Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi

Đến với âm nhạc sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ, óc tưởng tượng, sáng tạo, tạo được hưng phấn vui vẽ. Là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh.

Với trách nhiệm lớn lao của một giáo viên chủ nhiệm lớp nhà trẻ 24- 36 tháng, tôi phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lớp. Từ đó tôi đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động một cách tự nhiên. Thực sự tiết học luôn lấy trẻ làm trung tâm lúc đó trẻ mới không nhàm chán. Do đó tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp tôi được tốt. Đây là khâu quan trọng mà tôi đặt ra để nỗ lực phấn đấu..Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Biện pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi ”.

doc 6 trang thuydung 09/07/2024 890
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi
 Nhằm giúp trẻ cảm nhận âm nhạc một cách tự nhiên, hát đúng nhạc, đúng 
lời và đặc biệt là rèn khả năng ca hát của trẻ từ đó giúp trẻ có tâm hồn vui tươi 
trong sáng yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống.
3. Cách tiến hành:
3.1. Khảo sát trẻ đầu năm học và lập kế hoạch hoạt động âm nhạc, chuẩn bị 
bài của giáo viên.
* Khảo sát trẻ đầu năm học
 Năm học 2020 - 2021 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy 
lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, với tổng số trẻ trong lớp: 23 cháu. Hầu hết các trẻ mới 
đến trường hay khóc nhè, nũng nịu, chưa có nề nếp. Trẻ còn rụt rè, nhút nhát và trẻ 
phát âm chưa chuẩn, có một số còn nói lắp, nói chớt, nói chưa rõ nên chưa chăm 
chú vào giờ hoạt động. Nên dẫn đến một số cháu hát chưa thuộc, hát chưa trọn cả 
câu. Từ thực tế lớp học, tôi tiến hành khảo sát trên lớp.
 Vào đầu tháng 9, tôi tiến hành khảo sát để đánh giá về thực chất và khả năng 
của trẻ, xem kỹ năng ca hát của trẻ thể hiện ở trên tiết học. Tôi đánh giá các mức 
độ đạt và chưa đạt để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể: 
 STT Nội dung tiêu chí khảo sát Đạt Tỉ lệ % Không Tỉ lệ %
 đạt
 1 Trẻ hát thuộc bài hát 12 52,2 % 11 47,8%
 2 Trẻ hát đúng giai điệu, nhớ tên 14 60,9% 9 39,1%
 bài hát, tên tác giả
 Từ kết quả điều tra thực tiễn của lớp. Bản thân tôi và trẻ có một số hạn chế 
như sau : 
 *Về phía giáo viên :
 Cô giáo chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc.Còn hạn 
chế về việc rèn luyện kỹ năng ca hát cho trẻ, trẻ còn gò bó trong việc dạy trẻ ca hát 
theo kiểu thuộc lòng các lời ca của các bài hát. Giáo viên chưa đầu tư về nghệ 
thuật, kỹ năng dạy trẻ ca hát. Các bài hát dạy trẻ còn phụ thuộc vào chương trình, 
chưa sáng tạo sưu tầm các bài hát ngoài chương trình đưa vào dạy trẻ. 
 * Về phía trẻ: 
 Một số trẻ còn nhút nhát khi tham gia vào các hoạt động ca hát, chưa biết 
thể hiện tình cảm của mình đối với bài hát.
 Trẻ hát còn sai một số lời khó và hát không rõ lời bài hát.
 Trẻ chưa tạo được âm thanh hợp lý khi hát ( khi thì trẻ hát to, khi thì hát 
nhỏ, khi thì la hét. ) 
 Khi trẻ hát chưa hoà quyện giọng hát của mình vào tập thể, hát lỡ nhịp, 
chưa đúng giai điệu. 
* Lập kế hoạch hoạt động âm nhạc, chuẩn bị bài của giáo viên :
 Từ thực tế lớp như vậy , tôi bắt đầu làm kế hoạch cho cả năm học, lĩnh vực 
âm nhạc đủ số tiết cho chủ đề, từng tháng kế hoạch ghi rỏ các bài sắp học, sắp dạy 
cho trẻ làm quen trước giờ hoạt động có chủ đích. Cô chú ý đến những trẻ yếu, 
bồi dưỡng trẻ có năng khiếu về âm nhạc. Chú trọng bổ sung cho trẻ làm quen các 
bài hát sắp học vào các thời điểm đón, trả trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, 
sinh hoạt chiều , mọi lúc, mọi nơi và các giờ học khác.
 Để tổ chức tốt giờ hoạt động âm nhạc dạy kỹ năng ca hát đòi hỏi mỗi một 
giáo viên chuẩn bị giáo án, xác định từ mục tiêu bài dạy, nội dung trọng tâm của 
 2 hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống ...
+ Hoạt động chơi tập có chủ đích ( Hoạt động chung): Trong mỗi tiết hoạt động 
chung, mọi hoạt động đều tích hợp giáo dục âm nhạc cho trẻ, có thể cho trẻ làm 
quen những bài hát mới, hoặc ôn luyện lại những bài hát đã học tuỳ theo từng đề 
tài, từng chủ đề của bài dạy .
 Ví dụ : Khi dạy trẻ học tiết thơ : “Mẹ và cô ”- chủ đề “ Các cô Bác trong 
trường mầm non ”. Cô có thể cho trẻ hát bài “Cô và mẹ ”. Qua đó giúp trẻ được 
ôn luyện lại bài hát đã học và nhằm gây hứng thú cho trẻ vào giờ học .
 Hoặc tiết nhận biết tập nói “ Con Gà- con Vịt ” chủ đề “ Những con vật đáng 
yêu”. Khi vào bài dạy cô bắt bài hát “Một con Vịt ” cho trẻ cả lớp hát sau đó cô 
trò chuyện với trẻ các con vừa hát bài hát gì ? (...) Trong bài hát nói về những con 
vật nào? Trong bài hát nói về các con vật sống ở đâu ? Thông qua đó cô giới thiệu 
vào bài một cách nhẹ nhàng giúp trẻ húng thú tham gia vào tiết học hơn.
+ Hoạt động góc :Tôi luôn thay đổi trang trí ở góc âm nhạc thật sinh động theo 
chủ điểm để gây hứng thú lôi cuốn trẻ. Góc nghệ thuật là nơi trẻ có điều kiện để 
thể hiện khả năng ca hát của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, cũng cố và vận 
dụng phát triển khả năng âm nhạc vốn có của mình. Tại đây trẻ trẻ hát hay nghe 
nhạc, lời bài hát qua băng, đĩa...
+ Giờ ngủ trưa : Thời gian đầu của giờ ngủ giáo viên cho trẻ nghe nhẹ những bài 
hát ru như bài hát “ ru con” dân ca Bắc Bộ, để trẻ được hòa mình vào không khí 
êm dịu như có mẹ đang ở bên cạnh mình. 
+ Hoạt động chiều : Tôi thường cho trẻ ôn lại những bài hát đã được học trong 
chủ đề để giúp trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên tác giả, hát đúng giai điệu, yêu thích 
bộ môn âm nhạc này hơn.
+ Giờ trả trẻ : Tôi thường mở băng đĩa, ti vi nhạc không lời, nhạc dân ca, nhạc 
thiếu nhi cho trẻ nghe nhằm giúp trẻ ghi nhớ, cảm thụ âm nhạc tốt hơn để chờ bố 
mẹ đón về.
 Như vậy ở lớp, từ lúc trẻ đến trường đến khi trả trẻ, âm nhạc luôn xuất hiện 
bên trẻ tạo không khí vui tươi làm cho trẻ thêm linh hoạt, vui vẽ. Âm nhạc thực sự 
là người bạn thân thiết của trẻ.
3.4 Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài dạy:
 Trước tiên ta phải làm rõ rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong 
bài giảng không đơn thuần chỉ là giáo án điện tử được thiết kế bởi chương trình 
PowerPoint mà đó còn bao gồm nhiều các phương tiện công nghệ thông tin khác 
như tivi, đầu đĩa, mạng internetVì thế việc lựa chọn đề tài và phương tiện ứng 
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng vô cùng phong phú đa dạng.
 Ví dụ : Chủ đề “ Mẹ và những người thân yêu của bé ”. Tôi chọn bài hát “ Cô 
và mẹ”; trước khi vào dạy thì tôi chụp cảnh mẹ đưa trẻ đến lớp, cô giáo đang đón 
trẻ ôm ấp trẻ đưa vào đèn chiếu cho trẻ quan sát hình ảnh cô và mẹ đang đón trẻ ở 
màn hình, từ đó cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bài dạy kỹ năng ca hát bài 
“ Cô và Mẹ ”, nhằm giúp trẻ hứng thú, khắc sâu kiến thức và nhớ mãi lời ca của 
bài hát đó . Thông qua đó tôi giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng mẹ và cô 
giáo của mình .
 Tuy nhiên lựa chọn đề tài ứng dụng được công nghệ thông tin vào trong bài
 giảng cũng phải theo một số những tiêu chí nhất định để tránh việc lựa chọn đề tài 
không phù hợp và họat động không mang lại hiệu quả .
 4 phối hợp chặt chẽ giữa Cô giáo với phụ huynh nên chất lượng hoạt động âm nhạc 
được nâng lên rõ rệt.
4. Kết quả đạt được:
*Đối với trẻ :
 Trẻ được hình thành ở trẻ kỹ năng ca hát và nhớ được tên bài hát, tên tác giả.
 Rèn luyện lỹ năng ghi nhớ có chủ định và thể hiện giọng hát.
 Phát triển ngôn ngữ, trí tuệ cho trẻ qua quá trình dạy trẻ kỹ năng ca hát.
 Phát huy hết khả năng ca hát cho trẻ giúp trẻ ham thích học môn âm nhạc.
 Trẻ hát tự nhiên, rỏ lời, hát đúng cao độ, trường độ của tác phẩm.
 Trẻ thực hiện một cách tự tin, hồn nhiên dưới hình thức biểu diễn vui tươi, nhí 
nhảnh...
 Thông qua các hoạt động như lễ hội, nêu gương cuối tuần, biểu diển liên hoan 
văn nghệ của lớp. Trẻ thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng về nội 
dung cũng như giai điệu.
 Vì vậy, kết quả đạt được khá mỹ mãn, cụ thể như sau :
 STT Nội dung tiêu chí khảo sát Đạt Tỉ lệ % Không Tỉ lệ %
 đạt
 1 Trẻ hát thuộc bài hát 22 95,7% 01 4,3% 
 2 Trẻ hát đúng giai điệu, nhớ tên 22 95,7% 01 4,3% 
 bài hát, tên tác giả
 Nhìn vào bảng thống kê ta thấy kết quả đạt 22 trẻ đạt ; tỷ lệ 95,7%, tỷ lệ đạt 
chiếm cao.
* Đối với giáo viên:
 Nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung của bộ môn âm nhạc. Dựa trên cơ sở 
đó xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với yêu cầu của chuyên đề cũng như điều 
kiện của lớp mình.
 Giáo viên linh hoạt tổ chức hoạt động đúng phương pháp tạo sự hứng thú cho 
trẻ nhằm phát huy tính tích cực, lôi cuốn trẻ vào giờ hoạt động.
 Nâng cao được nghệ thuật ca hát khi thể hiện tác phẩm âm nhạc. Sưu tầm và 
sáng tác được nhiều bài hát đưa vào dạy trẻ.
 Luôn luôn tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động ca hát. Có nhiều tiết dạy 
âm nhạc xếp loại tốt. 100% trẻ nắm chắc kỹ năng ca hát.
 Đã tham gia dự thi cấp trường lĩnh vực âm nhạc đạt loại giỏi.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy kỹ
 năng ca hát cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua lĩnh vực “ phát triểm thẩm mỹ” 
mà tôi đã thực hiện và thu được kết quả khả quan.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT
 Nguyễn Thị Hằng Hà Nguyễn Thị Lệ
 6

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_ky_nang_ca_hat_cho_tre_n.doc