Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ trong Trường Mầm non Trung Mầu

Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa đồng với cộng đồng và trở thành một thành viên của xã hội. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được nhưng quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định đó. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt đối với trẻ 24-36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh,… mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ.
docx 30 trang thuydung 08/05/2024 950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ trong Trường Mầm non Trung Mầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ trong Trường Mầm non Trung Mầu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ trong Trường Mầm non Trung Mầu
 MỤC LỤC
 Mục Nội dung Trang
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1
 1 Lý do chọn đề tài: 1
 2 Mục đích nghiên cứu: 2
 3 Đối tượng nghiên cứu: 2
 4 Phương pháp nghiên cứu 2
 5 Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
 1 Cơ sở lý luận: 3
 2 Thực trạng của vấn đề: 3
 2.1 Thuận lợi 3
 2.2 Khó khăn 4
 2.3 Quá trình điều tra thực tiễn 4
 3 Biện pháp 5
 Biện pháp 1: Giáo viên cần hiểu đặc điểm tâm sinh lý, 
 3.1 5
 ngôn ngữ của trẻ 24 – 36 tháng.
 3.2 Biện pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học 6
 Biện pháp 3: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mọi lúc, mọi 
 3.3 10
 nơi.
 Biện pháp 4: Tổ chức một số trò chơi phát triển ngôn 
 3.4 13
 ngữ cho trẻ.
 Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết 
 3.5 15
 hợp với phụ huynh
 4 Kết quả 16
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17
 1 Kết luận 17
 2 Bài học kinh nghiệm 17
 3 Kiến nghị 18
PHẦN IV. PHỤ LỤC
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG Chính vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng 
phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non” nhằm nâng cao chất lượng 
chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay.
 2- Mục đích nghiên cứu: 
 Tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ ở trường 
mầm non Trung Mầu.
 Hướng dẫn trẻ 1 số kĩ năng phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non.
3- Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện trong năm học 2022 – 2023
- Áp dụng tại lớp nhà trẻ D1 – Trường mầm non Trung Mầu
4. Phương pháp nghiên cứu: 
 + Nghiên cứu lý luận
 + Phương pháp quan sát thực tiễn
 + Phương pháp kiểm tra đánh giá.
 + Phương pháp dùng lời
 + Phương pháp dùng trò chơi.
5. Phạm vi nghiên cứu 
- Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2022 – 2023: Bắt đầu từ tháng 9/2022 
đến hết tháng 2/ 2023.
 2/18 2.2. Khó khăn:
- Vì các cháu bắt đầu đi học nên còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện 
sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ. Mỗi cháu lại có những sở thích khác nhau và 
cá tính khác nhau
- Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp 
xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
- Đa số phụ huynh đều bận công việc nên ít nên ít có thời gian trò chuyện với 
trẻ, trẻ ở nhà còn xem tivi, điện thoại nhiều.
- 60% trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng chữ x-s, dấu ngã - dấu sắc, dấu hỏi 
- dấu nặng.
- Một số trẻ còn chậm nói, chậm phát triển trí tuệ ( bệnh Down bẩm sinh). 
2.3. Quá trình điều tra thực tiễn
 Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm 
đến đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ giao tiếp của từng trẻ nhằm khám 
phá, tìm hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để kịp thời có những biện pháp 
giáo dục và nâng cao dần ngôn ngữ cho trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy 
rằng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm. Khi trẻ nói 
hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp không đủ câu cho nên nhiều khi giáo 
viên không hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói, 
trẻ chỉ biết chỉ tay vào những thứ mình cần khi cô hỏi. Đây cũng là một trong 
những nguyên nhân của việc ngôn ngữ trẻ nghèo nàn.
 Qua quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này 
và tôi nghĩ rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện 
pháp phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ một cách có hiệu quả nhất để có thể 
giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.
 Kết quả điều tra, khảo sát đầu năm học 2022 – 2023:
 Đạt Chưa đạt
 Tiêu chí
 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ 9/25 36% 16/25 64%
và phát âm
Vốn từ 8/25 32% 17/25 68%
Khả năng nói đúng ngữ pháp 8/25 32% 17/25 68%
Khả năng giao tiếp 9/25 36% 16/25 64%
 4/18 Từ việc hiểu tâm sinh lý, đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, cô giáo mới có 
những giải pháp cung cấp, củng cố, ôn luyện phát âm, rèn nói cho trẻ đạt hiệu 
quả cao nhất thông qua viịe
 (Minh chứng sách tham khảo: Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục 
24-36 tháng; Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non) 
3.2. Biện pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học.
a. Thông qua giờ nhận biết tập nói:
 Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung 
cấp vốn từ vựng cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ 
máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói 
lắp. Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để 
gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ 
ràng ngắn gọn trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không 
nói cộc lốc.
 Ở hoạt động nhận biết tập nói, trẻ được phát âm nhiều, được nói nhiều và 
cũng dễ bộc lộ ý tưởng của mình muốn nói, cũng chính hoạt động này cô giáo 
phát hiện ra những cháu phát âm chuẩn, những cháu phát âm chưa chuẩn để sửa 
sai kịp thời
 VD1: Trong bài nhận biết “ Con cá” cô muốn cung cấp từ “ đuôi cá” cho 
trẻ cô phải chuẩn bị một con cá có thật và một con cá giả ( được làm bằng bìa) 
để cho trẻ quan sát. Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn, nhằm phát 
huy tính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích. Để giúp trẻ hứng 
thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ thống câu hỏi:
 + Đây là con gì? ( “ Con cá ạ”)
 + Các con nhìn xem cá bơi được là nhờ cái gì mà đang quẫy quẫy đây? 
(cái đuôi ạ)
 + Các con ơi, cá đang nhìn chúng ta đấy thế mắt cá nằm ở đâu nhỉ? ( Nằm 
ở trên đầu cá)
 + Đố các bạn biết cá sống ở đâu? ( Sống ở dưới nước)
 + Trên mình cá có cái gì mà lấp lánh thế? ( Có vẩy)
- Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được cả 
câu theo câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói cộc lốc, thiếu từ cô phải sửa ngay cho trẻ.
( Hình ảnh minh chứng biện pháp 2: Giờ nhận biết tập nói “ con cua – con cá”
 VD2: 
Bài nhận biết “ Ô tô”. Khi vào bài tôi đặt câu đố: 
 6/18 + Thỏ đã gặp ai? ( Cá sấu )
 + Cá sấu đã làm gì thỏ con? ( Đớp gọn thỏ vào mồm)
 + Cô giải thích từ “ đớp”
 + Thỏ đã nói với cá sấu như thế nào? ( Bác mà kêu hu hu tôi chẳng sợ 
đâu, bác mà kêu ha ha tôi sợ chết khiếp đi mất.
 + Cá sấu đã kêu như thế nào? ( ha ha)
 + Cô cho trẻ bắt chước giọng kêu của cá sấu: Hu...hu, ha..ha
 + Sau khi cá sấu kêu thì thỏ con như thế nào? Có thoát ra được không?
- Cô kể 1-2 lần cho trẻ nghe giúp trẻ hiểu thêm về tác phẩm và qua đó lấy nhân 
vật để giáo dục trẻ phải biết bình tĩnh, nhanh trí để xử lý mọi tình huống.
- Trong tiết học cô cũng đã hỏi cá nhân trẻ nhiều lần, giúp trẻ ghi nhớ, được phát 
âm nhiều, cung cấp thêm vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Bên cạnh đó cô kể kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan, rối que, thay đổi 
hình thức kể bằng rối bóng vào lần 3 để gây hứng thú cho trẻ.
( Hình ảnh minh chứng biện pháp 2: Giờ LQVH: truyện Chú thỏ tinh khôn)
 VD2: Dạy trẻ đọc thơ “ Cây bắp cải” 
Trong bài thơ tôi muốn cung cấp cho trẻ từ “ Sắp vòng quanh”. Tôi chuẩn bị 
một cây bắp cải thật để cho trẻ quan sát, trẻ phải được nhìn, sờ, ngửi, và qua 
vật thật tôi sễ giải thích cho trẻ từ “ sắp vòng quanh”. Tôi giải thích cho trẻ: Các 
con nhìn này đây là cây bắp cải mà hàng ngày mẹ vẫn mua về để nấu cho các 
con ăn đấy. các con nhìn xem lá bắp cải rất to có màu xanh và khi cây bắp cải 
càng lớn thì lá càng cuộn thành vòng tròn xếp trồng lên nhau lá non thì nằm ở 
bên trong được bao bọc bằng những lớp lá già ở ngoài . Bên cạnh đó tôi cũng 
chuẩn bị câu hỏi để trẻ trả lời: 
 + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? ( Cây bắp cải ạ)
 + Cây bắp cải trong bài thơ được miêu tả đẹp như thế nào? (xanh man 
mát)
 + Còn lá bắp cải được nhà thơ miêu tả ra sao? (Sắp vòng quanh ạ)
 + Búp cải non thì nằm ở đâu?( Nằm ở giữa ạ)
- Như vậy qua bài thơ ngoài những từ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn từ mới 
cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú. Ngoài việc cung cấp cho trẻ vốn từ 
mới thì việc sửa nói ngọng, nói lắp vô cùng quan trọng khi trẻ giao tiếp. Khi áp 
dụng vào bài dạy tôi luôn chú trọng đến điều này và kịp thời sửa sai cho trẻ ngay 
tại chỗ. 
 8/18

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.docx