Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Trung Mầu

Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu qua trọng của việc của việc chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển cho trẻ một cách toàn diện, thông qua các hoạt động đó trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập vận động phải linh hoạt, nhanh nhẹn và không sai phương pháp để cơ thể khỏe mạnh hơn. Phát triển thể chất còn giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vận động tạo cho trẻ tinh thần thoải mái, sảng khoái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Khi kết hợp giữa thể dục với âm nhạc giúp trẻ thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo. Mặt khác, trong những năm qua, hoạt động phát triển thể chất cho trẻ đã được Bộ GD, Sở GD-ĐT triển khai rộng về các trường học, đến từng giáo viên với nhiều giải pháp tích cực và thực hiện có hiệu quả.Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong mọi hoạt động, trẻ biết tự lập, chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình, có hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn. Song việc nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng là một việc hết sức khó khăn. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đòi hỏi bản thân tôi phải linh hoạt sáng tạo có những đổi mới trong việc giáo dục trẻ.
docx 32 trang thuydung 08/05/2024 1340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Trung Mầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Trung Mầu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Trung Mầu
 MỤC LỤC
Mục Nội dung Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 2
 1 Lý do chọn đề tài: 2
 2 Mục đích nghiên cứu: 3
 3 Đối tượng nghiên cứu: 2
 4 Phương pháp nghiên cứu 3
 5 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
 1. Cơ sở lý luận: 4
 2. Thực trạng của vấn đề: 4
 2.1 Thuận lợi 5
 2.2 Khó khăn 5
 2.3 Bảng khảo sát thực tiễn đầu năm 6
 3. Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện 7
 3.1. Biện pháp 1: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 7
 3.2. Biện pháp 2: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. 8
 3.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ 9
 Biện pháp 4: Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào 
 3.4. 11
 hoạt động thể chất
 Biện pháp 5: Sáng tạo đồ dùng phục vụ giờ thể dục đảm bảo 
 3.5. 14
 an toàn đẹp mắt.
 Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh để giúp trẻ yêu thích 
 3.6. 15
 thể dục.
 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. 16
 5. Bảng khảo sát cuối năm. 17
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 18
 1. Kết luận 18
 2. Bài học kinh nghiệm 19
 3. Kiến nghị 20
PHẦN IV. PHỤ LỤC - MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG
 1/20 2. Mục đích nghiên cứu: 
 Tìm ra một số biện phá giúp trẻ 24- 36 tháng phát triển thể chất tại trường 
mầm non”
 Hướng dẫn trẻ 1 số kĩ năng phát triển thể chất trong trường mầm non.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Đề tài được thực hiện trong năm học 2022 – 2023
 - Áp dụng tại lớp nhà trẻ D1 – Trường mầm non Trung Mầu.
 4. Phương pháp nghiên cứu: 
 + Phương pháp nghiên cứu lý luận
 + Phương pháp điều tra thực tiễn
 + Phương pháp kiểm tra đánh giá.
 + Phương pháp quan sát.
 5. Phạm vi nghiên cứu 
- Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2022 – 2023: Bắt đầu từ tháng 9/2022 
đến tháng 3/ 2023.
 3/20 đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển thể chất 
tại trường mầm non”. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và 
khó khăn sau:
 2.1.Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của phòng giáo dục đào tạo huyện, của nhà trường 
trong việc bồi dưỡng chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm 
sóc giáo dục trẻ. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn còn luôn tạo điều kiện thuận lợi 
để giáo viên thực hiện chương trình tốt nhất.
 Nội dung hoạt động giáo dục trẻ phát triển thể chất đã được nhiều phụ huynh 
quan tâm, đặc biệt là một số phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc 
phát triển thể chất cho trẻ.
 Bản thân tôi nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và khả năng tiếp thu kiến thức của 
trẻ độ tuổi này.
 Bản thân tôi luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Ham tìm tòi. Với vai trò là 
người mẹ hiền thứ hai của trẻ tôi luôn có tấm lòng bao dung, độ lượng, thường 
xuyên nghiên cứu các tài liệu, sáng tạo nhiều cái mới trong công tác giảng dạy 
có ý thức vươn lên, cố gắng rèn luyện bản thân, nhanh nhẹn hoạt bát trong mọi 
lĩnh vực, có năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức cố gắng 
rèn luyện về chuẩn mực đạo đức, nhân cách, hành vi để làm gương cho trẻ noi 
theo.
 Điều may mắn nhất là tôi được sống trong một tập thể chị em đoàn kết, yêu 
thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, 
cùng nhau học hỏi trao đổi kinh nghiệm. Từ đó, tôi học được những điều hay lẽ 
phải, những kinh nghiệm quý báu.
 2.2.Khó khăn.
 Cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn: Đồ dùng phát triển thể 
chất còn hạn chế, chưa đồng bộ.
 Lứa tuổi trẻ còn quá nhỏ, cơ thể quá non nớt, ngôn ngữ và nhận thức của trẻ 
rất yếu nên rất khó khăn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
 Lớp có nhiều trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động, có 
một số trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi nên gây rất nhiều khó khăn cho việc tham 
gia vào các hoạt động nhất là giờ giáo dục thể chất nói chung và giờ thể dục 
sáng nói riêng.
 Tỷ lệ trẻ nam và nữ còn chênh lệch khá nhiều,vì vậy đôi khi còn ảnh hưởng 
đến việc áp dụng trò chơi vận động khi dạy trẻ. Vì trẻ ở lứa tuổi 24 – 36 tháng, 
ngôn ngữ còn hạn chế cộng với sự giao tiếp với xung quanh còn ít nên việc đưa 
 5/20 Với tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách như vậy, nên tôi rất băn khoăn lo 
lắng và trăn trở làm thế nào để giúp phát triển thể chất trẻ 24-36 tháng một cách 
tốt nhất và tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
 3. Các biện pháp, giải pháp thực hiện cho sáng kiến.
 3.1. Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục dinh dưỡng phù hợp cho 
trẻ 
 Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi con người nói chung và 
trẻ em nói riêng. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển về thể lực và trí lực. Nếu 
được nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ mau lớn, khỏe mạnh, thông minh và học giỏi. Ngược 
lại nếu nuôi dưỡng không đúng cách trẻ sẽ bị còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển 
và dễ dàng mắc bệnh.
 Dinh dưỡng không hợp lý kể cả thiếu hay thừa đều ảnh hưởng đến sức 
khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy làm thế nào để trẻ được cung cấp dinh dưỡng 
một cách đầy đủ và khoa học nhất ngoài việc quan tâm chăm sóc của người lớn 
thì chúng ta cũng cần giáo dục sinh dưỡng cho trẻ bởi trẻ ở lứa tuổi này rất nhạy 
cảm mau chóng tiếp thu được những điều học được và hình thành dấu ấn lâu dài. 
Vì vậy khi lựa chọn các nội dung giáo dục dinh dưỡng để giúp trẻ thay đổi nhận 
thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác, tự chăm lo vấn đề ăn uống và sức 
khỏe của cá nhân mình là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên những nội dung đưa 
vào giáo dục trẻ phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ tránh mẫu giáo 
hóa ngoài khả năng hiểu biết của trẻ để đảm bảo được hiệu quả như mong đợi. 
Do vậy, Tôi đã lựa chọn một số nội dung hình thức giáo dục dinh dưỡng như 
sau: 
 Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ góp phần phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ 
thông qua giáo dục dinh dưỡng cung cấp cho trẻ một số khái niệm cơ bản
 + Biết ăn uống đúng cách để có lợi cho sức khỏe: biết thức ăn cung cấp dinh 
dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Cung cấp kiến thức về bốn nhóm thực phẩm cơ 
bản: Protein. Lipit, Glucid, Vitamin.
 + Chúng ta cần thức ăn và nước uống để sống, lớn lên, có sức khỏe có sức lực 
để vui chơi học tập.
 + Thành phần các món ăn đơn giản quen thuộc hàng ngày.
 + Giữ gìn vệ sinh thân thể để giúp cho cơ thể phòng tránh bệnh tật, cơ thể khỏe 
mạnh.
 + Mặc trang phục phù hợp thời tiết để phòng bệnh và vận động thoải mái.
 + Có một số vật dụng nguy hiểm và những nơi nguy hiểm đến tính mạng cần 
nhận biết và phòng tránh, và bảo vệ sức khỏe.
 7/20 ngôn ngữ, vận động, quan sát, tưởng tượng trong giai đoạn vàng phát triển tâm 
lý trẻ 2 – 3 tuổi này. 
 Những trò chơi xây dựng, lắp ghép sẽ giúp trẻ hiểu thêm về kích thước, 
màu sắc, hình khối và giúp trẻ phát triển vận động tay khéo léo, vững vàng hơn. 
Nhận thức trong tâm lý trẻ 2 – 3 tuổi phát triển rất nhanh, do đó người lớn nên 
cho trẻ chơi các trò theo sự tăng dần về độ khó cũng như phức tạp của trò chơi 
để khám phá hết tiềm năng của trẻ.
 VD: + Trò chơi xếp tháp: Mô phỏng trò chơi xây dựng để cho trẻ học theo, ví 
dụ xếp một khối tháp hoặc một ngôi nhà bằng nhiều khối đồ chơi có hình dáng, 
màu sắc, kích thước khác nhau.
 + Ghép hình: Cho trẻ những mảnh ghép rời rạc nhau và trẻ sẽ kiên nhẫn 
tìm tòi rồi ghép chúng lại thành những hình ảnh con vật, đồ chơi hoàn chỉnh.
 (Hình ảnh: Trẻ khám phá đồ dùng đồ chơi góc vận động – Phần phụ lục)
 3.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ
 Mỗi đứa trẻ là một sự khác biệt chúng khác nhau về mức độ tiếp thu kiến 
thức và mức độ hình thành kỹ năng, vì vậy không nên ép trẻ khác. Tôi cần hiểu 
nhu cầu, sở thích, trình độ, khả năng của trẻ trong lớp và cá nhân từng trẻ để xác 
định mục tiêu lựa chọn nội dung hoạt động phù hợp và có ý nghĩa.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát các kỹ năng của trẻ để xây dựng kế 
hoạch giáo dục trẻ một cách phù hợp nhất.
 Dựa vào chương trình kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường xây 
dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi.
 Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập vào giai đoạn của 
chương trình năm học.
 Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ.
 Bước đầu tiên, xác định mục tiêu rõ ràng, mục tiêu xuất phát từ trẻ:
 +Trẻ cần biết cái gì? ( Kiến thức, kỹ năng)
 +Trẻ cần được học và chơi một cách vui vẻ?
 + Mục tiêu là quan sát, đánh giá được vào cuối bài học .
 + Các kết quả mong đợi có đạt được không.
 Tô đã xây dựng nội dung kế hoạch các vận động tập luyện cho trẻ, xác 
định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dấn trẻ 
cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã 
biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong 
chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần 
từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các 
 9/20

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_nha_tre_24_3.docx