Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ

Trẻ ở độ tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị các sự vật, hành động cụ thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và các mối quan hệ. Tuy nhiên mức độ hiểu nghĩa của các từ này ở trẻ còn rất hạn chế và có nét đặc trưng riêng, trẻ sử dụng các từ biểu thị thời gian chưa chính xác, trẻ nhận thức về công cụ ngữ pháp và sử dụng nó còn rất hạn chế, chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các loại từ trong các từ, biết sử dụng nhiều loại câu, bằng con đường giao tiếp thường xuyên, có hệ thống của trẻ với người lớn về những sự vật, sự việc trẻ được nhìn thấy trong sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ” làm đề tài nghiên cứu tại lớp 24-36 tháng tuổi trường Mầm non Hoa Sữa.
docx 31 trang thuydung 08/05/2024 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ
giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và
phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp sẽ dễ 
dàng tiếp cận với các môn khoa học khác ở độ tuổi mẫu giáo: môi trường xung 
quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình
 Trẻ ở độ tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị các sự vật, hành động cụ 
thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và các mối quan 
hệ. Tuy nhiên mức độ hiểu nghĩa của các từ này ở trẻ còn rất hạn chế và có nét đặc 
trưng riêng, trẻ sử dụng các từ biểu thị thời gian chưa chính xác, trẻ nhận thức về 
công cụ ngữ pháp và sử dụng nó còn rất hạn chế, chúng ta cần phải giúp trẻ phát 
triển mở rộng các loại từ trong các từ, biết sử dụng nhiều loại câu, bằng con đường 
giao tiếp thường xuyên, có hệ thống của trẻ với người lớn về những sự vật, sự việc 
trẻ được nhìn thấy trong sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy tôi chọn đề tài : “ Một số 
biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ” làm đề tài nghiên cứu 
tại lớp 24-36 tháng tuổi trường Mầm non Hoa Sữa.
2. Mục đích nghiên cứu 
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 - Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến tâm sinh lý trẻ em, biện pháp giúp 
trẻ 24-36 tháng nói rõ ràng, mạnh dạn, trả lời câu hỏi của cô.
 - Tìm hiểu thực trạng vềphát triển ngôn ngữ trong trường mầm non.
 - Đề xuất một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu: 
 + Tổ chức cho trẻ làm quen và gây hứng thú tích cực vào các hoạt động có chủ 
đích (LQVH, HĐTH, LQCV) trong giờ hoạt động ngoài trời,hoạt động góc, mọi 
lúc mọi nơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Phạm vi nghiên cứu: 
 +Tại lớp D2 ( nhóm trẻ 24- 36 tháng) trường Mầm Non Hoa Sữa Quận Long 
Biên- TP Hà Nội từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018
5. Phương pháp nghiên cứu.
 2/30 
 PHẦN II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ
1. Cơ sở lý luận:
 Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ 
Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu 
được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ 
nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình 
thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng 
đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của 
người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi 
người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó.
 Năm thứ ba là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển ngôn ngữ của 
trẻ. “ Trẻ lên ba cả nhà học nói”, điều này thật đúng. Do đặc điểm và nhu cầu giao 
tiếp mà giai đoạn ba tuổi, lời nói của trẻ phát triển với tốc độ mạnh mẽ nhất. Chính
yếu tố này đòi hỏi người lớn phải hướng trẻ vào thế giới xung quanh, phát triển ở 
trẻ năng lực quan sát, nhận biết các đồ vật, hiện tượng khác nhau, đồng thời cho trẻ 
làm quen với hoạt động của người lớn. Có như vậy mới phát triển được mặt hiểu ý 
nghĩa của lời nói, khả năng phát âm, các chức năng giao tiếp và điều quan trọng 
nhất là ở chỗ làm sao cho trẻ không những nắm vững từ mà còn học sử dụng chúng 
theo ý mình. Điều này không tự đến, nhu cầu sử dụng ngữ liệu vào giao tiếp cần 
phải được giáo dục, quan hệ của người lớn đối với trẻ có ý nghĩa rất quan trọng 
đối với sự phát triển kịp thời lời nói cho trẻ, thái độ quan tâm, thận trọng, hết mình 
của cô giáo tạo ra sự phát triển những tình cảm tích cực và những phản ứng khác 
nhau, thiếu những thứ đó không thể tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ và phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ. Những tác động sư phạm phải được tiến hành thường xuyên và 
hướng vào tất cả các mặt phát triển thần kinh- tâm lý của trẻ, chỉ có sự phát triển 
toàn diện như vậy ở trẻ mới hình thành được ngôn ngữ.
 2. Thực trạng của vấn đề
 Đầu năm học 2017-2018, tôi được phân công lớp nhà trẻ (24-36 tháng tuổi) 
cùng với cô giáo Vũ Thu Hằng và cô giáo Đặng Thị Hoa với sĩ số là 36 cháu. 
 4/30 
với các cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiên sinh hoạt và các hoạt động ở 
lớp, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và cá tính khác nhau.
 -Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết khối lượng các âm tiếp thu cũng như 
trật tự các từ khi nhắc lại câu của người lớn, nên trẻ bỏ bớt từ, bỏ bớt âm khi nói.
 -85% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức còn hạn chế dẫn đến 
tình trạng trẻ thường dùng từ không chính xác.
 - 60% trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng chữ x-s, dấu ngã - dấu sắc, dấu 
hỏi, dấu nặng
 - Ở lớp nhà trẻ, thời gian chăm sóc trẻ chiếm đa số nên việc giáo viên chú 
ý phát triển vốn từ cho trẻ đôi khi còn gặp nhiều khó khăn.
 -Đa số phụ huynh đều bận công việc nên ít có thời gian trò chuyện với trẻ
 - Trẻ được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu trẻ cần mà không cần phải dùng lời để 
yêu cầu hoặc xin, nên trẻ chậm nói
 Điều trăn trở nhất đối với tôi lúc này là làm sao để cho những cháu chậm nói, 
phát âm chưa rõ lời: nói được những từ đơn giản như các bạn cùng độ tuổi, đồng 
thời phát triển được khả năng phát âm, hiểu ý nghĩa lời nói, khả năng khái quát và 
chức năng giao tiếp ngôn ngữ được chuẩn mực ở các trẻ khác.
 Tôi tiến hành khảo sát trẻ trong lớp, kết quả như sau: 
 Đạt Chưa đạt
 Tiêu chí Số Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
 lượng
 12/36 33,3% 24/36 66,7%
 Vốn từ
 Khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ 16/36 44,4% 20/36 55,6%
 Và phát âm
 Khả năng nói đúng ngữ pháp 12/36 33,3% 24/36 66,7%
 Khả năng giao tiếp 10/36 27,7% 26/36 72,3%
 6/30 
gì nhỉ?, thế là tôi chia cơm và giới thiệu món ăn
 Ví dụ: Món mặn là “ trứng đúc thịt”, món canh “ Canh tôm mồng tơi” 
 Hôm nay các con được ăn cơm với món ăn mặn là “Trứng đúc thịt”
Vậy thịt, trứng cung cấp cho chúng ta chất dinh dưỡng gì? (chất đạm), canh rau 
cung cấp cho chúng ta chất gì? (vitamin, chất xơ), tôi luôn trò chuyện với trẻ
trước khi ăn để tạo không khí vui vẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng vừa củng cố vốn từ 
cho trẻ
 Giờ ăn của các trẻ
 Qua giờ ăn, trẻ có lượng kiến thức phong phú, có thêm kỹ năng vệ sinh, xúc 
ăn gọn gàng.
 3.1.3 Qua giờ ngủ
 Đối với trẻ em, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn và nước uống 
hàng ngày. Một giấc ngủ sâu là điều rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về 
thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Ngược lại ngủ không ngon giấc hoặc có thể bị thiếu ngủ, 
sẽ khiến trẻ cáu gắt, quấy khóc, không tập trung, mệt mỏi. Nếu thường xuyên ở 
trong tình trạng trẻ này sẽ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác và dĩ nhiên là sẽ 
không nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát và về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của 
trẻ.
 8/30 
khả năng ghi nhớ có chủ đích.
 - Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ 
thống câu hỏi:
 + Đây là củ gì? ( “Củ cà rốt ạ”)
 + Củ cà rốt có màu gì? ( màu cam ạ)
 + Đây là gì? ( cuống cà rốt ạ)
 + Chỉ cho cô lá cà rốt đâu? Các con nói lá cà rốt nào. ( lá cà rốt ạ)
 + Lá cà rốt màu gì? ( Màu xanh ạ)
 - Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói 
được cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói cộc lốc , thiếu từ cô phải sửa 
ngay cho trẻ.
 Giờ học nhận biết tập nói : “Củ cà rốt”
 VD2 : Bài nhận biết “ Ô tô”
 Khi vào bài tôi đặt câu đố: 
 “ Xe gì bốn bánh
 Chạy ở trên đường
 Còi kêu bim bim
 10/30

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.docx