Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển vận động nhóm 24-36 tháng

Giáo dục thể chất là một trong các mặt của giáo dục toàn diện cho trẻ, nó củng cố, tăng cường sức khoẻ, đảm bảo thể chất hài hòa, tư thế đúng, phát triển các vận động, năng lực hoạt động thể lưc và trí tuệ. Do vậy bản thân tôi là một giáo viên mầm non trước tiên tôi trang bị cho mình lượng kiến thức về lĩnh vực phát triển thể chất, sau đó trang bị một hệ thống bài tập vận động để trẻ khắc phục sự rụt rè, sợ hãi, tự tin hơn, thể hiện tính kiên trì và quyết tâm, ý thức tổ chức kỷ luật cao, qua đó trong quá trình tập các bài tập vận động tạo ra mối quan hệ tích cực giữa trẻ với nhau, giúp đỡ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ vận động được giao. Muốn xây dựng kế hoạch riêng cụ thể cho các tiết học nói chung và tiết học thể chất nói riêng bản thân tôi luôn phải dựa vào kế hoạch năm học do ban giám hiệu, hiệu phó chuyên môn cùng đại diện tổ đề ra từ đó tôi áp dụng và xây dựng kế hoạch tháng, ngày cho lớp của mình.

docx 15 trang thuydung 30/06/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển vận động nhóm 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển vận động nhóm 24-36 tháng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển vận động nhóm 24-36 tháng
 xương, giúp xương phát triển tốt, tạo thân kinh sảng khoái, rèn luyện tính nhạy bén 
của các cơ quan thần kinh .
- Ở tuổi Nhà trẻ tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ phát triển mạnh 
nhưng chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế, hệ thần kinh dần phát triển, trẻ 
có khả năng phân tích, đánh giá hình thành các kỹ năng kỹ xảo, phân biệt được hiện 
tượng xung quanh, củng cố các kỹ năng cần thiết giúp cơ thể phát triển một cách 
toàn diện. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng 
phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ”. Góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, 
làm đề tài SKKN cho năm học 2022-2023 ở trường Mầm non Đông Quang nơi tôi 
công tác.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 - Nghiên cứu về: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động 
cho trẻ nhà trẻ” giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Tìm ra giải pháp góp phần 
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 
 3.Đối tượng nghiên cứu:
 + Trẻ nhà trẻ nhóm 24-36 tháng
 4. Đối tượng khảo sát:
 - Cơ sở vật chất: Trang thiết bị cho hoạt động phát triển vận động.
 - 16 trẻ nhà trẻ lớp D3 
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 a. Nhóm thu thập xử lý thông tin lý thuyết
 - Tìm tài liệu
 - Phân tích tổng quát hóa cơ sở lý luận
 - Phương pháp thực nghiệm khảo sát
 b. Nhóm thu thập xử lý thông tin thực tiễn
 -Phương pháp dùng lời nói
 -Phương pháp quan sát 
 -Phương pháp thực hành, đàm thoại
 -Phương pháp động viên, khuyến khích
 -Phương pháp tuyên truyền 
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 *Phạm vi thực hiện; áp dụng vào nhóm trẻ 24-36 tháng, với tổng số là 16 cháu 
 *Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2022 đến tháng 5 năm 2023 và thực hiện cho các 
năm tiếp theo.
 - Với giáo viên:
 + Giáo viên trẻ nhiều do vậy kinh nghiệm giảng dạy chưa phong phú nhất là 
với bộ môn phát triển vận động. Giáo viên luôn coi hoạt động phát triển vận động là 
một hoạt động khô khan khó sáng tạo trong tiết dạy nên hiệu quả của tiết học thể 
chất chưa cao. 
 + Chất lượng dạy về bộ môn phát triển vận động còn hạn chế, khi tập các động 
tác thể dục còn chưa dứt khoát vẫn còn mang tính chất mềm dẻo. 
 - Đối với phụ huynh:
 + 100% phụ huynh làm nghề làm ruộng, nên việc quan tâm chế độ ăn uống đủ 
chất còn chưa cao, chưa nhận thức được nhiều về tầm quan trọng của việc phát triển 
thể chất cho con em mình. Do vậy công tác giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn đang 
là vấn đề cần phải quan tâm.
 - Đối với cơ sở vật chất: 
 - Đồ dùng phục vụ hoạt động làm quen với lĩnh vực phát triển thể chất nhiều 
nhưng còn chưa phong phú, chưa đa dạng nên việc luyện tập của các con còn có sự 
ảnh huởng.
 * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:
 Số trẻ 
 STT Nội dung khảo sát Số trẻ %
 khảo sát
 1 Trẻ tích cực tham gia vận động. 17 5/17 29,4%
 2 Trẻ chưa hứng thú với hoạt động 17 12/ 17 70,5%
 3. Những biện pháp thực hiện:
 1. Tự học và nghiên cứu, để nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho bản thân
 2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động phát triển vận động
 3. Biện pháp xây dựng môi trường lớp học trong và ngoài lớp thu hút trẻ tham 
gia hoạt động
 4. Biện pháp khuyến khích tính tích cực, chủ động, tự lập vận động sáng tạo 
của trẻ.
 5. Biện pháp tuyên truyền xã hội hoá giáo dục.
 4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần)
 4.1. Tự học và nghiên cứu, để nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho bản thân.
 Muốn mang lại 1tiết dạy đạt hiệu quả cao bản thân mỗi giáo viên chúng tôi cần 
trau dồi cho mình 1lượng kiến thức đầy đủ, từ cách xây dựng bài tới tổ chức hình 
thức sao cho sinh động và sáng tạo qua những buổi học tập chuyên môn do trường đối bồi dưỡng ý chí đạo đức cho trẻ qua bài dạy. Không chỉ dừng lại ở công tác 
chuẩn bị muốn tiết dạy tốt hình thức tổ chức kết hợp sự sáng tạo, linh hoạt khi dạy 
thì việc soạn giáo án cũng rất cần thiết nó đóng vai trò to lớn ảnh hưởng nhiều tới 
chất lượng của tiết dạy. 
 Như vậy muốn tổ chức hoạt động thể chất tôi luôn chú ý tới đặc điểm nhận 
thức và khả năng thực hiện vận động của trẻ, từ đó xây dựng cấu trúc, chọn hình 
thức, phương pháp phù hợp từ dễ đến khó và không thể thể thiếu đó là thực hiện đầy 
đủ các bước trong giáo án. 
 Để thực hiện một hoạt động phát triển thể chất có hiệu quả tôi luôn trú trọng 
vào cách chọn bài ( nếu bài tập vận động cơ bản là vận động nhiều cơ tay thì trò chơi 
vận động phải là sự vận động nhiều cho cơ chân để cơ thể trẻ phát triển hài hoà qua 
đó trẻ không cảm thấy nặng nề hay mệt mỏi khi phải thực hiện mãi một bộ phận nào 
đó trên cơ thể) 
 Đội hình đội ngũ là loại bài tập thể chất sử dụng vận động đi với nhiều hình 
thức khác nhau. Luyện tập đội hình đội ngũ giúp cho việc phát triển ở trẻ sự chú ý, 
khả năng phối hợp hành động khi hoạt động tập thể, khả năng định hướng trong 
không gian, rèn luyện tư thế đúng như đi thẳng người, bước dứt khoátvà qua đó 
bồi dưỡng tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tính tự giác cho trẻ. Bài tập đội 
hình, đội ngũ cho trẻ mầm non tôi đã cho trẻ thực hiện nhiều trong thể dục sáng, tiết 
học thể dục, giáo dục âm nhạc và trong trò chơi vận động.
 Ví dụ giờ thể dục sáng: Để đạt được kết quả cao trong khi trẻ tham gia vào 
phần đội hình, đội ngũ tôi đã sử dụng hiệu lệnh hoặc dùng dụng cụ như: Sắc xô qua 
đó trẻ phản ứng nhanh nhẹn với hiệu lệnh từ đó trẻ hiểu được tác dụng của hiệu lệnh.
 + Bài tập phát triển chung:
 Bài tập phát triển chung có tác dụng củng cố và tăng cường sức khoẻ cho trẻ 
nâng cao trạng thái hoạt động của cơ thể, ảnh hưởng tích cực lên hệ thần kinh, hệ 
tuần hoàn, hệ hô hấp giúp cho cơ thể phát triển can đối, hài hoà về hình thái và chức 
năng bằng con đường củng cố các bắp cơ riêng biệtcủng cố thực hiện động tác được 
chính xác. Bài tập phát triển chung ngoài việc phát triển các nhóm cơ, khớp còn hỗ 
trợ cho các bài tập vận động cơ bản trong tiết học.
 Ví dụ: Trong quá trình tôi tổ chức hoạt động PTVĐ nếu dạy bài vận động cơ 
bản là “ ném xa” thì khi chọn bài tập phát triển chung cần có động tác tay đưa cao 
hoặc quay tay dọc thân và khi cho trẻ tập bài tập phát triển chung tôi luôn cho trẻ sử 
dụng các dụng cụ như: Vòng, gậy thể dục đó là những dụng cụ có tác dụng tốt tới 
việc hình thành tư thế đúng cho trẻ từ đó nâng cao hiệu quả của các động tác, và giúp nhằm giúp trẻ giải phóng được sự mệt mỏi các cơ trên cơ thể trẻ. Khi tiến hành cho 
trẻ chơi sự phối hợp của quá trình nhận thức và vận động của trẻ là vô cùng quan 
trọng, nên khi cho trẻ tham gia vào hoạt động trò chơi vận động lời giải thích của 
cô giáo là để trẻ thực hiện được trò chơi đó là điều không thể thiếu thu hút sự chú ý 
tập trung của trẻ từ đó trẻ ghi nhớ và tham gia trò chơi 1 cách tự nhiên, thoải mái.
 Sự thay đổi thường xuyên và bất ngờ các tình huống trong khi chơi cũng là 
một phương châm giúp trẻ duy trì lâu hơn khi trẻ tham gia hoạt động, trẻ say sưa và 
hoàn toàn tự giác.
 Muốn tổ chức tốt trò chơi vận động tôi luôn chuẩn bị và tiến hành các bước 
sau:
 - Chọn trò chơi.
 - Chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi.
 - Giới thiệu và giải thích luật chơi.
 - Tổ chức chơi.
 - Đánh giá sau khi chơi xong. 
 Để mang lại hiệu quả của 1 hoạt động vận động và mang lại sự hứng thú, sự 
tự giác cho trẻ khi tham gia hoạt động thể chất. Một lần nữa nhận thấy rằng vai trò, 
sự cần thiết của trò chơi vận động đối với trẻ, giúp trẻ tự tin thoải mái hơn sau khi 
tham gia các hoạt động thể chất mà vốn ai cũng cho rằng thể chất là 1 bộ môn khô 
khan, trẻ trầm không năng động nay trở lên sôi động mang lại sự hào hứng cho trẻ 
khi tham gia hoạt động.
 4.3. Biện pháp xây dựng môi trường lớp học trong và ngoài lớp thu hút trẻ 
tham gia hoạt động.
 Để đáp ứng theo mục tiêu của giáo dục mầm non đề ra là phát triển toàn diện 
cho trẻ, đào tạo một đứa trẻ: Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú 
vè tinh thần, trong sáng về đạo đức. Trước tiên tôi cho rằng cần phải cho trẻ hoạt 
động ở 1 môi trường xanh – sạch – đẹp từ đó trẻ tránh được bệnh tật, cơ thể khoẻ 
mạnh trẻ sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động. Để làm được điều đó tôi cùng đồng 
nghiệp trong lớp của mình thường xuyên lau dọn, sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi trong 
và ngoài lớp sạch sẽ gọn gàng đảm bảo an toàn về vệ sinh, an toàn trong việc tránh 
xảy ra các tai nạn thương tích không may trong lớp nói riêng và đảm bảo an toàn 
trong nhà trường nói chung. 
 Bên cạnh đó để phát huy tính tự giác và tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt 
động tôi cùng đồng nghiệp trên lớp của mình luôn tìm tòi những hình ảnh đáng yêu 
và không kém phần ngộ nghĩnh để trang trí sao cho phù hợp với chủ đề trẻ đang 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_nha_tre_phat.docx