri thức tốt nhất.
 Trong quá trình tổ chức hoạt động nhận biết theo phương pháp lấy trẻ làm 
trung tâm cô và phụ huynh chỉ là người hướng dẫn khuyến khích, đặt câu hỏi 
gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ hoạt động, được nhận biết, tên 
gọi, đặc điểm đối tượng, được chia sẻ, trình bày ý kiến của mình. Cô và phụ 
huynh chỉ là người gợi mở cho trẻ sẽ là những chủ thể tích cực.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.docx