Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động vận động lứa tuổi 24-36 tháng

Trẻ em những năm đầu đi học còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần và thể lực. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Nó giúp cho thể lực của trẻ phát triển hài hòa. Do đó các hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể lực cho trẻ đóng một vai trò cần thiết trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Mặt khác phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực, sức khỏe mà còn giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển một cách toàn diện.
docx 29 trang thuydung 08/05/2024 910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động vận động lứa tuổi 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động vận động lứa tuổi 24-36 tháng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động vận động lứa tuổi 24-36 tháng
 MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
 Mục Lục 1
 Phần A: Đặt vấn đề
 I Lý do chọn đề tài 2
 1 Mục đích của đề tài 3
 2 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu 3
 3 Phạm vi của đề tài 3
 Phần B : Giải quyết vấn đề
 I Cơ sở lý luận
 II Thực trạng trước khi thực hiện đề tài 4
III Những biện pháp thực hiện
 Lựa chọn, sắp xếp các bài tập vận động, trò chơi phù hợp với 
 1 5-6
 độ tuổi.
 2 Tạo môi trường cho trẻ tích cực tham gia hoạt động vận động 6-9
 Làm và khai thác triệt để đồ dùng đồ chơi để cho trẻ vận 
 3 9-21
 động.
 4 Tích hợp giáo dục thể chất thông qua các hoạt động khác. 21-23
 5 Phối kết hợp với phụ huynh. 23-25
 IV Kết quả thực hiện:
 1 Giáo viên 25
 2 Học sinh 25
 3 Phụ huynh 26
 4 Bảng so sánh có đối chứng 27
 Phần C: Kết luận và kiến nghị
 1 Kết luận 27
 2 Bài học kinh nghiệm 27-28
 3 Ý kiến đề xuất 28
 2 Vậy để tổ chức các tiết dạy và các trò chơi vận động thực sự có hiệu quả, lôi 
cuốn và hấp dẫn trẻ vẫn là một việc làm khó đối với giáo viêntrực tiếp đứng lớp 
nhà trẻ vì ở lứa tuổi này khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ rất dễ 
bị phân tâm vào các hoạt động khác.
Từ những lý do trên và qua quá trình tìm tòi, áp dụng chương trình giáo dục 
mầm non mới tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
Một số biện pháp giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động vận động lứa 
tuổi 24-36 tháng 
II. Mục đích của đề tài.
- Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, khéo léo, nhanh nhẹn và có một sức khỏe tốt. 
- Kích thích sự hoạt động tích cực của trẻ khi tham gia vào hoạt động vận động .
- Nghiên cứu các biện pháp để phát triển thể lực cho trẻ thông qua các trò chơi 
vận động. Đồng thời hình thành cho trẻ sự khéo léo và phát triển các kĩ năng, 
vận động giúp thể lực của trẻ phát triển tốt.
III. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu.
* Đối tượng:
- 100% trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong lớp D2.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát những động tác, kĩ thuật bài tập, 
hành động, cử chỉ, lời nói của trẻ, giáo viên và phụ huynh, phương tiện dạy học, 
lớp học, sân chơi.
- Phương pháp thống kê và phân tích: Là phương pháp sử dụng tính giá trị của 
các tiêu chí đánh giá thực trạng trước và sau khi thực hiện đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm và đối chứng: Qua quá trình thực hiện đề tài đối 
chứng kết quả đầu năm so với cuối năm.
IV. Phạm vi của đề tài:
- Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
- Địa điểm: Tại lớp D2 của nhà trường.
 4 - Lớp D2 được bố trí ở khu nhà một tầng của nhà trường.
- Tổng số học sinh của lớp là 36 cháu, trong đó: 19 cháu nam đạt 53% ; 17 cháu 
nữ đạt 47%.
- Lớp học có 3 giáo viên. 
+ Trình độ cử nhân = 1 , Cao đẳng = 02 tỷ lệ = 100% trên chuẩn 
a. Thuận lợi:
-Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo cụ thể của Ban Giám Hiệu nhà trường.
- Chị em đồng nghiệp đoàn kết, giúp đỡ nhau.
- Bản thân tôi đã tốt nghiệp Cử nhân SPMN,hết thời gian con mọn nên dành 
được nhiều thời gian cho việc nghiên cứu tài liệu, luôn nhiệt tình trong công 
việc, hết lòng yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc 
giáo dục trẻ và nhiều năm liền được phân công dạy trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng.
- Trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ được trang bị đầy đủ để phục vụ cho các hoạt 
động.
- Thường xuyên được đi thăm quan các trường bạn học hỏi để có thêm kinh 
nghiệm.
b. Khó khăn:
- Một số trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin để tham gia vào các hoạt động vì tuổi còn 
nhỏ.
- Một số trẻ được gia đình nuông chiều nên khả năng tự phục vụ còn kém và ít 
vận động.
- Diện tích lớp học và sân trường vẫn còn chật hẹp.
- Một số gia đình vì đặc thù của công việc bố mẹ rất bận đi công tác thường 
xuyên, con được gửi bà giúp việc nên chưa có nhiều thời gian phối hợp với giáo 
viên để quan tâm đến việc chăm sóc và rèn luyện thể lực cho trẻ.
2. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài
Ngay từ đầu năm học, khi lớp đi vào ổn định nề nếp, tôi đã tiến hành khảo sát 
100% trẻ trong lớp với các tiêu chí như sau: 
Khảo sát đầu năm (ngày 22/9/2017)
 Kết quả khảo sát đầu năm.
 TT Các tiêu chí ( 30 trẻ)
 Số lượng Tỷ lệ%
 1 Trẻ mạnh dạn, tự tin. 13 4 3
 2 Trẻ tích cực tham gia vận động 10 33
 3 Trẻ có kỹ năng chơi và sử dụng đồ dùng, 08 27
 6 Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay
 Đi trong đường ngoằn ngoèo
 Đi theo hiệu lệnh
 Đi bước qua vật cản
 Chạy tự do
 Chạy thẳng hướng
 Tung bắt Tung bóng lên cao
 Tung bóng qua dây
 Tung bắt bóng cùng cô ở khoảng cách 1m
 Ném Ném túi cát về phía trước
 Ném bóng về phía trước
 Ném bóng vào đích ngang xa
 Bật Bật tại chỗ
 Bật qua vạch kẻ
 Bật vào vòng
 Bật qua vật cản
 Bật vào vòng và đi theo hiệu lệnh
Qua những bài tập vận động mà tôi và các chị trong khối cùng tìm hiểu và xây 
dựng thì tôi thấy đã tương đối phù hợp với khả năng của trẻ, trẻ trong lớp tôi đều 
thực hiện được các vận động theo hướng dẫn của cô.
 Hình ảnh 1: Giáo viên khối nhà trẻ tham khảo sách để lựa chọn BTVĐ
 8 Sau khi chơi tập, tôi cho trẻ được tắm nắng, cho trẻ được tiếp xúc với môi 
trường tự nhiên, trẻ của lớp tôi rất thích được cô giáo cho xuống sân trường chơi 
tập ở khu vận động của nhà trường.
 Hình ảnh3: Các bé lớp D2 đang chơi cầu trượt
 Hình ảnh 04: Các bé lớp D2 đang chơi trò chơi kéo cưa lừa xẻ.
 10 trẻ. Vì vậy những trò chơi vận động khi được áp dụng vào tiết học có tác dụng 
rất lớn giúp cho trẻ hào hứng, tích cực tham gia vận động hơn mà không bị 
nhàm chán. Qua những trò chơi vận động sẽ rèn được cho trẻ tính đoàn kết với 
bạn, kĩ năng khi chơi, rèn được sự khéo léo, linh hoạt của trẻ.
Với những đồ dùng đồ chơi quen thuộc có ở trong lớp ( bóng, vòng thể dục, 
cổng chui, gậy thể dục) tôi sẽ cho trẻ chơi những trò chơi liên quan tới những đồ 
dùng đó để củng cố lại cho trẻ những kiến thức mà trẻ đã được học.
Ví dụ 1: Với những quả bóng.
Ngoài tiết học ra thì vào giờ hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động chiều tôi sẽ 
cho trẻ chơi tự do với bóng để trẻ có thể ôn lại những vận động mà trẻ đã được 
học (tung, ném, bắt, lăn bóng tự do hoặc với bạn )
 Hình ảnh 6: Các bé lớp D2 đang chơi với bóng.
Ví dụ 2: Với vòng thể dục.
Để áp dụng vào tiết dạy trẻ sẽ được bật nhảy vào vòng ngoài ra cũng chiếc vòng 
đó trẻ có thể áp dụng vào các trò chơi như giả làm bác lái xe, ô tô và chim sẻ, 
như vậy trẻ có thể cầm vòng giả làm chiếc vô lăng và làm những động tác lái xe 
giống bác tài xế.
Ví dụ 3: Với cổng chui.
Với đồ dùng này để áp dụng vào tiết học trẻ sẽ được bò chui qua cổng, ngoài ra 
ở những tiết hoạt động ngoài trời hay tiết hoạt động chiều thì tôi cho trẻ bò tự do 
hoặc thi đua nhau bò chui qua cổng xem ai bò khéo léo hơn để không chạm vào 
cổng qua đó tôi rèn được cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn và quan sát tốt.
 12

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_tich_cuc.docx