Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động giáo dục Âm nhạc

Trong các môn học ở bậc mầm non, đặc biệt là môn âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển đức, trí, thể, mỹ cho trẻ. Ngoài ra đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này là “ dễ nhớ, dễ quên” phát âm chưa chuẩn, còn một số trẻ nói ngọng, nói lắp mà giáo dục âm nhạc là một biện pháp hiệu quả đã khắc phục tình trạng này. Âm nhạc vừa là nội dung, vừa là phương tiện góp phần không nhỏ trong việc định hướng - phát triển thẩm mỹ và tình cảm cho trẻ. Vì lẽ đó, sự tác động của âm nhạc là phương tiện hữu hiệu biến một bài học khô khan, khó tiếp thu thành những bài giảng hay và có ý nghĩa hơn.

Đặc biệt đối với lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ. Chính vì những lí do trên mà trong chương trình giáo dục mầm non mới, hoạt động giáo dục âm nhạc là hoạt động hết sức gần gũi đối với trẻ, là nguồn cảm hứng cho những hoạt động khác. Vì thế giáo dục âm nhạc là phương tiện phát triển thẩm mỹ, đạo đức, thể chất để góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.

doc 16 trang thuydung 26/08/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động giáo dục Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động giáo dục Âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động giáo dục Âm nhạc
 Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động giáo dục âm nhạc
 PHẦN I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên đề tài : “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động 
giáo dục âm nhạc”.
 1. Lý do chọn đề tài
 1.1 Cơ sở lí luận:
 Như chúng ta đã biết, âm nhạc có tác động rất lớn đến thế giới nội tâm 
của con người, đặc biệt là trong việc giáo dục trẻ mầm non. Có ý kiến cho rằng, 
giáo dục âm nhạc - đó không phải là đào tạo nhạc công mà là đào tạo con người. 
Với trẻ mầm non, tâm hồn của các bé thuần khiết như một tờ giấy trắng, âm 
nhạc có thể dễ dàng khắc sâu vào kí ức đẹp đẽ của trẻ. Những nốt nhạc trầm 
bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc 
như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát 
triển toàn diện nhân cách của mình. 
 Trong các môn học ở bậc mầm non, đặc biệt là môn âm nhạc có vai trò rất 
quan trọng trong việc hình thành và phát triển đức, trí, thể, mỹ cho trẻ. Ngoài ra 
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này là “ dễ nhớ, dễ quên” phát âm chưa 
chuẩn, còn một số trẻ nói ngọng, nói lắp mà giáo dục âm nhạc là một biện pháp 
hiệu quả đã khắc phục tình trạng này. Âm nhạc vừa là nội dung, vừa là phương 
tiện góp phần không nhỏ trong việc định hướng - phát triển thẩm mỹ và tình 
cảm cho trẻ. Vì lẽ đó, sự tác động của âm nhạc là phương tiện hữu hiệu biến một 
bài học khô khan, khó tiếp thu thành những bài giảng hay và có ý nghĩa hơn. 
 Đặc biệt đối với lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại 
cho trẻ những ấn tượng, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát 
triển toàn diện về nhân cách của trẻ. Chính vì những lí do trên mà trong chương 
trình giáo dục mầm non mới, hoạt động giáo dục âm nhạc là hoạt động hết sức 
gần gũi đối với trẻ, là nguồn cảm hứng cho những hoạt động khác. Vì thế giáo 
dục âm nhạc là phương tiện phát triển thẩm mỹ, đạo đức, thể chất để góp phần 
phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. 
 1.2. Cơ sở thực tiễn:
 Trong trường mầm non hoạt động âm nhạc một hoạt động được thực hiện 
thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu 
nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh 
mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường 
nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí 
trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung, trẻ chưa thực sự hứng thú tham 
gia tích cực. Mặt khác kỹ năng ca hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về âm vực 
 1/15 Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động giáo dục âm nhạc
 PHẦN II
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận của đề tài
 Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, là loại hình 
nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó có tác động đến người nghe cả về giai 
điệu, lời ca phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người, gần 
gũi với con người và được đông đảo quần chúng yêu thích.
 Đối với trẻ em, đặc biệt đối với lứa tuổi 24-36 tháng âm nhạc là một trong 
những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, cho trẻ thỏa sức được 
tưởng tượng sáng tạo. Khác với các loại hình nghệ thuật khác như hội họa , van 
học, điện ảnh. Âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ các hình ảnh cụ thể, đã thu 
hút hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giáo dục 
giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh phát triển lời nói quan hệ giao tiếp, trao 
đổi tình cảm.
 Trong trường mầm non, giáo dục âm nhạc là một hoạt động thường xuyên 
liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, là cầu nối giữa hoạt động 
này với hoạt động khác.
 Chính vì những lí do trên mà trong chương trình giáo dục mầm non mới 
hoạt động giáo dục âm nhạc là hoạt động hết sức gần gũi với trẻ, là nguồn cảm 
hứng cho các hoạt động khác. Vì thế giáo dục âm nhạc là phương tiện phát triển 
thẩm mỹ, đạo đức, thể chất để góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn 
đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1 Khảo sát thực trạng điều tra ban đầu
 Năm học 2019 – 2020, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 24-36 tháng 
D2 , lớp có tổng số học sinh là 35 trẻ. Trước khi thực hiện đề tài nghiên cứu để 
đề xuất ra một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động giáo 
dục âm nhạc tôi đã có những tiết cho trẻ làm quen với các hoạt động âm nhạc 
như “Dạy hát: Lời chào buổi sáng”, “ Dạy vận động: Ếch ộp”, tôi thấy trẻ 
chưa hứng thú, sự tham gia tích cực của trẻ còn ít. Nhiều trẻ không tập trung, kỹ 
năng vận động và hát múa còn hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục.
 Trước những băn khoăn đó, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế của trẻ tại 
lớp 24-36 tháng D2 do tôi phụ trách như sau:( Phụ lục 1)
 - Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó 
khăn như sau :
 3/15 Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động giáo dục âm nhạc
 4. Những biện pháp thực hiện từng phần
 4.1. Biện pháp 1: Tạo điều kiện cho trẻ thưởng thức âm nhạc mọi lúc 
mọi nơi.
 Thực tế giáo dục âm nhạc ở trẻ nhà trẻ cho ta thấy rằng năng lực tiếp thu 
thẩm mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự nó mà phát triển được mà phải trải 
qua một quá trình “ học- chơi mọi lúc mọi nơi”.
 * Các hoạt động trong ngày: 
 Trước giờ học buổi sáng: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi 
cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bước 
ra từ những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm 
nhạc góp phần tác động rất lớn. Chính vì vậy vào buổi sáng giờ đón trẻ tôi cho 
trẻ nghe nhạc những bài trong và ngoài chương trình lôi cuốn, hấp dẫn phù hợp 
với lứa tuổi nhà trẻ. Mỗi khi đến trường khi nghe các giai điệu âm nhạc trẻ sẽ 
cảm thấy vui tươi và thích thú, trẻ còn hát theo lời bài hát. Trẻ được nghe nhiều 
lần trẻ sẽ thuộc và cảm nhận được giai điệu bài hát. 
 Hoạt động ngoài trời : Nếu chúng ta chỉ để trẻ hoạt động trong tiết học 
trẻ sẽ chán vì vậy cho trẻ hoạt động ngoài trời trẻ sẽ rất hứng thú.
 Ví dụ : Khi hướng dẫn trẻ quan sát vườn hoa, cô và trẻ sẽ đàm thoại về 
các loại hoa sau đó hát cho trẻ nghe bài “ ra vườn hoa em chơi”. Như vậy trẻ sẽ 
có kiến thức về môi trường tự nhiên, trẻ rất hứng thú và sẽ nhanh thuộc bài.
 Hoạt động vui chơi tại góc: Đã gọi là họat động vui chơi thì nếu thiếu âm 
nhạc trò chơi sẽ bớt đi phần hứng thú. Cho trẻ chơi các góc mà mình yêu thích.
 Ví dụ : Ở góc nghệ thuật cô cho trẻ đóng vai là cô giáo những trẻ khác là 
học sinh và hát những bài hát đã học cô chú ý hướng dẫn trẻ hát đúng lời và hát 
gõ theo nhịp sử dụng dụng cụ âm nhạc như : Xắc xô, thanh gõ, 
 Giờ ngủ trưa: Là thời điểm thích hợp để cho trẻ nghe những bài hát 
những lời ru của các vùng miền, trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa của lời ca nhưng giai 
điệu thiết tha, êm ái, nhẹ nhàng của các làn điệu hát ru sẽ đưa trẻ vào giấc ngủ 
và ngủ sâu giấc hơn.
 Với hoạt động chiều: Đây là hoạt động trẻ được tự do hoạt động âm nhạc, 
tôi cho trẻ ôn luyện, biễu diễn lại các bài hát, bài vận động và trẻ làm quen được 
với nhiều bài hát mới. Ngoài ra tôi cho trẻ nghe nhạc, xem chương trình đồrêmí. 
Được thường xuyên nghe nhạc, xem các bạn thiếu nhi múa hát, dần dần các 
cháu hát đúng giai điệu và có khả năng sáng tạo vận động theo nhạc. Giúp trẻ 
hứng thú và thoải mái sau một ngày học tập. 
 5/15 Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động giáo dục âm nhạc
sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ và đồ 
dùng đồ chơi phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình sử dụng để tránh gây 
ra những thương tích cho trẻ. 
 Từ việc nghiên cứu chương trình soạn bài tôi xây dựng kế hoạch làm đồ 
 dùng đồ chơi. Ngoài đồ dùng sẵn có tại trường, tôi đã tận dụng một số phế liệu 
 và những nguyên liệu sẵn có ở địa phương nơi tôi công tác để làm đồ dung dạy 
 học.
 Ví dụ : Từ những vỏ lon bia, lon nước ngọt đã hết tôi cọ rửa đem cắt dán 
 trang trí thành những dụng cụ âm nhạc như ống lắc, xúc xắc, trống.Từ những 
 thanh gỗ, mẩu tre tôi tận dụng làm thành thanh gõ, tận dụng những vỏ hộp bánh 
 làm dàn trống, sữa bột để làm trống cơm, những mảnh xốp màu và giấy gói quà 
 sinh nhật làm những chiếc quạt múa, những lon bia, vỏ thạch làm sắc xô cho 
 trẻ gõ, những mảnh tre, thanh gỗ làm phách.
 (Minh chứng 01)
 Đồ dùng, đồ chơi tự tạo mang tính giáo dục và có tính thẩm mỹ. Với 
 những đồ dùng đồ chơi sáng tạo phù hợp với nội dung bài dạy khi trẻ nhìn vào 
 đó sẽ cảm thấy thích và muốn được tham gia hoạt động âm nhạc, từ đó đã gây 
 được hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động.
 * Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhà trẻ, các cháu tuy còn nhỏ tuổi 
 nhưng rất thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ. Để tiến hành hoạt động âm 
 nhạc việc tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Để tạo được môi 
 trường lớp học, tôi trang trí lớp hài hòa, treo tranh ảnh, đồ dung đồ chơi, tạo 
 góc mở theo kế hoạch tháng nhằm cuốn hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt 
 động.
 Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học và chú ý bố trí sắp xếp các góc hoạt 
động phù hợp để tạo môi trường học gần gũi thuận tiện và thoải mái cho trẻ.
 Ví dụ : Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa 
minh họa thì bằng mọi cách tôi phải bố trí trong lớp không gian rộng rãi để kích 
thích trẻ thực hiện các động tác thoải mái giúp trẻ hoạt động tích cực hơn.
 Ngoài ra tôi luôn thay đổi cách bày trí góc âm nhạc thật sinh động theo 
chủ đề gây sự thu hút với trẻ.
 Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật”: Tôi trang trí bằng những hình ảnh các 
con vật sống động, con thì cầm đàn đánh, con thì thổi kèn, con thì đánh trống, 
con thì cầm micrô hát.
 Từ những hình ảnh vui nhộn do cô và trẻ cùng trang trí trẻ rất muốn mình 
có thể làm được như các bạn, được thể hiện tài năng của bản thân mình. Và điều 
quan trọng hơn nữa để tạo hứng thú cho trẻ hoạt động âm nhạc thì phải chuẩn bị 
 7/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.doc