Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tuổi có nề nếp thói quen tốt trong ăn uống

Trong những năm qua, các cấp lãnh đạo luôn quan tâm, chỉ đạo, giám sát hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non. Ngành giáo dục huyện nhà đã có những biện pháp tuyên truyền, chỉ đạo quản lí chặt chẽ chất lượng bưa ăn ở những nơi tổ chức ăn bán trú, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Đặc biệt sau khi thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm" thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì cho trẻ, đã thu được kết quả rất cao. Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong ăn uống là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy, giáo dục trẻ ở trường. Thông qua việc làm này, đã góp phần giúp trẻ có thói quen tốt trong ăn uống, trong sinh hoạt; đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật....góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Bởi nếu trẻ có thói quen ăn uống xấu thì không những ảnh hưởng đến ham muốn ăn uống mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng. Cho nên khi trẻ đến lớp, giáo viên nhất thiết phải chú ý rèn luyện thói quen ăn uống tốt cho trẻ từ nhỏ. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ.

doc 12 trang thuydung 09/07/2024 3033
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tuổi có nề nếp thói quen tốt trong ăn uống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tuổi có nề nếp thói quen tốt trong ăn uống

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tuổi có nề nếp thói quen tốt trong ăn uống
 cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của 
trẻ. 
 Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm đến những biện pháp dạy trẻ có nề nếp, thói 
quen tốt trong ăn uống, đặc biệt là ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy trẻ 24-36 tháng 
tuổi. Ở độ tuổi này trẻ còn rất bé, nhưng đặc điểm sinh lý trẻ phát triển rất mạnh, vì 
vậy tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động 
trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình phát 
triển của các cháu. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen 
ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ mới chập chững đến lớp bắt đầu làm 
quen với cô giáo và các bạn, là vấn đề khiến bản thân tôi hết sức băn khoăn trăn trở.
 Qua việc tìm tòi, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng để tạo cho trẻ 
có nề nếp, thói quen tốt trong ăn uống đối với sự phát triển của trẻ. Bản thân tôi đã 
mạnh dạn lựa chọn và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tuổi có 
nề nếp thói quen tốt trong ăn uống”.
 * Điểm mới của đề tài
 Giai đoạn trẻ 24 - 36 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và 
phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng 
lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác 
động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, trẻ rất dễ 
bị tổn thương về tâm lý. Muốn hình thành và phát triển nhân cách tốt nhất cho trẻ, 
tạo tiền đề cho trẻ vững vàng, tự tin hơn thì vấn đề rèn luyện nề nếp, thói quen cho 
trẻ phải được chú trọng thường xuyên, liên tục và không ngừng được đổi mới. Đội 
ngũ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ, thường xuyên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái mới một 
cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn luyện nề nếp, 
thói quen cho trẻ đạt kết quả cao. Nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước 
kia đã thực hiện thì sẽ không đưa lại hiệu quả cao như mong đợi, tính chủ động 
tích cực sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ, đồng thời kết quả về 
mặt trí tuệ sẽ thấp, nó sẽ phát triển một cách thụ động. Vì vậy, đổi mới hình thức tổ 
chức cho trẻ, tạo ra môi trường hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt nhất cho 
trẻ phát huy khả năng chủ động, sáng tạo một cách triệt để; nhằm tìm ra một số 
biện pháp để rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ 
được thoải mái, tự nhiên hoạt động không gò bó, để việc rèn luyện nề nếp thói 
quen cho trẻ đạt được kết quả tốt nhất, chính là điểm mới trong đề tài: “Một số 
biện pháp giúp trẻ 24-36 tuổi có nề nếp thói quen tốt trong ăn uống” của tôi.
 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài.
 Qua thực tế của việc chăm sóc giáo dục trẻ của trẻ nhà trẻ ở lớp, tôi thấy tầm 
quan trọng của việc rèn một số nề nếp, thói quen tốt trong ăn uống đối với sự phát 
triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Đề tài này tôi nghiên cứu, đúc rút từ 
 2 Đạt Chưa đạt
 TT Nội dung khảo sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ 
 lượng % lượng %
 1 Trẻ xếp hàng đúng cách để vệ sinh 17 58,6 12 41,4
 2 Trẻ tự nhắc và cất ghế 19 65,5 10 34,5
 3 Trẻ tự xúc cơm ăn 16 55,1 13 44,9
 4 Trẻ ăn hết suất của mình 20 69 9 31
 5 Trẻ thích ăn rau, hành 19 65,5 10 34,5
 6 Trẻ thích ăn cá, thịt 20 69 9 31
 7 Trẻ tự cất bát, thìa sau khi ăn xong 18 62 11 38
 8 Trẻ tự lấy, cất cốc và uống nước đúng cách 17 58,6 10 41,4
 * Nguyên nhân:
 - Khả năng nhận thức của trẻ còn chưa có, trẻ chưa chưa có nề nếp, thói 
quen.
 - Trong lớp có một số cháu còn chậm chạp, khả năng tiếp thu kỹ năng, kiến 
thức của trẻ không đồng đều nên quá trình chọn đồ dùng cho các hoạt động trong 
ngày của trẻ còn lúng túng.
 - Có nhiều trẻ nói chưa rõ, chưa biết những kỹ năng tự phục vụ đơn giản 
như: Có những trẻ muốn uống nước nhưng không biết lấy nước uống, không biết 
cách cầm cốc lấy nước sao cho đỡ đổ, một số trẻ ăn xong không tự cất bát thìa của 
mình. Tuy nhiên có một số trẻ lại có những kỹ năng tự phục vụ rất tốt nhưng thiếu 
tính chủ động nên trẻ luôn chờ đợi người lớn nhắc nhở mới thực hiện.
 Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với lòng yêu nghề mến trẻ tôi đã tìm tòi 
một số biện pháp tối ưu, thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách 
tích cực và có hiệu quả. 
 2.2. Các giải pháp.
 Giải pháp 1: Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân trước khi ăn. 
 Chăm sóc dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non là 
một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục Mầm non. Nhận thức 
được điều đó, nên tôi đặc biệt chú trong việc tạo thói quen vệ sinh các nhân cho trẻ 
trước khi ăn. Tạo cho trẻ có thói quen vệ sinh trước khi ăn không chỉ đảm bảo sức 
khỏe cho trẻ, phòng tránh được các dịch bệnh thường gặp dễ xâm nhập vào cơ thể 
non nớt của trẻ mà còn rèn cho trẻ ý thức tự giác, biết rửa tay trước khi ăn, sau khi 
đi vệ sinh và khi tay bẩn. Đó là một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt hàng 
ngày của trẻ.
 Đặc điểm của trẻ ở giai đoạn này là hay bắt chước nhưng lại mau quên, nếu 
không nhắc nhở thường xuyên, không hướng dẫn cụ thể thì trẻ không thể hình 
thành thói quen được. Vì vậy, trước bữa ăn, tôi cùng với các giáo viên trong lớp 
 4 Tôi đã kết hợp với giáo viên trong lớp kiên trì hướng dẫn dạy trẻ có thói 
quen tự xúc ăn. Trước hết, tôi kiên trì hướng dẫn cách cầm thìa để xúc cơm ăn, 
cách bỏ cơm rơi vãi vào dĩa trong giờ ăn cho trẻ. Khi dạy trẻ tập xúc cơm ăn, tôi 
nói: “Con cầm thìa bằng tay phải để xúc cơm thật khéo giống như cô thì sẽ không 
bị rơi vãi cơm và rất giỏi được cô khen nhé!”.
 Khi cho trẻ ăn, tôi xới cho trẻ một ít ăn trước, ăn hết lại xới thêm, để tăng 
thêm lòng tin ăn uống cho trẻ. Không ép trẻ ăn, để tránh sinh ra bực bội mà trẻ 
chán ăn.
 Ví dụ: Đối với những trẻ ăn bình thường với tiêu chuẩn 2 bát cơm/ 1 bữa. 
Nhưng với những trẻ lười ăn, cũng tiêu chuẩn đó, tôi chia ra làm những phần nhỏ 
để trẻ ăn ít một, hết lại lấy thêm. Trong khi ăn, tôi còn động viên, khen ngợi trẻ kịp 
thời: “Con ăn ngoan, ăn nhiều rau và cá thịt thì cơ thể con sẽ cao lớn và khỏe mạnh 
đấy” Tuy trẻ ăn hơi lâu hơn các bạn nhưng tôi không hề thúc giục mà cứ để trẻ 
ăn từ từ nhai kỹ, đồng thời có những khích lệ kịp thời để trẻ ăn nhanh kịp các bạn 
khác.
 Phối hợp với giáo viên trong lớp theo dõi sát sao từng trẻ lười ăn, ăn chậm. 
Từ đó, nắm được đặc điểm riêng, cá tính của từng trẻ và kịp thời điều chỉnh cho 
phù hợp.
 Ví dụ: Cháu Tuấn hay ngậm cơm, đến giờ ăn tôi chú ý nhắc cháu nhai cơm, 
nuốt hết cơm trong miệng.
 Cháu Như chỉ ăn cơm canh, tôi động viên, khuyến khích cháu ăn thêm thức 
ăn mặn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tôi xúc thức ăn mặn cho cháu từng ít một 
để cháu tập ăn dần.
 Ngoài ra, tôi còn kết hợp với phụ huynh khi về nhà cũng dạy trẻ tập xúc ăn 
như ở lớp. Có như vậy việc dạy và rèn nề nếp thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ 
của cô giáo mới có kết quả cao.
 Giải pháp 4: Giáo dục trẻ có thói quen tốt trong ăn uống thông qua các 
câu chuyện, bài thơ, bài hát.
 Hàng ngày các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động: giờ ăn, giờ ngủ, vệ 
sinh, học tập, vui chơi, giờ đón, giờ trả... mọi sinh hoạt đều là những hình thức để 
trẻ được rèn luyện. Đối với độ tuổi này, để đưa trẻ vào nề nếp thói quen không phải 
là chuyện dễ dàng và đơn giản, bởi thực tế trẻ còn rất bé, chưa có ý thức được như 
các anh chị lớn, điều này cũng là một thử thách cho cô giáo. Vì vậy, muốn tạo cho 
trẻ có được thói quen tốt trong ăn uống, tôi phải luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình 
cảm với trẻ, để uốn nắn và rèn luyện trẻ. 
 Tôi còn chú trọng việc sưu tầm các bài hát, bài thơ, câu chuyện, trò chơi có 
nội dung nói về nề nếp thói quen tốt trong ăn uống để rèn luyện cho trẻ, nhằm giúp 
trẻ nhớ lâu và khó quên:
 6

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_tuoi_c.doc