Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng ham thích đến lớp học

Để nuôi dưỡng trí thông minh là chăm sóc, bảo vệ và kích thích trẻ trong quá trình phát triển, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ cần có kinh nghiệm học từ những ngày đầu tên của cuộc đời. Vì vậy sự nuôi dưỡng trí lực của trẻ có thể bắt đầu ngay từ những ngày sau khi trẻ được sinh ra. Đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi rất nhiều sự âu yếm, kiên trì và hiểu biết về chăm sóc và dạy bảo của cha mẹ, ông bà, cô giáo. Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể duy nhất, do đó trẻ sẽ hành động trong một môi trường theo cách của mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ một tâm thế tốt khi ở lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ. Điều này giúp trẻ biết nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình, hứng thú nhận thức càng cao trẻ càng thể hiện rõ hơn năng lực của bản thân. Thậm chí hứng thú có thể làm biến đổi một cách đáng kể hiệu quả hoạt động của trẻ. Chính vì lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp để lửa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng ham thích đến lớp học”. Để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Với nội dung trình bày dưới đây, tôi mong được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học chung của trường và của huyện.

doc 23 trang thuydung 11/08/2024 1400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng ham thích đến lớp học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng ham thích đến lớp học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng ham thích đến lớp học
 “Một số biện pháp để lửa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng ham thích đến lớp học”.
đông các cháu đi học tôi quyết định chọn đề tài này để đưa ra một số biện pháp 
tốt nhất giúp trẻ thích được đến lớp cùng cô giáo và các bạn: Nhằm giúp các trẻ 
mới đến lớp không rụt rè, sợ sệt và thích đi học để các bậc phụ huynh an tâm 
trong những ngày đầu tiên con mình xa bố mẹ.
 1.2. Về cơ sở thực tiễn
Việc hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học chung của trường và của huyện. 
 Trong thực tế ở trường mầm non hiện nay đặc biệt là lớp nhà trẻ 24 – 36 
tháng việc hàng ngày đến lớp chưa thành thói quen của trẻ. Do trong độ tuổi này 
trẻ đang được bố mẹ dìu dắt từng bước đi, bón từng thìa cơm chăm cho từng 
giấc ngủ, nên việc rời bố mẹ đến lớp hằng ngày với trẻ là việc rất khó khăn. 
Chính vì vậy là giáo viên mầm non dựa trên thực tế trẻ trong độ tuổi mầm non 
nói chung và nhà trẻ 24-36 tháng nói riêng đến lớp đang còn là nghĩa vụ tôi trăn 
trở muốn tìm ra nhiều biện pháp hay để trẻ lớp tôi lớp nhà trẻ ham thích hơn đến 
lớp học hàng ngày. 
 Bản thân tôi qua quá trình đứng lớp và kinh nghiệm thực tế ở các năm học 
trước. Năm học 2019 – 2020 này tôi được nhà trường phân công đứng lớp nhà 
trẻ 24-36 tháng cùng công tác kiêm nghiệm. Bước vào năm học mới mỗi giáo 
viên chúng tôi ai cũng có một tinh thần trách nhiệm cao đối với lớp học của 
mình, với nhà trường và các cháu học sinh. Nhưng thực tế khi bước vào những 
ngày đầu đón trẻ của năm học thật sự mỗi chúng tôi đã phải cố gắng hết mình vì 
công việc vì các cháu. Bởi các cháu nhà trẻ đây là thời gian mà các cháu bước 
đầu rời xa vòng tay cha mẹ, đến với một môi trường mới với những người mà bé 
chưa từng gặp. Các cháu đi học khóc rất nhiều. có những cháu đến lớp còn nôn 
trớ ra cả người cô giáo, thậm chí đánh cả cô giáo thật sự những người giáo 
viên mầm non chúng tôi những ngày này cảm thấy rất mệt mỏi. Là một giáo 
viên tôi rất yêu nghề mến trẻ, nhiều trẻ mới đến lớp không chịu vào lớp học, 
ngày sau đó không dám đến trường vì lạ bạn, sợ cô. Về phần phụ huynh thì 
không dám tin con mình có đi học được hay không, sợ con khóc nhiều khi xa ba 
mẹ. Làm sao để phụ huynh yên tâm, vui vẻ khi trao con cho các cô? Tôi đã thực 
hiện vài biện pháp nhỏ để có thể làm phụ huynh yên lòng và trẻ đến lớp mà 
 2/15 “Một số biện pháp để lửa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng ham thích đến lớp học”.
 - Nghiên cứu về thực trạng chất lượng trẻ hứng thú ham thích đến lớp học như 
thế nào?
- Tìm hiểu về tầm quan trọng của việc giúp trẻ hứng thú ham thích đến lớp học.
- Từ đó đóng góp một số biện pháp để giúp trẻ 24 – 36 tháng ham thích đến lớp 
học đạt kết quả tốt
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp để lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng ham thích đến lớp học.
 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 3 giáo viên phụ trách lớp, 25 học sinh và tất cả phụ huynh lớp nhà trẻ 
D1 trường mầm non Vạn Thắng- Ba Vì- Hà Nội.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 Để việc nghiên cứu đề tài trên đạt kết quả tốt, tôi đã sử dụng một số 
phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp nghiên cứu lý luận thực tiễn.
 Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp quan sát. 
 Phương pháp trao đổi đàm thoại.
 Phương pháp động viên khuyến khích trẻ.
 Phương pháp đánh giá kết quả
 6. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
 - Phạm vi: Tại lớp nhà trẻ D1 24 – 36 tháng , tổng 25 cháu.
 - Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 
2020.Tiếp tục bổ xung và thực hiện trong những năm học sau
 PHẦN THỨ HAI
 GỈAI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1 . Cơ sở lí luận có liên quan đến trực tiếp đến sáng kiến kinh nghiệm
 Việc trẻ ham thích đến lớp học là vấn đề rất quan trọng cần được khắc 
 phục , điều này sẽ tạo cho phụ huynh một tâm lý thoải mái , yên tâm giao 
 con cho cô giáo , trẻ hòa đồng nhanh với môi trường tham gia tích cực vào 
 4/15 “Một số biện pháp để lửa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng ham thích đến lớp học”.
 Nhiều trẻ mới đi học còn khóc nhè, không chịu vào lớp, cô bế không chịu, 
thậm chí còn đánh mạnh vào ngực cô, như vậy sẽ rất khó khăn trong việc dạy 
dỗ, chăm sóc và quản lý trẻ. Cụ thể như cháu Quốc Anh, Bảo Ngọc, Gia Long, 
Minh Trí ngày nào đến lớp bé cũng khóc và nôn trớ rất nhiều. đòi chạy ra 
cổng về nhà, có phụ huynh thấy thế không muốn cho con đi học nữa thương con 
và cho con về như phụ huynh cháu Gia Long, Bảo Châu, Minh Đạtđiều này 
gây khó khăn rất lớn trong việc dạy trẻ và giáo dục đối với các trẻ khác. Trong 
những ngày đó, nhiều cô phải tất bật từ sáng đến trưa, nào dỗ dành, ẵm bồng, 
kéo co, vật vã với trẻ. Các cháu khóc, quấy, giãy, đạp, thậm chí đánh cả cô. Đến 
giờ ăn thì trẻ khóc, không chịu ngồi ăn, rồi ho, ói. Đến giờ ngủ cô giáo phải ẵm 
ru ngủ. Có trẻ mệt quá ngủ thiếp đi, có trẻ không chịu ngủ thì cô phải ẵm ra sân 
chơi vì sợ ảnh hưởng đến cháu khác. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không 
tốt đối với trẻ: sụt cân, bệnh, sợ hãi đám đông, sợ tiếp xúc với nhiều người, trở 
nên nhút nhát, trầm uất...
 Các cô giáo cũng không sung sướng gì khi phải liên tục lau sàn lớp (do 
học sinh ói, tè...), có cô hai tay bế hai cháu (còn 2-3 cháu khác vừa khóc vừa 
bám lấy áo cô đòi bế), có cô thì một tay bế cháu này, tay kia lấy khăn giấy chùi 
mũi cho một cháu khác...“Thường chỉ một, hai 0tuần là ổn. Cũng có bé dễ chịu, 
chỉ khóc 2-3 ngày. Nhưng cũng có bé khó lắm, cả tháng mới thích nghi được”. 
Có lẽ hình ảnh của ngày đầu tiên quá kinh khủng đã khiến các cháu khó thích 
nghi với lớp học. Một lớp học có hơn 20 cháu khóc rền rĩ, các bé cứ gào lên: 
“Mẹ ơi! Mẹ ơi”, bé thì chạy ra cửa lớp giơ hai tay lên: “Bế a, bế a”, có bé còn ói 
hết ra sàn lớp, rồi tè, ị ra quần... Các cô giáo cứ luôn chân luôn tay vừa dỗ dành, 
vừa dọn đồ ói, thay quần áo cho các cháu... Học sinh đông, việc nhiều nên các 
cô không thể dỗ dành tất cả các cháu trong lớp.
Từ tình hình đó tôi đã nghĩ ra nhiều cách để khắc phục tình trạng này. 
2.4. Số liệu điều tra trước khi thực hiện :
 + Minh Chứng 1 : Kết quả ban đầu của trẻ đến lớp
 6/15 “Một số biện pháp để lửa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng ham thích đến lớp học”.
các bạn không?” Sau đó trò chuyện với phụ huynh và từ từ vuốt ve trẻ, kế đến 
là nắm tay trẻ thật nhẹ nhàng, đó là bước khởi đầu để trẻ cảm thấy an lòng. Sau 
đó trưng bày đồ chơi hoặc tổ chức cho cả lớp cùng chơi một trò chơi nào đó 
nhằm gây hứng thú cho trẻ và quan sát biểu hiện của trẻ. Tuy nhiên nhiều trẻ 
vẫn chỉ ngồi trong lòng mẹ mà không chịu chơi cùng bạn. Tôi vẫn tiếp tục cùng 
phụ huynh trò chuyện về thói quen, tập quán của trẻ để dễ dàng thích nghi với 
trẻ, cho đến khi trẻ cảm thấy sự gần gũi giữa mẹ và cô, từ đó trẻ sẽ chơi với cô 
và các bạn trong lớp. Mặt khác, việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh yên 
tâm khi gửi con cho các cô để phụ huynh yên tâm để con mình ở lại cho cô giáo. 
Từ những tình trạng thực tế đã giúp tôi tìm ra một số biện pháp tốt để giúp trẻ 
thích nghi với lớp được tốt hơn. Đầu năm trẻ của tôi khóc rất nhiều, khi đón trẻ 
tôi thường an ủi phụ huynh trước tiên vì họ rất thương con lo lắng cho con, sợ 
con sẽ khóc nhiều làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Những lời động viên 
sẽ giúp họ an tâm hơn và khi nhận trẻ từ tay ba mẹ tôi nắm tay trẻ, ở gần bên trẻ 
và nói chuyện thật nhẹ nhàng.
 Đối với các cháu lần đầu tiên đến trường, thường ôm chặt lấy bố mẹ không 
chịu rời, tôi không vội vàng tách cháu ra khỏi vòng tay phụ huynh ngay mà chỉ 
đến chào hỏi phụ huynh, trò chuyện, mỉm cười với trẻ để làm quen trẻ tránh cho 
trẻ bị hụt hẫng và có cảm giác bị bỏ rơi. 
 Tuy nhiên nhiều trẻ vẫn chỉ ngồi trong lòng bố mẹ mà không chịu chơi 
cùng bạn. Tôi vẫn tiếp tục cùng phụ huynh trò chuyện về thói quen, tập quán, sở 
thích của trẻ để dễ dàng tìm kiếm biện pháp thích nghi với trẻ, cho đến khi trẻ 
cảm thấy sự gần gũi giữa mẹ và cô, từ đó trẻ sẽ chơi với cô và các bạn trong lớp.
+ Minh chứng 2 : Trẻ mới đi học còn khóc không chịu vào lớp
 Từ khi sử dụng biện pháp trên vào đối với học sinh của lớp mình tôi thấy 
các cháu có sự tiến bộ rõ rệt đạt kết quả rất tốt. Lớp tôi có 25 học sinh số cháu 
hứng thú đi học đạt 22 cháu bằng 88% so với số trẻ của lớp.
 4. 2.Biện Pháp 2 : Chuẩn bị nhiều đồ chơi hấp dẫn cho trẻ chơi.
 Tôi tổ chức cho cả lớp cùng chơi một trò chơi nhỏ nào đó nhằm gây hứng 
thú cho trẻ và quan sát biểu hiện của trẻ mới vào lớp. Để kích thích sự sáng tạo 
 8/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_lua_tuoi_nha_tre_2.doc