Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng làm quen với trường lớp mầm non

Có rất nhiều trẻ hứng thú với việc đến lớp vào mỗi buổi sáng, nhưng trái lại cũng có rất nhiều trẻ có tâm lý sợ tới trường. Mặc dù ở đó có bạn bè để chơi, có thầy cô, nhưng với các bạn vẫn luôn sợ tới lớp. Thậm chí có những trẻ thường kêu với bố mẹ đau bụng vào sang thứ hai, tuy nhiên triệu chứng này của các con cũng nhanh biến mất nếu như cha mẹ cho phép trẻ nghỉ học ở nhà buổi hôm đó. Rõ ràng đó là những dấu hiệu tâm lý của những trẻ sợ đi học. Nguyên nhân chính đó là trẻ chưa tìm thấy hứng thú trong việc đi học, hoặc cảm thấy sợ cô giáo, sợ bị bạn bắt nạt, hoặc trẻ thấy buồn khi đến lớp. Thực tế đã khẳng định việc tạo tâm lý vui vẻ khi đến lớp mầm non thì trong ký ức của trẻ sau này, trường mầm non là ký ức tuyệt vời và rất nhiều kỷ niệm đẹp tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1 đầy hứng thú và tự tin, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Cho nên các nhóm lớp, các trường mầm non phải thật quan tâm đến việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm non.
doc 43 trang thuydung 08/05/2024 1310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng làm quen với trường lớp mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng làm quen với trường lớp mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng làm quen với trường lớp mầm non
 Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng làm quen với trường lớp mầm non"
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: .................................................................................................2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:................................................................................4
1. Cơ sở lí luận:....................................................................................................4
2. Cơ sở lí thực tiễn: ............................................................................................5
2.1 Thuận lợi: .......................................................................................................6
2.2 Khó khăn: .......................................................................................................7
3. Các biện pháp:.................................................................................................7
3.1 Biện pháp 1: Phân nhóm học sinh theo đặc điểm tâm lý để có biện pháp 
thích hợp ......7
3.2 Biện pháp 2: Phân nhóm học sinh theo đặc điểm tâm lý để có biện pháp 
thích hợp...8
3.3 Biện pháp 3: Đến với trẻ bằng tình cảm yêu thương trìu mến của người 
mẹ đem lại cảm giác an toàn cho trẻ ....16
3.4 Biện pháp 4: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện cho trẻ 17
3.5 Biện pháp 5: Tuyên truyền tới phụ huynh về việc chuẩn bị tâm lý và thể 
chất cho trẻ và cho phụ huynh ..25
3.6 Biện pháp 6: Tổ chức cho trẻ hoạt động, trải nghiệm trong môi trường đã 
được xây dựng. ...................................................................................................30
3.7 Biện pháp 7: Biện pháp khen thưởng ........................................................38
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: ................................................................38
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..........................................................................41
1. Kết luận ..........................................................................................................41
2. Bài học kinh nghiệm: ....................................................................................41
3. Kiến nghị:.......................................................................................................41
 1 Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng làm quen với trường lớp mầm non"
lớp nhà trẻ D, trong thời gian qua tôi luôn quan tâm chăm sóc trẻ còn chưa quen 
với trường lớp và tìm ra nhiều biện pháp giúp trẻ nhanh chóng làm quen với môi 
trường mới. Tôi suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp trẻ 
24 - 36 tháng làm quen với trường lớp mầm non", tại lớp nhà trẻ D1 năm học 
2017 - 2018. 
 3 Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng làm quen với trường lớp mầm non"
trải qua trường mầm non, trẻ sẽ gặp nhiều bất lợi, chậm phát triển khoảng 1 năm 
và nói chậm hơn nửa năm so với những trẻ có học ở trường mầm non. Những trẻ 
không học mầm non có thể không bao giờ đuổi kịp những đứa trẻ khác ở cấp 
học lớn hơn, lợi ích của việc học mẫu giáo sẽ được kiểm chứng khi trẻ bước 
sang tuổi 15. Cuộc nghiên cứu cho thấy1/2 trẻ không đi học mẫu giáo có nguy 
cơ bị ở lại lớp ở cấp bậc trung học, còn trẻ có đi học mầm non thì tỷ lệ này thấp 
hơn 1/3. Ở tuổi 21 những người có trải qua cấp học mầm non có khả năng vào 
đại học cao gấp 2 lần so với những người khác, những so sánh này được tiếp tục 
cho đến khi trưởng thành, những trẻ có đi học mẫu giáo sẽ trở thành những 
thanh niên năng động, sống có mục đích, hoài bão, ham học hỏi và có sức khỏe 
tốt.
 Những vấn đề tâm lý trẻ dễ mắc phải khi lần đầu đi học là: Đi học là một 
bước ngoặt quan trọng để bé bước sang một môi trường mới với nhiều hứa hẹn 
thú vị hơn cho những học hỏi phát triển mới. Nhưng đó cũng là bước ngoặc mà 
bé phải đối mặt với những thay đổi lớn trong tâm lý. Vì thế nếu không được 
chuẩn bị đầy đủ về mặt tinh thần bé sẽ rất khó khăn để thích nghi với môi trường 
mới này từ đó sẽ xuất hiện các triệu chứng của chứng sợ đi học, có khoảng 5% 
trẻ có những dấu hiệu khác nhau của chứng sợ đi học. 
 Ngoài ra bé còn có nhiều biểu hiện đa dạng khác liên quan đến sinh hoạt 
ăn ngủ như: Buồn ngủ, ngủ nhiều, mệt mỏi, bé thở nhanh cảm giác đau ở ngực. 
Về hệ tiêu hóa bé chẳng thiết ăn uống, buồn nôn, nôn thường xuyên và đôi khi 
tiêu chảy hoặc đau bụng tái đi tái lại, thường xuyên có những cơn hoảng sợ trầm 
trọng kể cả trong giấc ngủ khi bé liên tục nói “Không đi học đâu”. Tất cả những 
dấu hiệu trên là kết quả của sự lo âu bị xa cách quá mức với những người thân 
yêu của bé như ba mẹ, người thân, người gần gũi thường chăm sóc bé (như ông 
bà, vú nuôi)
2. Cơ sở thực tiễn: 
 Với tiêu chí: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” tôi và các đồng 
nghiệp phối hợp với tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đón cháu mới, khảo sát 
cơ sở vật chất, khả năng của trẻ để xây dựng kế hoạch đón và rèn nề nếp cho trẻ.
 Việc tạo tâm lý thoải mái vui vẻ cho trẻ khi đến lớp vô cùng quan trọng, 
tâm lý thoải mái thì khả năng tương tác của trẻ với cô cũng cao hơn, trẻ tự tin 
hơn khi chơi, khi làm quen với môi trường cộng đồng. Nó đòi hỏi chúng ta phải 
linh hoạt trong cách thực hiện, tổ chức các hoạt động hàng ngày một cách khéo 
léo tạo điều kiện tốt cho trẻ được tham gia và tham gia hứng thú để trẻ thực sự 
cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 5 Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng làm quen với trường lớp mầm non"
- Tổ chức và thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ hợp lý đảm bảo các 
hoạt động: Tổ chức giờ đón, trả trẻ, tổ chức giờ ăn, tổ chức chế độ ngủ cho trẻ, 
tổ chức vệ sinh các nhân cho trẻ.
 - Phát triển nhận thức, thể chất, thẩm mỹ cho trẻ nhà trẻ theo đúng yêu cầu, đảm 
bảo nhu cầu khả năng của độ tuổi. 
 - Tổ chức rèn luyện cho trẻ theo một hệ thống các phương pháp được áp dụng 
nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ, để trẻ khỏe mạnh, vững vàng. 
 2.2 Khó khăn:
 Thời điểm chúng tôi đón cháu mới là tháng 8 hàng năm, thời điểm này 
chính là lúc mà lớp tôi phải đối đầu với thực trạng: Thời tiết giao mùa, không ít 
bé bị sốt, ho, ói, khóc liên tục, nhiều bé sụt cân, các bé cứ nghe đến hai chữ đi 
học là bé lại lo lắng bứt rứt, khóc thét lên. Một số cha mẹ không có kinh nghiệm 
đã chọn biện pháp tiêu cực là cho con nghỉ học, có phụ huynh lại hù dọa để bé 
chịu đến trường, có bé hôm đi hôm nghỉ do bé bị ốm, hoặc phụ huynh quá xót 
con, do đó nề nếp của lớp khó đi vào ổn định.
 Tâm lý của trẻ hay bị hội chứng đám đông là khi có bạn khóc thì cả lớp sẽ 
khóc theo.
 Thể chất của trẻ: Trẻ phát triển không đồng đều, còn nhút nhát, chưa 
mạnh dạn tự tin. Có 6 trẻ thấp còi, hai trẻ suy dinh dưỡng.
 Lớp đón cháu mới nhiều đợt trong năm.
 Một số phụ huynh chưa thực sự tích cực trong trong việc phối hợp với 
giáo viên để giúp con ổn định tâm lý.
 Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy cần phải tạo cho trẻ một môi trường sống 
tràn đầy tình yêu thương và môi trường vật chất, thật phong phú, đa dạng để 
trong quá trình làm quen lớp trẻ có nhiều cơ hội hoạt động.
3. Các biện pháp: 
3.1 Biện pháp 1: Phân nhóm học sinh theo đặc điểm tâm lý để có biện pháp 
thích hợp.
 Có rất nhiều trẻ hứng thú với việc đến lớp vào mỗi buổi sáng, nhưng trái 
lại cũng có rất nhiều trẻ có tâm lý sợ tới trường. Ngoài việc thực hiện chương 
trình chăm sóc giáo dục trẻ là trọng tâm, giáo viên cần tiến hành tổ chức để đưa 
các cháu đi vào nề nếp thói quen ở mọi lúc mọi nơi, tận dụng tâm lý lây nhiễm 
cảm xúc trong cộng đồng chơi của trẻ. Vì thế mọi hoạt động trong ngày của trẻ 
cô giáo đều phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoach bồi dưỡng đối tượng 
theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý:
+ Tốp còn nhút nhát ngồi cạnh tốp trẻ nhanh nhẹn mạnh dạn.
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.doc