Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc

Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên mầm non sử dụng một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn Yamaha, organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác của trẻ (giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, giờ tạo hình...). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mầm non đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên Mầm non còn sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ.
doc 21 trang thuydung 08/05/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc
 Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động 
âm nhạc
 MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
I Đặt vấn đề 1
II Giải quyết vấn đề 3
1 Cơ sở lý luận 3
2 Cơ sở thực tiễn 3
2.1 Thuận lợi 3
2.2 Khó khăn 4
III Các biện pháp thực hiện 5
1 Biện pháp 1: Lựa chọn các hình thức phù hợp tổ chức các tiết 5
 học nhẹ nhàng, linh hoạt nhằm gây hứng thú cho trẻ tích cực 
 tham gia vào các hoạt động âm nhạc
2 Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục âm nhạc 7
 trong các hoạt động giáo dục khác
3 Biện pháp 3: Luôn cập nhật các định hướng đổi mới trong việc 9
 tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ theo nguyên tắc đồng 
 tâm phát triển và định hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”
4 Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh 13
IV Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 14
1 Đối với trẻ 14
2 Đối với bản thân 14
3 Đối với phụ huynh 14
V Kết luận và khuyến nghị 15
1 Kết luận 15
2 Một số kkhuyến nghị 15
 1/15 Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động 
âm nhạc
vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo qua 
các động tác.
 Hơn nữa khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tình cảm, nội dung các bài hát. 
Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của 
đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu, tiết tấu vui vẻ của các bài 
hát giúp trẻ có những niềm vui, sự hào hứng và phấn khởi, còn những bài hát êm 
dịu lại đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng. Trẻ ở lứa tuổi này đã biết tích luỹ và có 
khả năng so sánh và đánh giá khái niệm âm nhạc đơn giản nhất như: Phân biệt 
âm thanh to nhỏ, cao thấp, âm sắc của giọng hát, nhạc cụ, tính chất êm dịu ngân 
nga, giai điệu sổi nổi linh hoạt của nhịp điệu. Chính vì những cảm nhận của trẻ 
về âm nhạc như vậy đã giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú thông qua 
âm nhạc.
 Là một giáo viên mầm non, ý thức được rõ vai trò của giáo dục âm nhạc 
đối với trẻ. Tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi từ sách vở, trang mạng và 
bạn bè đồng nghiệp để tìm ra những biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất 
lượng dạy và học cho hoạt động giáo dục âm nhạc. Tôi luôn mong muốn truyền 
đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng âm nhạc vốn có 
của mình. Chính vì điều đó tôi đã luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo và học hỏi để 
tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất nhằm tìm ra “Một số 
biện pháp gây hứng thú cho trẻ nhà trẻ (24- 36 tháng) tích cực tham gia hoạt 
động âm nhạc”
 2/15 Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động 
âm nhạc
phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như: Mở lớp bồi dưỡng CNTT cho giáo 
viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
 Ngoài ra, trường- lớp được đầu tư đầy đủ trang thiết bị điện tử, CNTT, 
giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức, tiết học cũng trở nên 
sinh động, và dễ quấn hút. Đặc biệt, trường mầm non Ánh Sao còn là trường 
điểm, thường xuyên được giao nhiệm vụ thực hiện các tiết kiến tập chuyên đề 
phát triển thẩm mỹ. 
 Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn, 
nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ nhất là môn giáo dục âm 
nhạc. 
 Năm học 2019- 2020 tôi được phân công dạy lớp nhà trẻ (24- 36 tháng), 
đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động. 
Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ cho các phong trào văn nghệ, hay hoạt động 
chung ở lớp. Đặc biệt trong năm học 2019- 2020 tôi được PGD và BGH tin 
tưởng cử đi kiến tập chuyên đề phát triển thẩm mỹ bên Sở và được giao lên tiết 
kiến tập chuyên đề phát triển thẩm mỹ môn Giáo dục âm nhạc cho các trường 
Mầm non công lập trong Huyện về dự. Vì vậy tôi đã tích lũy và học hỏi được 
những kiến thức, kỹ năng, những phương pháp và hình thức tổ chức mới để thu 
hút, gây hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động âm nhạc. Bên cạnh đó các cô 
trong lớp đều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến 
trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hình thức trò chơi phong phú, thường 
xuyên thay đổi các hình thức dạy linh hoạt, hấp dẫn, mới lạ đối với trẻ 
2.2. Khó khăn:
 a. Về phía giáo viên
 Một số giáo viên tổ chức hoạt động âm nhạc còn thiếu sáng tạo, chưa 
thành thạo đàn, nhạc, có giọng hát không tốt (hát sai nhạc) và chưa thể hiện hết 
khả năng, phong cách nghệ thuật trong các hoạt động âm nhạc
 Công việc chăm sóc- giáo dục trẻ ở lớp chiếm nhiều thời gian nên việc 
tìm hiểu, nghiên cứu của giáo viên còn hạn chế. Bên cạnh đó giáo viên không 
phải là người chuyên nghiệp chỉ chuyên về giảng dạy âm nhạc nên không có sự 
đầu tư và lĩnh hỗi những kiến thức và cách sử dụng các dụng cụ âm nhạc một 
cách thành thạo đó cũng là một hạn chế khi cô cần truyền đạt cho trẻ làn điệu: 
dân ca Băc Bộ, Nam Bộ, hát đối, hát sẩm . hay giai điệu nào cần sử dụng kết 
hợp với cả những đạo cụ âm nhạc khó như: Đàn ghi ta, trống, kèn....
 4/15 Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động 
âm nhạc
học gần gũi, thoải mái, mới lạ cho trẻ. Việc thay đổi môi trường học tập sẽ giúp 
trẻ thấy thích thú, không nhàm chán và tích cực tham gia vào hoạt động hơn
 Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động Âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa 
minh họa tôi tận dụng phòng năng khiếu của trường để trẻ có thể tự mình soi 
gương và chỉnh sửa các động tác, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
 (Minh chứng 2: Ảnh cô và trẻ trong giờ hoạt động âm nhạc trên 
phòng chức năng) 
 Để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào giờ học tôi luôn tìm cách giới thiệu 
bài sinh động gây bất ngờ cho trẻ bằng các hình thức như: Sử dụng các trò chơi 
hay đóng vai thành các nhân vật mà trẻ yêu thích
 Ví dụ: Khi dạy trẻ bài “ Cái mũi”, tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Tai mắt mũi 
mồm” để trẻ liên tưởng đến bài hát và đồng thời trẻ khắc sâu hơn nữa các bộ 
phận trên cơ thể của mình. 
 Ngoài ra, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học âm nhạc, 
bằng cách quay những đoạn clip mô phỏng cho bài hát tôi dạy, những hình ảnh 
được làm trên chính trẻ của tôi.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ bài hát “Bà còng đi chợ”, tôi phối kết hợp cùng phụ 
huynh trong lớp quay những đoạn video clip hay những đoạn phim khi trẻ hoạt 
động ở nhà, trẻ chơi với ông bà, đi chơi, đi chợ với bà để thu hút sự tập chung 
chú ý của trẻ vào giờ học 
 Hoặc tôi hoá trang đóng vai các nhân vật trong bài hát. Ngoài ra cô có thể 
đóng vai nhân vật đến tham dự tiết học cùng lớp lớp để thu hút sự chú ý của trẻ
 Ví dụ: Khi dạy trẻ cảm thụ âm nhạc qua tiết tấu nhanh- chậm, cô phụ đóng 
vai bạn Thỏ trắng đến tham dự tiết học cùng với lớp. Khi Thỏ trắng xuất hiện trẻ 
rất ngạc nhiên, háo hứng, hứng thú tham gia vào giờ học (Minh chứng 3: Ảnh cô 
đóng làm bạn Thỏ trắng trong hoạt động âm nhạc)
 Những cách vào bài nêu trên vừa mới lạ lại vừa gần gũi với trẻ. Tôi thật sự 
vui mừng khi trẻ cười ồ vui sướng khi tôi trong vai bà còng bê mẹt đựng đầy tôm 
tép, hay trẻ vỗ tay thích thú chào bạn Thỏ trắng đến tham gia lớp học. Những điều 
đó chứng tỏ trẻ rất hào hứng, sẵn sàng tham gia hoạt động mà tôi tổ chức
 Trong một giờ hoạt động âm nhạc nội dung góp phần không nhỏ tạo nên 
sự hứng thú của trẻ vào giờ học đó chính là sự chuyển tiếp các nội dung. Cách 
chuyển tiếp các nội dung từ dạy hát sang nghe hát cũng cần những hình thức 
để thu hút trẻ. 
 6/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre.doc