Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ 24-36 tháng tại lớp nhà trẻ A1 Trường Mầm non Tân Thành

Giấc ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ lứa tuổi 24-36 tháng. Bởi sau mỗi giấc ngủ, tinh thần của trẻ sẽ được sảng khoái hơn, chức năng hoạt động của các cơ quan thần kinh được phục hồi. Có được một giấc ngủ trưa đảm bảo sẽ giúp quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra nhanh hơn giúp trẻ tăng trưởng về chiều cao, cân nặng và đảm bảo sức khỏe. Khi bắt đầu đi học năm đầu ở nhà trẻ thì thường hay quấy khóc thì giấc ngủ trưa lại càng trở nên quan trọng hơn, một giấc ngủ trưa ngon sẽ giúp trẻ tập trung hơn, hứng thú tham gia các hoạt động và không có những biểu hiện cáu gắt hay tỏ ra khó chịu với những người xung quanh. Trẻ đến trường chỉ được ăn no, học hành đầy đủ và vui chơi thôi thì chưa đủ, mà trẻ cần phải được các cô giáo hướng dẫn, tổ chức cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và ngủ sâu giấc.

docx 16 trang thuydung 28/08/2024 1540
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ 24-36 tháng tại lớp nhà trẻ A1 Trường Mầm non Tân Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ 24-36 tháng tại lớp nhà trẻ A1 Trường Mầm non Tân Thành

Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ 24-36 tháng tại lớp nhà trẻ A1 Trường Mầm non Tân Thành
 về chiều cao, cân nặng và đảm bảo sức khỏe. Khi bắt đầu đi học năm đầu ở nhà trẻ 
thì thường hay quấy khóc thì giấc ngủ trưa lại càng trở nên quan trọng hơn, một giấc 
ngủ trưa ngon sẽ giúp trẻ tập trung hơn, hứng thú tham gia các hoạt động và không 
có những biểu hiện cáu gắt hay tỏ ra khó chịu với những người xung quanh. Trẻ đến 
trường chỉ được ăn no, học hành đầy đủ và vui chơi thôi thì chưa đủ, mà trẻ cần phải 
được các cô giáo hướng dẫn, tổ chức cho trẻ ngủ đúng 
giờ, ngủ đủ giấc và ngủ sâu giấc.
 Thời gian dành cho giấc ngủ trưa tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ khoảng 140-
150 phút, bằng 1/5 thời gian giấc ngủ đêm, song nó lại mang một ý nghĩa đặc biệt 
đối với cơ thể trẻ. Là một cô giáo mầm non là người mẹ thứ hai của trẻ tôi luôn băn 
khoăn trăn trở làm sao để tổ chức cho trẻ một giấc ngủ đủ, ngủ sâu. Chính vì vậy 
năm học 2021-2022 tôi đã đưa ra “Một số biện pháp tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ 24-36 
tháng tuổi”.
 * Đặc điểm tình hình
 Năm học 2021-2022 tôi được nhà trường phân công phụ trách nhóm trẻ A1 24-
36 tháng tuổi với tổng số trẻ 22 trong đó: Nam là 10; nữ 12; dân tộc 15 trẻ. 
 Trong quá trình tổ chức hoạt động tôi có 1 số thuận lợi và khó khăn sau: 
 - Về cơ sở vật chất.
 + Lớp tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, Tổ chuyên 
môn, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp. Như 
giường ngủ, chăn ấm, gối, xốp trải nền, rèm cửa...
 - Về giáo viên.
 + Bản thân có 17 năm công tác trong nghề có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có 
kỹ năng sư phạm và nắm vững được phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ.
 Đặc biệt là tôi luôn tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác, 
luôn có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân đã nhiều năm đạt giáo viên giỏi 
cấp trường, cấp huyện và đã đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2019-2020 Bảng kết quả khảo sát hoạt động ngủ của trẻ ở lớp đầu năm học
 Tổng số Đánh giá kết quả
 STT Nội dung trẻ được Đạt Tỷ lệ Chưa Tỷ 
 khảo sát % đạt lệ %
 1 Trẻ chưa biết lấy gối và vào 
 22 5/22 22,7 17/22 77,3
 chỗ nằm
 2 Trẻ không có thói quen ngủ trưa 22 4/22 18,2 18/22 81,8
 3 Trẻ ngủ ít, không sâu giấc 22 4/22 18,2 18/22 81,8
 * Nguyên nhân 
 Với kết quả khảo sát như trên tôi thấy phần lớn số trẻ trong lớp chưa có nề nếp, 
thói quen ngủ trưa tại lớp. Do trẻ mới đi học lần đầu còn chưa quen với môi trường 
lớp học, cô mới, bạn mới, chưa xa bố mẹ lâu nên lạ lẫm, sợ hãi quấy khóc. 
 - Các bậc phụ huynh ở nhà chưa chú ý đến việc tập thói quen ngủ trưa cho trẻ 
khi ở nhà. Còn nuông chiều trẻ cho trẻ ngủ không đúng giờ giấc.
 - Cô giáo chưa nắm được hết đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, chưa nắm được 
những thói quen sở thích của từng cá nhân trẻ.
 Chính vì nguyên nhân trên nên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và đưa ra một 
số “Biện pháp tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ 24-36 tháng tuổi” cụ thể như sau.
 Biện pháp 1. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ bằng tình yêu thương.
 Trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng, trẻ mới được đi học, bắt đầu rời khỏi bàn tay ấp ủ 
yêu thương của cha mẹ và những người thân yêu để đến trường mầm non, ở trường 
mầm non đối với trẻ tất cả đều xa lạ và mới mẻ, trường mới, cô mới, bạn mới vì thế 
khi đến trường, đến lớp trẻ thường có một tâm trạng lo lắng, sợ hãi, bỡ ngỡ, lạ lẫm 
và lưu luyến nhớ gia đình. Vì ở độ tuổi này trẻ còn rất bé, sống nhiều về tình cảm 
nên rất cần sự âu yếm, nhẹ nhàng, của những người gần gũi trẻ, đặc biệt là những 
ngày đầu trẻ mới nhận lớp, cô giáo là chỗ dựa tinh thần duy nhất của trẻ, vậy cô giáo nên cho cháu đi ngủ. Hoặc khi ăn xong không ngủ ngay cô có thể cho trẻ ngồi xuống 
xếp lô tô chơi, lắp ghép, chơi một trò chơi nhẹ, xem những video hoạt hình, ca nhạc 
thiếu nhi
 Trước khi ngủ cô cho trẻ đi vệ sinh, cởi bớt quần áo dài hay dày quá để trẻ được 
thoải mái và dễ ngủ hơn.
 * Chuẩn bị đủ đồ dùng cho trẻ ngủ.
 Chuẩn bị tốt phòng ngủ và đồ dùng cho trẻ ngủ là việc làm cần thiết để trẻ 
có một giấc ngủ nhanh, đúng thời gian và ngủ sâu giấc. 
 Trước khi cho trẻ vào ngủ cô vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, bố trí chỗ ngủ 
yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng dẫn cho trẻ tự giác 
giúp cô chuẩn bị đồ dùng phục vụ giờ ngủ như: Trải chiếu, đệm, lấy gối... những 
trẻ hay đái dầm trong khi ngủ cô cho trẻ đi vệ sinh, về mùa đông trước khi trẻ đi 
ngủ cô cởi bớt quần áo cho trẻ, bỏ mũ, khăn và gấp lại gọn gàng để tránh nhầm 
lẫn, cô kiểm tra an toàn trước khi cho trẻ vào ngủ, như trẻ có ngậm cơm trong 
miệng cô cho trẻ nhả ra, trẻ có cầm đồ chơi trên tay hoặc trong túi cô cất đi cho 
trẻ, sắp xếp trẻ nằm theo tổ và cho trẻ nam nằm một dãy, nữ một dãy. Luôn luôn 
chú ý đến ánh sáng trong phòng phải thích hợp, phòng ngủ nên giảm bớt ánh sáng 
bằng cách cô tắt bớt điện, đóng bớt một số cửa sổ và kéo rèm lại. 
 Mùa đông các cháu ngủ được đắp chăn đủ ấm và nằm trên đệm, mùa hè 
phòng ngủ có đủ quạt mát cho các cháu ngủ ngon giấc luôn chú ý tránh không 
cho trẻ nằm trực tiếp trên nền nhà và dưới quạt.
 Biện pháp 3: Đưa trẻ vào giấc ngủ và chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.
 Việc tạo cho trẻ một tâm thế yên tâm thoải mái khi ngủ ở trường với cô giáo 
và các bạn là vô cùng cần thiết, như vậy trẻ mới có một giấc ngủ sâu, nhẹ nhàng. 
Để giúp trẻ đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và trẻ có thói quen mong muốn 
được ngủ đúng giờ thì khi đã chuẩn bị xong chỗ ngủ cô hướng dẫn trẻ nằm duỗi 
thẳng chân, tay, mắt nhắm. Cô hát ru hoặc mở nhạc du dương cho trẻ nghe những tốt nhất đó là: Những cháu hay đi vệ sinh hay những cháu khó ngủ, tôi xếp cho các 
chấu nằm ngủ riêng một dãy để tiện việc chăm sóc khi cần thiết và nhắc trẻ đi vệ 
sinh kịp thời, mà không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của các trẻ khác.
 Đối với những cháu mới ốm dậy, cháu mới đi học, cháu ăn ít, cháu hay giật 
mình, cháu khó ngủ, tôi thường trao đổi với các bậc phụ huynh về bữa ăn, giấc ngủ 
của trẻ hàng ngày, để về nhà gia đình phối hợp cùng nhà trường có chung biện pháp 
chăm sóc và rèn nề nếp cho trẻ được tốt hơn. Ngoài ra tôi còn mạnh dạn trao đổi với 
các cô, bác trong nhà bếp để chế biến những món ăn hợp khẩu vị cho các cháu. Có 
như thế các cháu ăn sẽ ngon miệng, ăn hết suất cơ thể mới khoẻ mạnh, ngủ ngon 
giấc và ngủ say hơn.
 Biện pháp 4: Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy
 Gần hết giờ ngủ cô đánh thức trẻ bằng bản nhạc vui nhộn, kéo rèm cửa ra thay 
đổi ánh sáng để trẻ chủ động dậy và không ngái ngủ. Về mùa đông thì khi trẻ dậy phải 
mặc quần áo ấm cho trẻ ngay để trẻ khỏi bị lạnh dễ ốm, ho, viêm phổi.
 Cô hướng dẫn trẻ cùng cô làm 1 số việc tự phục vụ như: Cất gối, xếp chăn, 
chiếu cùng cô, cho trẻ đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu, đối với những trẻ gái có tóc 
dài thì cô tập trung lại một nhóm rồi chải và buộc lại tóc cho gọn gàng, sau đó 
chuyển dần sang hoạt động khác bằng cách trò chuyện với trẻ, cho trẻ hát một bài 
hát, hay chơi 1 trò chơi nhẹ nhàng đơn giản để trẻ vui vẻ thoải mái.
 Biện pháp 5. Công tác tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ 
 Thông qua giờ đón trả trẻ, cuộc họp phụ huynh, tôi thường xuyên trao đổi với 
các bậc phụ huynh về bữa ăn, giấc ngủ của trẻ hàng ngày, để các bậc phụ huynh chú 
ý đến chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ đảm bảo sức khỏe, rèn nề nếp cho trẻ 
ngủ trưa, ngủ đúng giờ khi nghỉ ở nhà những ngày nghỉ.
 Nhắc nhở phụ huynh cho cháu ngủ trưa để duy trì thói quen ngủ trưa của cháu 
vào cuối tuần khi ở nhà, ngủ đúng giờ, đủ giấc để không làm xáo trộn chế độ sinh 
họạt đã ổn định mà cô giáo đã hình thành cho cháu. Trao đổi thêm với phụ huynh về - Học sinh
 + Trẻ trong độ tuổi 24-36 tháng
 - Cha mẹ trẻ
 + Có sự phối kết hợp cùng với giáo viên để nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ, tìm 
nguyên nhân để có biện pháp thích hợp kịp thời uốn nắn trẻ. Đồng thời trao đổi với giáo 
viên để rèn luyện giúp hình thành nề nếp thói quen tốt cho trẻ khi ở gia đình. 
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả:
 Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu về chăm sóc giấc ngủ cho trẻ và kinh 
nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của trẻ, sự ủng quan tâm, tư vấn, ủng 
hộ tích cực của nhà trường, của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả 
như sau:
 Bảng so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng các biện pháp
 Số trẻ được tham gia khảo sát, đánh giá: 22 trẻ
 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng
 STT Nội dung Đạt Tỷ Chưa Tỷ lệ Đạt Tỷ lệ Chưa Tỷ Tăng Tỷ lệ
 lệ đạt % % đạt lệ %
 % %
 Trẻ biết 
 lấy gối và 
 1 5 22,7 17 77,3 22 100 0 0 17 77,3
 vào chỗ 
 nằm
 Trẻ có thói 
 2 quen ngủ 4 18,2 18 81,8 22 100 0 0 18 81,8
 trưa

File đính kèm:

  • docxban_mo_ta_sang_kien_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_giac_ngu_ch.docx