Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gần gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường mầm non ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung... Mặt khác kỹ năng ca hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật.

docx 15 trang thuydung 09/07/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ 24-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ 24-36 tháng tuổi
 những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo sự đa dạng của các thể loại âm 
nhạc đưa trẻ vào thế giới của cái đẹp một cách hấp dẫn và lý thú. Âm nhạc giúp 
cho trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay 1 bông hoa đẹp, bức 
tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh. qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân 
cách của mình. Vì vậy việc giáo dục âm nhạc cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi 
mầm non để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai
 Âm nhạc còn là phương tiện thúc đẩy sự phát triển thể chất ở trẻ, là khả 
năng tốt nhất để luyện tai nghe âm nhạc. Tư thế hát đúng sẽ giúp trẻ điều hòa, 
đẩy mạnh hoạt động hô hấp, trẻ được thở sâu hơn, đồng thời cũng tạo cho trẻ 
dáng dấp uyển chuyển, phong thái đẹp.
 Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình 
nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc 
và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó 
gấn gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường mầm 
non ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng 
ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động 
khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt 
động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính 
xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp 
nội dung... Mặt khác kỹ năng ca hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm 
vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan 
phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và 
đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát 
chưa có tính nghệ thuật.
 Song thực tế, tại lớp tôi đang dạy trẻ đang nhút nhát, khóc nhè, nói chớt, 
nói lắp, hát chưa rõ lời, hát chưa trọn câu, dẫn đến kỹ năng ca hát của trẻ còn 
hạn chế.
 Là một giáo viên đứng lớp, đứng trước tình hình đó tôi luôn suy nghĩ trăn 
trở phải làm thế nào để giúp trẻ cảm nhận âm nhạc một cách tự nhiên, hát đúng 
lời, đúng nhạc và đặc biệt là rèn kỹ năng ca hát cho trẻ từ đó giúp trẻ cảm nhận 
được rằng âm nhạc là ngọn gió mát thổi lên tâm hồn trong sáng của tuổi thơ. Do 
đó mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp dạy kỹ năng 
ca hát cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi”.
1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: 
 * Điểm mới của sáng kiến: Qua thực hiện sáng kiến “ Một số biện pháp 
dạy kỹ năng ca hát cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ''. Tôi đã áp dụng các phương 
pháp dạy học mới vào môn học để dạy trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời bài 
hát, uốn nắn từng kỹ năng ca hát, vận động trong từng tiết dạy âm nhạc, hát 
 2 Một số phụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục trẻ qua hoạt động ca hát 
của con em mình ở trường. 
 Vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát để phân loại đánh giá sự cảm thụ 
âm nhạc của trẻ. Tôi phân thành 2 loại: Đạt và chưa đạt. Kết quả khảo sát như 
sau:
 Đạt Chưa đạt
 TT TIÊU CHÍ SL % SL %
 1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 10/25 40% 15/25 60%
 Trẻ hát thuộc, hát đúng giai điệu bài 
 8/25 32% 17/25 68%
 2 hát, trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giã 
 3 Trẻ có kỹ năng ca hát 8/25 32% 19/25 68%
 Qua bảng khảo sát, tôi thấy trẻ kỹ năng ca hát chưa đạt chiếm tỷ lệ cao 
nên tôi đã suy nghĩ và lựa chọn một số biện pháp tối ưu nhất để thực hiện đề tài.
2. Nội dung đề tài, sáng kiến.
2.1. Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ: 
 Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 24 - 
36 tháng tuổi, ở tuổi này trẻ còn rất bé nhưng đặc điểm sinh lý trẻ phát triển rất 
mạnh, vì vậy trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý, tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu 
vào nề nếp để tham gia vào hoạt động âm nhạc trong ngày của trẻ là một nhiệm 
vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình của các cháu. Vậy làm thế nào để 
nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày 
mà trẻ không muốn rời xa mẹ để đến với cô giáo và các bạn.
 Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện nề nếp, kỹ năng ca hát cho trẻ đạt 
hiệu quả cao, xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ để 
đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài, học 
hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được 
tầm quan trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể của lớp, của trẻ. Tích cực 
tham khảo qua tài liệu, sách báo, internet, tạp chí giáo dục mầm non, cần chịu 
khó kiên trì và sáng tạo trong từng bài dạy, từng tiết học và sáng tạo trong việc 
làm nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻXác định rõ những khó khăn và điều kiện 
thuận lợi của nhà trường, của lớp, của bản thân. Từ đó tìm ra biện pháp thực 
hiện hữu hiệu nhất.
 Trẻ biết thực hiện VĐTN, theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết chia nhóm, biết về 
hàng và tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹ và linh hoạt qua 
việc trẻ lên biểu diễn. 
 4 đáp , hát song ca, hát trên các thể loại âm nhạc khác nhau như nhạc remix, 
country, slow,
 Ngoài ra, tôi thường xuyên thay đổi nhiều đội hình khác nhau: Hình tròn 
to, nhỏ, ba hàng ngang,chữ V, tự dođể trẻ thoải mái hoạt động, tránh nhàm 
chán, mang tính hình thức.
 Xuất phát từ mục đích giáo dục âm nhạc cho trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, cô 
giáo cần biết khơi dậy những biểu hiện về sở thích âm nhạc trên cơ sở những ấn 
tượng và khái niệm âm nhạc mà trẻ đã tiếp thu được. Phát triển tính tích cực 
sáng tạo trong tất cả các dạng hoạt động âm nhạc vừa sức với trẻ.
 Ví dụ: Thể hiện tính chất các hình tượng trong trò chơi âm nhạc như "Thỏ 
đi tắm nắng". Cô gợi ý với trẻ những động tác minh hoạ giống chú thỏ rung tai, 
vươn vai, nhảy hai chân chụm, sau đó bật nhạc bài "Thỏ tắm nắng" và nói các 
chú thỏ con ơi đi tắm nắng đi, hôm nay trời nắng đẹp quá rồi. Cô hát và vận 
động gây hứng thú cho trẻ để trẻ làm theo cô.
 Ví dụ : Giờ dạy hát "Con chim hót trên cành cây". Cô nói: Các bạn ơi, hãy 
lắng nghe xem ngoài sân trường có tiếng gì hót vui thế nhỉ (Cô treo lồng chim ở 
gần cửa sổ) à! Tiếng chim hót đấy. Các bạn thấy chú chim hót có hay không? 
Chim hót vang chào đón chúng mình đấy ! Chúng mình sẽ cùng nhau cất cao 
tiếng hát để thi với bạn chim nhé. Đó là bạn chim khuyên, còn chúng mình hãy 
làm những chú chim hoạ mi và chim sơn ca. Nào! các chú chim hãy cùng cất 
tiếng hát với cô nhé. Cô đàn và hát cùng trẻ.
 Ví dụ : Giờ nghe hát: "Trống cơm" đân ca đồng bằng Bắc Bộ. Cô bật băng 
một đoạn của bài hát và múa minh hoạ một vài động tác hướng sự chú ý của trẻ 
rồi hỏi trẻ: Cô đang làm gì đây? Các bạn thấy cô mặc có đẹp không? Sau đó cô 
tiếp tục hát và minh hoạ. Cô vừa múa vừa nhìn trẻ giao lưu với trẻ và khuyến 
khích trẻ bằng ánh mắt. Trẻ trải qua sự ngạc nhiên thích thú, đôi khi yên lặng 
ngẫm nghĩ rồi vui vẻ sôi động ngẫu hứng theo cô. Hoặc giờ biểu diễn: Cô bật 
cho trẻ xem băng hình rồi hỏi trẻ: Các con xem bạn biểu diễn có giỏi không? 
Bây giờ cô và các con sẽ cùng nhau biểu diễn các bài hát giống các bạn nhé.
 Hình thức nữa là cô dùng các loại mũ múa, nơ hoa rồi nói: các bạn có thích 
cô đội mũ, cài nơ đẹp làm văn công để múa hát chào đón mùa xuân không nào? 
Khi dạy trẻ làm quen với giáo dục âm nhạc không nên gò bó áp đặt trẻ phải theo 
khuôn phép mẫu mà phải cho trẻ làm quen với nội dung xúc cảm của âm nhạc 
với ngôn ngữ đặc biệt sinh động và đặc sắc của âm nhạc, gợi cho trẻ ngẫu hứng 
theo giai điệu của bài hát, thích hát và hoạt động tích cực, sáng tạo.
 2.3. Tổ chức hoạt động chung nhẹ nhàng, linh hoạt:
 6

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_ca_hat_ch.docx