Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật vô cùng quan trọng trong tâm hồn trẻ thơ, nhưng để hình thành âm nhạc cho trẻ là không đơn giản. Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi mới rời gia đình để đến lớp cùng cô và các bạn, lúc này trẻ còn lạ với môi trường mới nên trẻ còn quấy khóc nhiều, trẻ chưa nói rõ câu từ, nhiều trẻ không thích học môn âm nhạc.Vào những ngày đầu trẻ mới đến lớp, tôi hay hát cho trẻ nghe, tôi thấy một số trẻ rất thích nghe tôi hát, thích được đến gần bên cô, từ đó tôi tạo được ấn tượng đẹp trong lòng trẻ khi buổi đâu tiên trẻ tới lớp.
Có thể nói giáo dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể lực. Như M. Gorki đã nói: “Âm nhạc có tác động kì diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra các phẩm chất cao quý của con người”. Trên thực tế tôi thấy trẻ lứa tuổi mầm non rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc, muốn phát huy được điều đó thì giáo viên cần phải linh động, sáng tạo, biết lồng ghép và tích hợp các hoạt động âm nhạc để tạo hứng thú giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. Nhất là lứa tuổi 24-36 tháng, tôi thấy các con thích hoạt động âm nhạc nhưng chưa thể hiện rõ hoặc chưa giám thể hiện vì còn rụt rè, chưa biết cách thể hiện cảm xúc âm nhạc, chưa có một số kỹ năng âm nhạc đơn giản. Chính vì vậy, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt.Nhất là trong trường mầm non nên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc”làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2022-2023.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc
2 gia vào các hoạt động có âm nhạc, muốn phát huy được điều đó thì giáo viên cần phải linh động, sáng tạo, biết lồng ghép và tích hợp các hoạt động âm nhạc để tạo hứng thú giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. Nhất là lứa tuổi 24- 36 tháng, tôi thấy các con thích hoạt động âm nhạc nhưng chưa thể hiện rõ hoặc chưa giám thể hiện vì còn rụt rè, chưa biết cách thể hiện cảm xúc âm nhạc, chưa có một số kỹ năng âm nhạc đơn giản. Chính vì vậy, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt.Nhất là trong trường mầm non nên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc”làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm hoc 2022-2023. 3. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng cảm thụ âm nhạc, niềm say mê, hứng thú của trẻ với hoạt động âm nhạc, nhằm phát huy khả năng âm nhạc cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng.Từ đó đưa ra một số biện pháp giúp trẻ tích cực, mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động âm nhạc cũng như các hoạt động khác của trẻ ở trường mầm non. 4. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng phát huy tính tích cực trong hoạt động âm nhạc. 5. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Tôi đã thực hiện đề tài này với lớp nhà trẻ 24-36 tháng D2, trường Mầm non 1-6. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp quan sát, trải nghiệm. - Phương pháp lựa chọn tổng hợp nội dung. - Phương pháp thực nghiệm khoa học. - Phương pháp kích thích sự hứng thú. - Phương pháp tuyên truyền, kiểm tra đánh giá. 7. Phạm vi và thời gian thực hiện : - Đề tài được thực hiện tại lớp nhà trẻ D2, Trường Mần Non 1-6 - Số lượng trẻ : 20 trẻ. Trong đó có 12 trẻ nam và 8 trẻ nữ. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc” 4 2.1.Thuận lợi: - Về cơ sở vật chất: Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non. Nhà trường đã đầu tư một số trang thiết bị như: ti vi, loa đài, đầu đĩa phục vụ cho mọi hoạt động của trẻ. - Về giáo viên: Bản thân tôi là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ,được phụ huynh tin yêu. Bản thân tôi luôn tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.Tôi luôn có ý thức tự giác trong công việc, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu thương gần gũi, đối xử công bằng với trẻ.Vì thế không khí lớp học luôn ấm cúng và thân thiện. Đó là môi trường tốt giúp tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này. Về phía trẻ: Với tổng số cháu là 31 cháu, trong đó có 12 cháu là nam còn lại 8 cháu là nữ, trẻ được đến trường ngay từ đầu năm nên trẻ ngoan ngoãn, sạch sẽ, khỏe mạnh hồn nhiên và yêu thích hoạt động làm quen âm nhạc. - Về phía phụ huynh: Nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh . 2.2. Khó khăn: - Về cơ sở vật chất: Không gian lớp học còn nhỏ, hẹp chưa đủ diện tích cho trẻ học tập và vui chơi. Đồ dùng cho hoạt động âm nhạc chưa phong phú, chưa đồng bộ, chưa đảm bảo tính thẩm mỹnên chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động học cũng như hoạt động vui chơi của trẻ - Về phía giáo viên: Bản thân tôi còn hạn chế về năng khiếu đàn hát cho nên việc giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn. Về phía trẻ: trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều. Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên tới trường nên chưa có nề nếp học tập. Tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng hòa nhập không đều. Một số trẻ nhút nhát và không đi học đều, một số trẻ còn phát âm ngọng, chưathích hoạt động âm nhạc, chưa biết thể hiện cảm xúc âm nhạc, trẻ chưa tự tin, chưa có một số kỹ năng âm nhạc đơn giảnnhận thức còn chậm, chưa đồng đều. - Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh của lớp tôi làm nông nghiệp, kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn và nhận thức còn chưa đồng đều.Nên sựquan tâm của gia đình dành cho các cháu còn nhiều hạn chế. “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc” 6 * Ví dụ : Tôi tận dụng các phế liệu: các loại vỏ lon đúc sỏi vào trong để cho trẻsử dụng vào hoạt động âm nhạc, tạo ra tiếng kêu khi vỗ nhịp, vỏ hộp sữa bột, thùng giấy chứa hột hạt, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, các thanh tre...để tạo nên một số dụng cụ âm nhạc cho trẻ như phách tre,trống lắc Minh chứng 1: Một số đồ dùng tự tạo phục vụ cho giờ học âm nhạc. 4.2.Biện pháp 2: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng linh hoạt. Tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu, suy nghĩ thay đổi các hình thức, nội dung sao cho sinh động, hấp dẫn bằng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học, và tiết học xuyên suốt mà nhẹ nhàng lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. Trong hoạt động có chủ đích, việc xác định nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp phải hài hòa, đan xen phù hợp với khả năng của trẻ. Theo chương trình giáo dục mầm non mới. Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau mỗi giờ học chọn một phần làm trọng tâm: Nếu trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho trẻ hát thuộc bài hát, hát và thể hiện được cảm xúc theo giai điệu bài hát. Nếu trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc có trong tác phẩm. Khi vào hoạt động học: Trẻ mầm non có tính bắt chước nên việc làm mẫu càng phải chính xác, thể hiện hết được nội dung, tính chất của bài hát... làm cho trẻ nhanh thuộc, dễ nhớ và ghi nhớ tác phẩm lâu hơn. Khi giới thiệu bài hát tôi thường dùng lời dẫn dắt ngắn gọn, kết hợp với phương tiện trực quan, đồ chơi, tranh ảnh gắn với nội dung bài hát để giới thiệu thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Khi hát mẫu có nhiều cách như sau: Tôi hát chính xác, trọn vẹn bài hát. Hát thể hiện tính chất, sắc thái bài hát kết hợp cử chỉ, điệu bộ minh họa. Hát kết hợp nhạc đệm hoặc gõ dụng cụ âm nhạc đệm theo bài hát. Điều này giúp trẻ hình dung được hình tượng âm nhạc một cách đầy đủ, hấp dẫn.Trẻ sẽ cảm nhận được tính chất của bài hát(vui, buồn, sôi nổi hay êm dịu tha thiết...). Sau đó, tôi hát cho trẻ nghe. Tùy theo mức độ dễ hay khó, dài hay ngắn, phức tạp của bài hát cô có thể chọn cách dạy hát sao cho phù hợp với trẻ lớp mình. *Ví dụ như: Khi dạy trẻ hát bài “ Rửa mặt như mèo”. “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc” 8 Để tăng phần hấp dẫn của giờ học tôi cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc, nhằm phát triển năng khiếu, ôn luyện kiến thức kỹ năng của trẻ về âm nhạc. Sự phản ứng âm nhanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô hướng dẫn cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi.Tôi cho trẻ chơi trò chơi như : “ai nhanh nhất’’,“ Tai ai tinh”... 4.3: Biện pháp 3: Sử dụng nhạc cụ, học cụ và trang phục để thu hút trẻ. Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính chất hoạt động rất sâu sắc vì vậy sớm hình thành tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú say mê của trẻ. Ngoài những dụng cụ sẵn có của nhà trường tôi đã cùng với phụ huynh học sinh của lớp tận dụng những phế liệu để làm học cụ, để tạo ra những âm thanh khác nhau gây hứng thú và rất gần gũi, an toàn với trẻ. Trẻ được mặc trang phục và sử dụng đạo cụ phù hợp với tính chất âm nhạc và nội dung bài hát sẽ phong phú thêm đời sống văn hóa, có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, góp phần vào việc hình thành nhân cách trẻ. * Ví dụ: Dạy trẻ hát bài “Cô và mẹ” tôi cho trẻ lên biểu diễn với các dụng cụ như: đàn, micoro, xúc xắc.. Trẻ được thể hiện tình cảm của mình đối với cô giáo và mẹ. Minh chứng 3: Trẻ biểu diễn bài hát kết hợp với dụng cụ âm nhạc. 4.4. Biện pháp 4: Tích hợp hoạt động giáo dục âm nhạc vào các hoạt động khác. Với phương châm dạy trẻ: “ Học mà chơi, chơi mà học” nên chỉ cung cấp kiến thức cho trẻ trong tiết học thôi thì chưa đủ. Mà giáo viên cần phải biết tích lũy các kiến thức về âm nhạc cho trẻ trong các hoạt động như: thể dục sáng, hoạt động góc,... Âm nhạc được gắn liền với trẻ ở trường mầm non. Việc giáo dục âm nhạc được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa to lớn, nhờ đó cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên. Nhận thức được điều này tôi đã lồng ghép hoạt động âm nhạc vào các hoạt động khác trong ngày như: giờ đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động học, hoạt động góc... để trẻ có thêm kiến thức, kỹ năng và các hoạt động trở nên sinh động hơn. * Ở giờ đón trẻ:Giờ đón trẻ là lúc cần tạo ra không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường vì các cháu chưa tự giác, tự túc như học sinh phổ thông. Tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm của bố mẹ dành cho, trẻ đến trường với cô, với bạn cùng lớp, lúc này âm nhạc tác động rất lớn. Ngay từ đầu năm học, trong giờ đón trẻ, cô ân cần niềm nở với trẻ, mở nhạc cho trẻ nghe “Em đi mẫu giáo”- “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc”
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_nha_tre_24_3.doc