Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24–36 tháng
Với biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng trên tôi muốn giúp trẻ có những kỹ năng ban đầu về cuộc sống, có những kinh nghiệm sống, sao cho phù hợp với cuộc sống đang biến đổi không ngừng. Sau một 4 tháng thực hiện, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất thích thú khi trẻ được học về những kỹ năng sống cơ bản qua các hoạt động học, giờ ăn, hoạt động trò chơi và các kỹ năng tự phục vụ của trẻ. Việc tìm ra các biện pháp phù hợp giúp cho trẻ tiếp thu tốt hơn, trẻ có nề nếp hơn và mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.
Tôi sử dụng biện pháp giúp này với mục đích giúp trẻ phát triển kỹ năng sống cơ bản cho bản thân, hình thành ở trẻ các kỹ năng như: Tự phục vụ, giao tiếp, tự nhận thức, hợp tác. Từ đó trẻ có ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24–36 tháng
thân và những người xung quanh để trẻ có những hành động đúng. Về phía các bậc cha mẹ trẻ, còn số đông các gia đình còn chiều chuông, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chưa có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày. Cha mẹ không chú ý đến con mình ăn uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó. Những đồ dùng đó để làm gì?. Một số cha mẹ thì quan tâm đến con cái nhưng chưa chú ý dạy con cách cư xử, nhiều lúc vô tình còn hùa theo cái sai của con cái. Tôi nhận ra rằng, tất cả những kỹ năng đó phải bắt đầu từ việc chúng ta muốn trẻ lớn lên trở thành những người như thế nào, bản thân chúng ta cần gì, thiếu gì, dựa vào cái gì để thành công thì hãy dạy cho con cái chúng ta những điều y như thế. Việc xây dưng kỹ năng sống cho trẻ không gì hơn là cho trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình. Có thế chúng ta mới có thể có những người chủ động, tích cực, hòa đồng và đầy đặc biệt.Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách do đó cần giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Với khả năng tiếp thu, nhận thức của trẻ mầm non, trẻ dễ nhớ mau quên đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Để bước đầu trang bị những hành trang, kiến thức về cuộc sống, những kỹ năng sống sao cho phù hợp với nhân cách con người, với cuộc sống thế giới xung quanh cho trẻ thì cô giáo chính là người giữ vai trò và nhiệm vụ quan trọng cũng như bước đầu giúp trẻ có kỹ năng như: Tự nhận thức, tự phục vụ, biết đoàn kết với bạn bè,... Nhưng làm thế nào để cung cấp những kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn của trẻ. Việc tìm ra các biện pháp phù hợp giúp cho trẻ tiếp thu tốt hơn, trẻ có nề nếp hơn và mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động. 6. Mục đích của biện pháp mới. Tôi sử dụng biện pháp giúp này với mục đích giúp trẻ phát triển kỹ năng sống cơ bản cho bản thân, hình thành ở trẻ các kỹ năng như: Tự phục vụ, giao tiếp, tự nhận thức, hợp tác. Từ đó trẻ có ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi. 7. Nội dung. 7.1. Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến Nội dung: Để nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã thực nghiệm trên trẻ lớp nhà trẻ 24- 36 tháng ( Khu Sản) - Trường mầm non Hữu Sản.Với tổng số trẻ là 18 học sinh. Trong đó có 10 trẻ nam và 8 trẻ nữ. Thời gian nghiên cứu 4 tháng (bắt đầu từ tháng 9/2021 đến cuối tháng 12/2021). Đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24 -36 thàng tuổi khả năng nhận thức của trẻ còn có nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ dễ quên và hay hành động theo ý muốn. Vì vậy để dạy những kỹ năng sống cho trẻ chỉ là những bước đầu giúp trẻ các kỹ năng như: Biết về bản thân mình, mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ bản thân, biết hợp tác chơi với các bạn, kỹ năng thích nghi với môi trường,... Để trẻ có được những kỹ năng ở lứa tuổi này, cô giáo cần nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo, lồng ghép các hoạt động để truyền thụ các kỹ năng cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là một tiến trình: giáo viên trang bị cho trẻ kiến thức; giúp trẻ có ý thức và niềm tin để thay đổi. Trẻ phải được thực hành để có kỹ năng. Trẻ cần được hướng dẫn vận dụng kỹ năng vào các sinh hoạt thường ngày của trẻ. Điều quan trọng nhất là những kỹ năng này trở thành một thói quen tốt. Trong cách giáo dục mới, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai, mình muốn. Tuy nhiên, Giáo dục kỹ năng sống không dễ chút nào, vì nó nằm ngoài cách suy nghĩ và thói quen của ta từ trước đến nay. Việc đầu tiên là tin vào khả năng của Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, có người nói: Dạy trẻ 24 - 36 tháng tuổi những kỹ năng sống như vậy có quá sớm không, trẻ có thực hiện được không?. Thật ra việc học kinh nghiệm sống với trẻ chẳng bao giờ là sớm, có hàng trăm kỹ năng sống cần thiết với trẻ. Tùy theo lứa tuổi của trẻ để chọn ra nội dung chương trình dưới nhiều hình thức khác nhau. Người giáo viên phải có nhiệm vụ quan trọng để lựa chọn, xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi từ 24 - 36 tháng. Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã lựa chọn một số kỹ năng sống cơ bản để cung cấp cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi cụ thể như sau: * Kỹ năng tự phục vụ: - Biết cất dép đúng nơi quy định. - Biết cất ba lô đúng tủ của mình còn tủ của bạn nào cao quá thì trẻ sẽ chỉ tủ của trẻ để cô giúp đỡ. - Biết bê ghế về tổ, về bàn. - Biết nhặt cơm rơi vãi vào khay. - Đa số trẻ biết tự súc cơm ăn. - Biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. - Biết lấy khăn, cốc để dùng. * Kỹ năng giao tiếp: - Bước đầu biết cách xưng hô chào hỏi cùng cô và một số trẻ tự xưng hô tốt với người khác khi không có cô giúp đỡ. - Biết lắng nghe cô nói và trả lời câu hỏi của cô khi được hỏi. - Trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với mọi người. *Kỹ năng tự nhận thức. - Trẻ tò mò ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh. - Trẻ nhận biết được tên, tuổi của mình, người thân và địa chỉ gia đình, biết được tên những người xung quanh khi được hỏi đến. của trẻ với mọi người xung quanh còn chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn, khả năng tự nhận thức của trẻ chưa cao nên tôi luôn băn khoăn làm sao để tỉ lệ các kỹ năng sống đó được nâng cao lên. Thông qua việc khảo sát trẻ đầu năm giúp cho tôi hiểu được sự thiếu hụt cao về kỹ năng sống của trẻ. Từ những thực tế đó tôi đã lập kế hoạch và đưa ra các hình thức, phương pháp phù hợp để dạy kỹ năng sống cho trẻ lớp tôi. 3. Biện pháp 3: Dạy các kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động. Trong việc cung cấp các kỹ năng sống cho trẻ, giáo viên là người giữ vai trò quan trọng và là người trực tiếp truyền dạy những kinh nghiệm sống cho trẻ thì việc đầu tiên đó là cô giáo phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. * Thông qua hoạt động vui chơi. Như chúng ta đã biết trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ nhà trẻ: “Học mà chơi, chơi mà học”. Chơi là một trong các hoạt động học tập của trẻ và có mục đích to lớn đối với sự phát triển toàn diện về nhân cách con người. Thông qua hoạt động vui chơi còn hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Chính vì thế việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ không chỉ giúp trẻ hình thành kỹ năng mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển những kỹ năng sống. Với trẻ nhà trẻ, trẻ được học qua chơi điều đó khiến trẻ rất thích thú, trẻ cảm thấy việc tiếp thu kiến thức sẽ nhẹ nhàng thoải mái mà không bị gò bó vì vậy giáo viên cần tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đối với trẻ chơi trò chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ khám phá thông qua trò chơi, các hành động chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. Trong hoạt động vui chơi trẻ có thể tích lũy được kinh nghiệm, kỹ năng sống đó là qua giờ hoạt động vui chơi của trẻ. Trẻ được chơi ở các góc, chơi tức là trẻ đang được nhập vai, trẻ đang được học làm (hoạt động với đồ vật) giống như Qua hoạt động vui chơi tôi còn dạy cho trẻ những thói quen tốt: Đó là việc hướng dẫn trẻ làm những việc nhẹ nhàng vừa sức, lần đầu cô có thể hướng dẫn trẻ làm cùng cô sau đó cho trẻ tự làm cô quan sát, kiểm tra và sửa sai cho trẻ. Cứ như vậy tạo cho trẻ có nề nếp và thói quen lấy, cất đồ dùng,đồ chơi đúng nơi quy định. Ảnh minh họa:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho.docx