Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tốt ba màu Xanh - Đỏ - Vàng
Điểm mới của đề tài này là: “Dạy trẻ khả năng nhận biết phân biệt ba màu thông qua hoạt động phát triển nhận thức và hoạt động khác trong trường mầm non; Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ; phối kết hợp với cha mẹ trong việc dạy trẻ”. Nhằm giúp tôi đạt được hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp mà tôi phụ trách, giúp cho giáo viên có những định hướng, phương pháp giáng dạy thu hút hấp dẫn, giúp trẻ nhận biết phân biệt rõ 3 màu: xanh, đỏ, vàng qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến này là về khả năng nhận biết phân biệt ba màu xanh - đỏ - vàng cho trẻ 24 - 36 tháng. Đề tài của tôi mới viết lần đầu, được hội đồng khoa học nhà trường góp ý bổ sung đã đánh giá xếp loại tốt, đã được áp dụng tại trường nơi tôi công tác và nhân rộng các trường mầm non trong toàn huyện, toàn tỉnh, được đăng tải trên trang website giáo án điện tử,... nhằm thực hiện có hiệu quả trong lĩnh vực phát triển nhận thức về màu của trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tốt ba màu Xanh - Đỏ - Vàng
hơn. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 24 -36 tháng tuổi, trẻ chỉ có thể nhận biết phân biệt được ba màu cơ bản đó là màu xanh - đỏ - vàng. Chính vì thế giúp trẻ nhận biết phân biệt được tốt ba màu xanh - đỏ - vàng, nhất là với trẻ 24 - 36 tháng tuổi là một vấn đề tôi luôn quan tâm, suy nghĩ nhiều để tìm ra được những biện pháp tốt nhất để dạy trẻ. Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tốt ba màu Xanh - Đỏ - Vàng” . 1.2. Điểm mới - Phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp * Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Điểm mới của đề tài này là: “Dạy trẻ khả năng nhận biết phân biệt ba màu thông qua hoạt động phát triển nhận thức và hoạt động khác trong trường mầm non; Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ; phối kết hợp với cha mẹ trong việc dạy trẻ”. Nhằm giúp tôi đạt được hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp mà tôi phụ trách, giúp cho giáo viên có những định hướng, phương pháp giáng dạy thu hút hấp dẫn, giúp trẻ nhận biết phân biệt rõ 3 màu: xanh, đỏ, vàng qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. * Phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến này là về khả năng nhận biết phân biệt ba màu xanh - đỏ - vàng cho trẻ 24 - 36 tháng. Đề tài của tôi mới viết lần đầu, được hội đồng khoa học nhà trường góp ý bổ sung đã đánh giá xếp loại tốt, đã được áp dụng tại trường nơi tôi công tác và nhân rộng các trường mầm non trong toàn huyện, toàn tỉnh, được đăng tải trên trang website giáo án điện tử,... nhằm thực hiện có hiệu quả trong lĩnh vực phát triển nhận thức về màu của trẻ. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng nghiên cứu đề tài, sáng kiến, giải pháp Như chúng ta đã biết trẻ mầm non đặc biệt là lứa tuổi 24 - 36 tháng ngôn ngữ, nhận thức còn rất non nớt. Trẻ đang tuổi học ăn học nói nên cái gì cũng chỉ là mở đầu. Nhận biết thế giới xung quanh còn mờ nhạt và chưa rõ ràng. Trẻ học rồi đấy, mai lại quên. Đặc biệt, trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng chưa nhận biết được rõ các màu cơ bản. Trẻ nhìn màu xanh thì nói màu vàng, nhìn thấy màu vàng lại nói màu đỏ Thực tế ở lớp tôi việc nhận biết và phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng của trẻ là không đồng đều, đặc điểm tâm, sinh lí của mỗi trẻ lại khác nhau. Có trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng rất tốt, tôi cầm bất cứ đồ dùng, đồ chơi nào trên tay mang một trong ba màu trên cháu đều nhận biết được đúng màu khi được cô hỏi. Nhưng cũng có nhiều trẻ khả năng nhận biết phân biệt màu còn hạn chế 2 chưa có nề nếp. Một số trẻ chưa có kiến thức gì về màu sắc. Một số trẻ cô hỏi trẻ không trả lời. Khả năng ghi nhớ của trẻ còn hạn chế, không đồng đều. Trẻ nhầm lẫn các màu, nay nhớ mai quên. Trẻ đi học không đều, nhất là những ngày mưa gió hoặc giá rét. Một số trẻ rụt rè, nhút nhát ít tham gia hoạt động, không tự tin khi nghe cô hỏi Đồ dùng của cô như tài liệu, tranh, ảnh, các trang thiết bị còn thiếu. Đa số phụ huynh bận công việc nghề nông hoặc một lí do khách quan nào đó ít có thời gian dạy cho trẻ phân biệt màu sắc, hay khi có thời gian cũng chỉ chú ý tới là trẻ hát được bài hát gì, có thuộc bài thơ nào không. Do vậy mà việc nhận biết phân biệt ba màu xanh đỏ vàng của trẻ còn ít. * Khảo sát thực trạng: Vào đầu tháng 9/2020, tôi tiến hành khảo sát trẻ để phân loại đạt và chưa đạt dựa trên ba tiêu chí để làm cơ sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ. Kết quả khảo sát như sau: TT Nội dung Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ đạt (%) chưa (%) đạt 1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 17/29 58,6 12/29 41,4 2 Trẻ nhận biết phân biệt được ba màu 8/29 27,6 21/29 72,4 xanh, đỏ, vàng 3 Trẻ biết chỉ, gọi tên màu xanh, đỏ, 11/29 37,9 18/29 62,1 vàng Với kết quả khảo sát về khả năng nhận biết phân biệt ba màu cơ bản của trẻ 24 -36 tháng còn quá thấp. Chính vì vậy bản thân tôi luôn luôn suy nghĩ tìm tòi những biện pháp, giải pháp tối ưu nhất để nhằm thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tốt ba màu xanh - đỏ - vàng” đạt hiệu quả cao nhất. 2.2. Các giải pháp 2.2.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng cho trẻ Muốn giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu cơ bản có hiệu quả thì giáo viên cần phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đặc điểm nhận thức, khả năng và hình thức tiếp thu cũng như các kỹ năng của từng trẻ từ đó lên kế 4 vào các hoạt động NBPB màu. Trẻ được NBPB màu thông qua các tiết học, các trò chơi, trẻ học và chơi một cách thoải mái, không gò bó vì mỗi hoạt động được sắp xếp lựa chọn theo từng mức độ từ dễ đến khó và phù hợp với khả năng của mỗi trẻ. Với kế hoạch này giúp tôi và các giáo viên khác dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị các đồ dùng đồ chơi, để cho trẻ hứng thú tham gia các hoạt động và đạt được hiệu quả cao nhất. 2.2.2. Dạy trẻ nhận biết màu xanh đỏ vàng qua hoạt động phát triển nhận thức Hoạt động phát triển nhận thức, đặc biệt là hoạt động nhận biết phân biệt là hoạt động chủ đạo cung cấp những kiến thức cơ bản, chính xác nhất cho trẻ về 3 màu: xanh, đỏ, vàng. Tùy theo từng chủ đề, chủ điểm tôi lựa chọn, sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh, vật thật có màu đỏ, màu vàng hoặc màu xanh để trẻ gọi tên đồ vật kèm theo màu sắc. Khi cho trẻ chơi trò chơi củng cố, tôi chọn trò chơi có đồ dùng trực quan mang màu sắc đỏ, vàng, xanh cho trẻ được cầm, được chọn theo yêu cầu của cô để trẻ phát âm. Từ đó trẻ sẽ hứng thú học hơn và việc lồng ghép, tích hợp nhận biết màu sắc sẽ thuận tiện hơn. Ví dụ 1: Đề tài: Nhận biết phân biệt: màu đỏ, màu xanh Tôi cho trẻ quan sát rổ bóng có nhiều màu khác nhau, yêu cầu trẻ lên tìm quả bóng màu đỏ, màu xanh giơ lên và nói màu đỏ, màu xanh. Trẻ lên tìm và phát âm lại theo yêu cầu của cô. Ôn luyện củng cố kiến thức cô tổ chức trò chơi “Đội nào chọn đúng”. Cô chia lớp thành 2 đội chơi, đội đỏ và đội xanh. Nhiệm vụ của hai đội là chọn bóng có màu theo yêu cầu của cô đi trong đường hẹp lên bỏ vào giỏ của đội mình. Đội đỏ chỉ được nhặt bóng màu đỏ, còn đội xanh chỉ được lấy bóng màu xanh. Ví dụ 2: Ôn nhận biết phân biệt màu xanh - đỏ - vàng Cô yêu cầu trẻ tìm và chỉ xung quanh lớp những đồ dùng đồ chơi nào có màu đỏ - xanh – vàng. Cô tổ chức các trò chơi cho trẻ. Mỗi trẻ được chọn một chiếc giỏ có màu mà mình thích, sau đó đi hái quả. Trẻ nào có giỏ màu đỏ sẽ hái quả màu đỏ, trẻ nào có giỏ màu vàng sẽ hái quả màu vàng, trẻ nào có giỏ xanh sẽ hái quả màu xanh. Cô kiểm tra và cho trẻ nói tên màu sắc quả, màu sắc giỏ. Ví dụ 3: Chủ đề nhánh “Các loại quả”: Đề tài: Nhận biết phân biệt: to - nhỏ Tôi cho trẻ nhận biết phân biệt quả cam - quả bưởi. Trẻ phân biệt quả nào to quả nào nhỏ. Lồng ghép phân biệt quả cam màu vàng, quả bưởi màu xanh. Với việc sử dụng vật thật, khi cho trẻ quan sát và chơi các trò chơi, trẻ trả lời nhanh, chính xác hơn về các màu sắc. 6 các chú gà con: Chú gà con có màu gì? cho trẻ trả lời và phát âm nhiều lần: “Gà con màu vàng”. * Thông qua lĩnh vực phát triển thể chất: Tùy theo từng chủ đề và tính chất của từng tiết học, tôi lồng ghép tích hợp cho trẻ nhận biết phân biệt màu sắc qua trang phục của mỗi đội hay các đồ dùng trong tiết học: gậy thể dục, bóng, vòng, nơ Ví dụ 1: Trong tiết thể dục thực hiện vận động cơ bản “Bò qua vật cản” tôi chuẩn bị vật cản màu đỏ, màu vàng. Khi thực hiện vận động lần 2 cho trẻ thi đua, tôi sẽ chia trẻ thành hai đội đỏ và vàng thông qua trang phục, đội đỏ sẽ bò qua vật cản màu đỏ, đội vàng bò qua vật cản màu vàng. Khi trẻ thực hiện xong, tôi sẽ hỏi “Các con đội gì? Bò qua vật cản màu gì?”. Như vậy, trẻ không những nhớ tên màu của đội mình, mà còn phân biệt màu cô yêu cầu bò qua với màu khác. Ví dụ 2: Ở vận động cơ bản “Đi có mang vật trên tay”, tôi chia lớp thành 3 tổ có băng rôn 3 màu, chuẩn bị túi cát và 3 ngôi nhà thỏ có 3 màu xanh - đỏ - vàng. Nhiệm vụ của mỗi đội: đội xanh sẽ lấy túi cát màu xanh cầm và đi đến để ở ngôi nhà của Thỏ xanh, đội vàng lấy túi cát màu vàng để vào ngôi nhà Thỏ vàng, đội đỏ lấy túi cát màu đỏ đến để vào nhà Thỏ đỏ. Qua đó, trẻ vừa thích thú với nhiệm vụ chơi, vừa củng cố tư duy về màu cho trẻ. * Thông qua lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội thẩm mỹ: Tùy theo từng bài dạy, từng chủ đề mà tôi lồng ghép tích hợp màu sắc để dạy trẻ. Trong hoạt động âm nhạc: Dựa vào nội dung bài hát, tôi lồng ghép nhận biết màu qua hoạt động gây hứng thú hoặc thi đua 3 tổ. Ví dụ 1 : Dạy hát bài “Bé và hoa” ở chủ đề “Cây và những bông hoa đẹp”, tôi gây hứng thú với trẻ bằng một bó hoa có màu đỏ màu vàng, trò chuyện về màu sắc của những bông hoa. Khi hát tôi cầm bó hoa đung đưa theo nhạc, cho trẻ thi đua giữa 3 đội: hoa xanh, hoa đỏ, hoa vàng thì trẻ rất hứng thú. Trong hoạt động tạo hình: Tôi kết hợp hỏi trẻ màu sắc của mẫu vẽ, mẫu di màu, đất nặn Ví dụ 2: Tiết “Vẽ chiếc lá” tôi kết hợp hỏi trẻ “chiếc lá màu gì?, để vẽ được chiếc lá các con chọn màu gì để vẽ?” cho trẻ đưa màu xanh lên vẽ phỏng cùng cô. Hay tương tự tiết “Di màu con vịt”, tôi hỏi trẻ “Con vịt có màu gì” và cho trẻ nhắc lại nhiều lần “Con vịt màu vàng” và cho trẻ chọn màu vàng để di. Ví dụ 3: Khi dạy tiết “nặn quả cà chua” ở chủ đề Các loại rau bé thích, tôi chọn đất nặn màu đỏ và màu xanh để nặn. Khi cho trẻ quan sát mẫu, tôi kết hợp hỏi trẻ những câu hỏi về màu sắc như: quả cà chua có màu gì? Cuống cà chua màu gì?... 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.doc