Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng

Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ là giáo dục cho trẻ cách sống tích cực trong cuộc sống đối với trẻ là rèn cho trẻ các thói quen tốt, các kỹ năng cần thiết trong để vận dụng được những kiến thức đó giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Như chúng ta cũng đã biết đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là dễ nhớ mau quên , trí nhớ của trẻ là trực quan hình tượng. Vì thế trong cuộc sống hàng ngày cha me, cô giáo là tấm gương cho trẻ. Chính vì vậy người lớn chúng ta phải tạo cho trẻ môi trường để được trải nghiệm thực hành.

Nhưng theo tôi thấy ở xã hội bây giờ nhiều gia đình chỉ chú trọng đến kiến thức cho trẻ không quan tâm đến việc phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Luôn nuông chiều và làm hộ trẻ dẫn đến kỹ năng tự phục vụ của trẻ rất hạn chế. Vì vậy việc hình thành và phát triển các kỹ năng cho trẻ cần được bắt đầu từ bậc học mầm non và đặc biệt là ở độ tuổi 24-36 tháng thì việc rèn kỹ năng tự phục vụ là rất cần thiết.

docx 19 trang thuydung 11/09/2024 3060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng
 PHÂN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Việc giáo dục trẻ con ngay từ khi còn nhở là vô cùng quan trọng trong sự 
nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này, 
để làm được điều đó người lớn chúng ta phải có trách nhiệm cũng như có những 
định hướng đúng đắn trong việc nuôi dạy con một cách khoa học để hình thành nhân 
cách cho trẻ sau này.
 Là giáo viên mầm non và được phân công chăm sóc và dạy giỗ trẻ ở lứa tuổi 
24-36 tháng. Tôi đã rất băn khoăn lo lắng về vấn đề rèn cho trẻ 1 số kỹ năng phục 
vụ để trẻ tự phục vụ mình 1 số công việc đơn giản tạo thói quen tốt cho trẻ trong 
sinh hoạt hằng ngày ở trường và ở nhà.
 Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ là giáo dục cho trẻ cách sống tích cực trong 
cuộc sống đối với trẻ là rèn cho trẻ các thói quen tốt, các kỹ năng cần thiết trong để 
vận dụng được những kiến thức đó giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
 Như chúng ta cũng đã biết đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là dễ nhớ mau quên , 
trí nhớ của trẻ là trực quan hình tượng. Vì thế trong cuộc sống hàng ngày cha me, cô 
giáo là tấm gương cho trẻ. Chính vì vậy người lớn chúng ta phải tạo cho trẻ môi 
trường để được trải nghiệm thực hành.
 Nhưng theo tôi thấy ở xã hội bây giờ nhiều gia đình chỉ chú trọng đến kiến 
thức cho trẻ không quan tâm đến việc phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Luôn 
nuông chiều và làm hộ trẻ dẫn đến kỹ năng tự phục vụ của trẻ rất hạn chế. Vì vậy 
việc hình thành và phát triển các kỹ năng cho trẻ cần được bắt đầu từ bậc học mầm 
non và đặc biệt là ở độ tuổi 24-36 tháng thì việc rèn kỹ năng tự phục vụ là rất cần 
thiết.
 Từ những lý do trên mà năm học tôi lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo 
dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng”
 2. Mục đích nghiên cứu Hiểu được điều đó nên tôi đã mạnh dạn đưa ra được một số biện pháp trên 
kinh nghiệm thực tế giảng dạy của tôi hằng ngày trên lớp để giúp và tạo mọi động 
lực cho trẻ học tốt một số kỹ năng tự phục vụ bản thân.
 2.Cơ sở thực tiễn
 Trường mầm non nơi tôi đang làm việc là một trường mới xây dựng lại, có 
khuôn viên rất rộng và đẹp có khung cảnh sư phạm xanh, sạch - đẹp. Nhà trường 
có những cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục 
trẻ, tại các nhóm lớp nhà trường đã trang bị các tài liệu và đồ dùng để giáo viên 
có điều kiện hoàn thành tốt công việc được giao.
 Năm học này, tôi được phân công đứng lớp 24 -36 tháng tuổi hầu hết các cháu 
lứa tuổi nhỏ lại là con một hoặc con út lên rất được nuông chiều vì thế kỹ năng tự 
phục vụ còn rất hạn chế. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục 
kỹ năng tự phục vụ cho con em ở lứa tuổi nhà trẻ, nên thường khoán trắng cho giáo 
viên.
 Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, hay nói leo, trả 
lời không trọn câu hay một số cháu rất ít nói và rụt rè trong giao tiếp ...
 Khi tới lớp thì bố mẹ thường làm giúp các con các công việc dù là rất nhỏ vì các 
con vẫn khóc nhè, chưa có kỹ năng tự phục vụ
 3. Thực trạng của vấn đề 
 Nhà trường luôn quan tâm tới chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục 
trẻ.Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy tại lớp 24-36 tháng tuổi D3, là giáo viên 
làm công tác giảng dạy nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi, nắm được đặc điểm 
tâm sinh lí phát triển của trẻ nhà trẻ.Tôi nhận thấy lớp có những thuận lợi và khó 
khăn sau
 3.1. Thuận lợi
 *Về phía giáo viên: *Về phía phụ huynh:
 Còn nuông chiều con, chưa biết cách rèn cho con một số kỹ năng tự phục vụ 
bản thân
 4. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 Tổng số trẻ được khảo sát: 19/19= 100%
 Căn cứ vào tình hình thực tế tôi đã tiến hành khảo sát khả năng tự phục vụ 
của trẻ ngay từ đầu năm học.
 * Kết quả cụ thể ( bảng 1- Bảng khảo sát đầu năm)
 Với thực trạng tình hình như trên tôi trau dồi những thuận lợi, khắc phục 
những khó khăn đi sâu vào nghiên cứu chuyên môn, tìm hiểu những giải pháp để 
thực hiện tôt cho trẻ ở lớp, Vì vậy trong năm học vừa qua tôi đã đức rút được một số 
biên pháp như sau: 
 II. Các biện pháp đã tiến hành
 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
 Là một giáo viên mầm non, hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ. 
Ngoài việc cung cấp dạy kiến thức cho các con ở các môn học, các hoạt động 
trong ngày, các cô còn giúp trẻ hình thành nhân cách, các ứng xử với con người, 
với thiên nhiên. Đặc biệt là những cô giáo lớp nhà trẻ từ 24 - 36 tháng sẽ giúp 
trẻ những kiến thức ban đầu về kỹ tự phục vụ, giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối 
giữa các mặt để khi lớn tuổi hơn trẻ không bỡ ngỡ, xa lạ trước những cuộc sống 
khác lạ xung quanh. Trẻ sẽ học tốt nhất khi có được một cách tiếp cận cân bằng 
về các mặt, các kỹ năng nhận thức, tình cảm quan hệ xã hội, các hành vi ứng xử 
cơ bản với bạn bè, cô giáo, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng vào 
việc tập trung tiếp thu các kiến thức ở từng môn học một cách tốt nhất. 
 Qua việc dạy trẻ các kỹ tự phục, các quá trình tâm lý của trẻ phát triển hơn 
như: Trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy..., sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức từ các môn học sẽ tốt 
hơn và khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ nhanh hơn. hình thức tổ chức để mọi kiến thức mà mình muốn giáo dục trẻ đạt được kết quả 
tốt nhất. Vì vậy tôi luôn chú ý và lồng ghép việc giáo dục kỹ năng cho trẻ thông 
qua các hoạt động trên lớp
 a. Hoạt động đón trẻ
 * Rèn kỹ năng lao động tự phục vụ
 Qua giờ đón trả trẻ tôi thường dạy trẻ một số kỹ năng tự như: Trẻ tự cất 
dép đúng nơi quy định, trẻ cất ba lô đúng nơi quy định, trẻ uống nước song biết cất 
cốc đúng nơi quy định,... qua đó trẻ biết tự phục vụ mà không cần nhờ đến sự giúp 
đỡ của người lớn 
 Hình ảnh 1: Trẻ cất dép đúng nơi quy định
 Khi mà trẻ tự cất ba lô, trẻ biết được đó là ngăn tủđể đựng đồ dùng cá nhân 
của mình hàng ngày, trên đó tôi dán ký hiệu riêng và tên trẻ ở góc tủ, còn lại tôi 
tìm một hình ảnh dễ thương để dán lên tạo cho trẻ sự thích thú và dễ nhớ với ngăn 
tủ của mình. 
 Cô cho trẻ biết ngăn tủ của mình và chỉ cho trẻ cất ba lô đúng cách, cất dép 
đúng cách. Việc này đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì nếu không dạy trẻ đúng 
thì khi rèn trẻ lại sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy ở nhưng buổi đầu rèn trẻ tôi sẽ 
cùng trẻ cất ba lô, sau nhiều lần trẻ sẽ nhớ vị trí tủ của mình. Để tạo cho trẻ được 
thói quen tự cất ba lô, cất dép của mình tôi cũng trao đổi với phụ huynh không làm 
hộ cho trẻ . Phải cho trẻ ý thức được đó là công việc của mình không cần người lớn 
làm hộ. 
 Với kỹ năng: Lấy ghế, cất ghế
 Khi vào đầu năm học trẻ mới đến lớp cô chào trẻ trước với lời nói dịu dàng 
với trẻ, sau đó cô dạy trẻ ra lấy ghế, cô cùng giúp trẻ lấy ghế vào hàng ngồi cùng các 
bạn
 3. Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân tháng mới đưa các con vào nề nếp. Nhờ có sự kiên trì và có lòng yêu mến trẻ con 
cùng với mong muốn nhìn thấy các con tiến bộ lên theo từng giai đoạn từng độ tuổi 
lên dù có vất vả và khó khăn đến mấy tôi cũng cố gắng vượt qua. Và cũng rất may 
là các con đã không phụ công của các cô. Chỉ sau một thời gian thôi trẻ lớp tôi đã 
hình thành thói quen tự phục vụ và tự lập trong việc chăm sóc bản thân.
a. Giáo dục kỹ năng thông qua các hoạt động học 
 Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình 
thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa.
 Điều tôi luôn luôn tạo ở trẻ là niềm tin sự mạnh dạn chứ không phải kiến 
thức vì trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng việc hình thành cho trẻ tính tự tin sẽ giúp trẻ có 
nền tảng trong các độ tuổi lớn.Để làm được điều đó không có gì tốt hơn là hoạt 
động tập thể, các trò chơi. Khi được tham gia vào các hoạt động trẻ sẽ hoạt bát, tự 
tin, mạnh dạn, hòa nhập tốt hơn và dần dần học cách hoạt động theo nhóm. Cùng 
với các hoạt động này thì trẻ được phát triển về mặt thể chất, nâng cao sức khỏe, 
sức đề kháng của cơ thể. Khi có được cơ thể khỏe mạnh thì trẻ sẽ hòa đồng, mạnh 
dạn, tự tin hơn.
Ví dụ : Giờ hoạt đông âm nhạc: Dạy bài hát “ Đôi dép”
 Qua bài hát này đã giáo dục trẻ thói quen tự đi dép và cất dép.
 Kỹ năng tự phục vụ là phương pháp học mà chơi, chơi mà học. Bên cạnh đó 
giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình 
từ đó phát triển những ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ bài thơ ‘yêu mẹ”
 Qua bài học này dạy trẻ kỹ năng biết giúp mẹ như rửa mặt, rửa tay
Ở chủ đề: “ Hoa rau củ quả” tôi cho trẻ quan sát cây trong trường gần gũi với trẻ 
cho trẻ chơi các trò chơi gieo hạt, trồng cây trẻ biết yêu cây xanh yêu lao động...
 Vào các buổi chiều các ngày trong tuần tôi cũng rèn và ôn luyện cho trẻ 
các cho trẻ các kỹ năng kế hoach mà tôi xây dựng theo từng chủ đề để trẻ có thể 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_tu_p.docx