Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn Nhận biết tập nói ở trẻ 24-36 tháng

Để việc cảm thụ và nói chính xác vốn từ khi trẻ phát âm sao cho một cách tốt nhất thì cô giáo phải là người củng cố lại cách phát âm cũng như cung cấp thêm vốn từ cũng như hiểu biết để trẻ có đủ kiến thức học và phát âm cho chuẩn, cho đúng. Để làm tốt công việc giúp trẻ nắm được kiến thức cũng như trả lời chính xác các câu hỏi của cô một cách mạch lạc to , rõ ràng là cả quá trình cô phải trao dồi kiến thức cũng như tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ tới các hình thức ,cũng như giúp trẻ hiểu, nắm vững nội dung của bộ môn NBTN . Vì vậy tôi đã đầu tư suy nghĩ để chọn “ một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn NBTN ở trẻ 24-36 tháng”.

doc 8 trang thuydung 08/05/2024 1050
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn Nhận biết tập nói ở trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn Nhận biết tập nói ở trẻ 24-36 tháng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn Nhận biết tập nói ở trẻ 24-36 tháng
 Đề tài: Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn NBTN ở trẻ 24-36 tháng.
 - Tác dụng: giúp trẻ tiếp cận gần hơn với bộ môn NBTN để trẻ hiểu nội dung cũng 
như hoà mình vào các sự vật hiện tượng có trong tự nhiên , trong cuộc sống hàng ngày của 
trẻ .
 3, Phạm vi nghiên cứu đề tài:
 Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề bài viết vào 
Nhóm trẻ, trường Mầm Non Phú Phong.
 II, Phương pháp tiến hành:
 1, Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn.
 * Cơ sở lí luận:
- Trong chương trình giáo dục trẻ nhà trẻ, nôn NBTN là một môn học giúp trẻ nhận biết và 
tập nói về tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi cung quanh để tăng 
thêm vốn từ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh.
 - Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi dã suy nghĩ trình bày thực tế, tìm 
biện pháp thực hiện.
 * Cơ sở thực tiễn:
- Môn NBTN của trẻ nhà trẻ là việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua đối thoại và 
việc kết hợp trực quan minh hoạ bằng hình ảnh.
- Trong thực tiễn việc dạy trẻ nhà trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ qua môn NBTN như 
sau:
* Về nhận biết tên gọi:
- Dạy trẻ nhận biết và nói đúng đối tượng. Cho trẻ tập nói nhiều lần theo các hình thức: cả 
lớp, cá nhân.
- Dạy trẻ nói đúng chính tả: rõ lời, rõ ý.
* Nhận biết các đặc điểm công dụng của đối tượng:
- Dạy trẻ nhận biết các đặc điểm nổi bật của đối tượng sau đó kết hợp cho trẻ tập nói và nói 
về công dụng của đối tượng đó.
* Về mở rộng kiến thức:
- Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ qua việc mở rộng vốn từ, tư duy tưởng tượng cho trẻ liên hệ 
với thực tế kể về những đối tượng mà trẻ đã thấy.
 2, Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
 * Các biện pháp tiến hành:
+ Phương pháp dùng lời nói.
+ Phương pháp hoạt động với đồ vật.
+ Phương pháp trực quan hành động.
+ Phương pháp dùng hình ảnh minh hoạ.
 * Thời gian tạo ra giải pháp: Bắt đầu từ tháng 9/2012 đến tháng 5 năm 2013. Năm học 
2012-2013.
 B. NỘI DUNG
 I. Mục tiêu
 Nhiệm vụ của đề tài:
 2 Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn NBTN ở trẻ 24-36 tháng.
 Con Gµ
 + Với con vịt : Cô dùng câu đố : Con gì có cánh 
 Mà lại biết bơi 
 Ngày xuống ao chơi 
 Đêm về đẻ trứng ? 
 Con vÞt
 + Với con chim : Cho trẻ nghe tiếng hót của con chim để trẻ đoán xem đó là con gì ? Sau 
đó cho trẻ xem hình ảnh 
 4 Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn NBTN ở trẻ 24-36 tháng.
 - Một tiết NBTN tiến hành phải đầy đủ 3 bước: Quan sát- luyện tập- trò chơi.
 - Khi quan sát vật, cô không nên nói ra ngay tên gọi, đặc điểm của vật, mà nên đặt thành 
câu hỏi ngắn gọn, chính xác để hướng sự chú ý của trẻ và phát huy tính chủ động tích cực 
của trẻ. Nếu trẻ không trả lời được, cô nói cho trẻ biết và đặt lại câu hỏi để trẻ nhắc lại.
 - Trong bước luyện tập, cô nên đưa ra nhiều dạng câu hỏi đối với trẻ như: Con gì đây?, 
Cái gì đây?; Để làm gì?. Với cùng một nội dung cô có thể đặt dưới nhiều dạng câu hỏi 
khác nhau ( Gà mái kêu thế nào?; Con gì kêu cục ta cục tác).
 - Phần trò chơi có thể cho trẻ chơi trò chơi lựa chọn các con vật, chọn tranh lô tô hay thi 
xem ai nói nhanh...
 Tõ những phương pháp cơ bản đó tôi thấy trẻ tiÕp thu rất tốt về ngôn ngữ và kiến thức 
của bài dạy. 
f) . Tiếp cận phương tiện hiện đại 
 Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay việc ứng dụng các 
phương tiện hiện đại trong giảng dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên nhằm gây hứng 
thú lĩnh hội kiến thức cho trẻ. 
 Bên cạnh đó, một cách mới và vô cùng hấp dẫn đối với trẻ đó là việc xây dựng những 
giáo án điện tử. Trong năm học vừa qua tôi đã học hỏi, tìm tòi và xây dựng được những 
giáo án điện tử nhằm tiến hành các tiết học hấp dẫn đối với trẻ. Thường thì trong những tiết 
cho trẻ học NBTN và NBPB tôi sử dụng Hình ảnh động trong slide sẵn có. 
g) Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi.
 Để trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt qua hoạt động nhận biết tập nói thì không chỉ dạy trẻ 
ở các giờ hoạt động chung mà cần phải dạy trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi như 
trong giờ đón, trả trẻ, hoạt động góc tôi tận dụng thời gian trò chuyện cùng trẻ để trẻ có cơ 
hội được giao lưu, thể hiện những điều mà trẻ đã được trải nghiệm. Ngoài ra tôi còn phối 
kết hợp với các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở gia 
đình như: dành thời gian trò chuyện với trẻ, cho trẻ được tiếp xúc với các hiện tượng xung 
quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ. 
 Qua việc rèn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ của trẻ qua môn 
nhận biết tập nói rất tốt, trẻ rất hứng thú học bài và trả lời được các câu hỏi của cô do đó 
chất lượng của môn học đã dần được nâng lên.
 2, Khả năng áp dụng:
 Qua thực tế mà tôi thực hiện các hình thức trên, tôi nhận thấy kết quả thể hiện trên 
 trẻ có tiến bộ rõ rệt , trẻ nắm được các kiến thức cơ bản mà tôi truyền thụ cho lớn khả 
 năng tập chung chú ý , nhận xét và diễn đạt ý của trẻ tiến bộ rõ rệt so với đầu năm.
 - Trẻ mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều khi tham gia học tập và họat động như : Nói đủ 
 câu , to rõ ràng , giảm số trẻ nói ngọng . 
 6 Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn NBTN ở trẻ 24-36 tháng.
 + Gia đình thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng để 
trẻ noi theo, phải quan tâm yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ ngay từ khi còn 
nhỏ.
 + Tuyên truyền với phụ huynh về công tác nuôi dạy trẻ.Kết hợp với phụ huynh 
ngoài việc nắm bắt đặc điểm của trẻ còn có tác dụng hướng với phụ huynh củng cố lại kiến 
thức cho trẻ Do đó muốn giáo dục trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương 
pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp, cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà 
trường, gia đình và xã hội.
 - Tôi tin với những biện pháp này trẻ lớp tôi sẽ ngày càng tiến bộ hơn, trẻ nói được 
nhiều câu hơn, nói đúng, chuẩn, mạnh dạn, tự tin hơn.
 - ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
 + Để thực hiện tốt đề tài này chúng tôi là những người làm công tác giáo dục trực tiếp 
giảng dạy. rất mong muốn lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bổ sung 
thêm các thiết bị dạy học để trẻ được phát triển vốn từ một cách tốt nhất.
 + Tôi mong rằng những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là những người trong 
ngành mầm non quan tâm hơn nửa để giáo dục trẻ trong độ tuổi nhà trẻ 24-35 tháng.
- Tôi mong rằng Phòng GD& ĐT thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, các lớp tập 
huấn để bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên.
- Ngoài ra còn cần có sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ 
và nhận thức về việc cho con em ra lớp đều, đúng độ tuổi.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi về việc xây dựng “ Một số biện pháp giúp trẻ 
phát triển tốt ngôn ngữ qua môn nhận biết tập nói ở nhóm trẻ 24 – 36 tháng.
 8 Sáng kiến kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cho_tre_lam_quen_va_h.doc