Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp nhà trẻ A3 Trường Mầm non Tân Thành
Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp nhà trẻ A3 Trường Mầm non Tân Thành
nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24 - 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. 5.1.1. Thực trạng: Trường mầm non Tân Thành nằm trên địa bàn xã miền núi, điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn. Năm học 2021 - 2022 trường mầm non Tân Thành có 3 nhóm trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng tuổi. Tôi được phân công phụ trách lớp nhà trẻ A3 gồm có: Tổng số 20 trẻ: 09 trẻ nam, 11 trẻ nữ, trong đó có đến 16 trẻ là trẻ dân tộc chiếm 80%. Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn phát triển lời nói do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, trẻ nói ngọng, nói lắp, phát âm chưa chuẩn Nhiều khi cô giáo vừa dỗ dành lại vừa học ngôn ngữ của trẻ để hiểu nhu cầu của trẻ đang muốn là gì. 100% trẻ trong lớp đều là trẻ mới đi học năm đầu. Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, trẻ khóc nhiều vì vậy mà giáo viên mất nhiều thời gian để dỗ dành. Bố mẹ trẻ chủ yếu đi làm công nhân và làm nghề nông nghiệp nên trẻ thường ở với ông bà nên phần lớn mọi người không chú ý, quan tâm đến việc giao tiếp với con. Chính vì vậy để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tôi đã thực hiện những biện pháp sau: 5.1.3. Biện pháp * Biện pháp 1: Giáo viên cần hiểu tâm sinh lý của trẻ và tạo môi trường lành mạnh cho trẻ. * Giáo viên cần hiểu tâm sinh lý của trẻ + Đặc điểm phát âm: Trẻ đã phát âm được các âm khác nhau, một số trẻ còn chưa phát âm được, phát âm được các âm của lời nói nhưng vẫn còn ê a. Trẻ hay phát âm sai ở những từ khó, những từ có 2/3 âm tiết như: Lựu/lịu, hươu/hiu, hoa sen/xem, thuyền buồm/ thiền bồm. + Đặc điểm vốn từ: Vốn từ của trẻ còn rất ít. Danh từ và động từ ở trẻ chiếm ưu thế. Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ đồ vật con vật, hành động trong giao tiếp quen thuộc hàng ngày. Những các từ chỉ khái niệm tương đối như: Hôm qua, hôm nay, ngày maitrẻ sử dụng chưa chính xác. Một số trẻ đã biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: màu xanh, màu đỏ ,màu vàng. Đã biết sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép với người lớn trong giao tiếp như: Cảm ơn cô, vâng, dạ + Sắp xếp cấu trúc lời nói: Cách diễn đạt nội dung, sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, một nội dung ngắn gọn nào đó để giúp người nghe hiểu được, đối với một số trẻ là đơn giản - Nhưng đối với một số trẻ khác nhỏ tháng hơn lại là rất khó. Nếu yêu cầu trẻ kể lại một câu chuyện hay tả lại một sự kiện, hiện tượng xảy ra đối với trẻ thì trẻ gặp khó khăn cần phải tập luyện dần dần. - Ở góc sách- truyện thì cô cho trẻ xem tranh truyện trong chủ đề, bộ rối tay, rối ngón tay, rối bông... Khu vực này cần có nhiều gối để trẻ có thể thư giãn, thoái mái ngồi, nằm xem tranh truyện. Bên cạnh đó là chiếc bàn nhỏ xinh để trẻ có thể đặt sách truyện lên và “xem sách”. Ngoài cách giở xem sách truyện, có thể hướng dẫn trẻ đọc những câu đơn giản, phù hợp với bức tranh đó... Cô đọc các từ để trẻ nói theo các từ, câu đơn giản về con vật, cây, quả, những hành động của con vật... - Góc bé hoạt động với đồ vật: Chuẩn bị cho trẻ búp bê, đồ dùng chăm sóc búp bê ăn ngủ; Các khối để trẻ xếp chồng, xếp cạnh; Hột hạt, dây xâu - Góc bé với các phương tiện giao thông: Tôi chuẩn bị cho bé mô hình về ngã tư đường phố, các phương tiện giao thông, cột đèn xanh đỏ + Môi trường ngoài lớp: Tủ đựng đồ cá nhân của trẻ cũng được đặt ngoài cửa lớp có dán tên và ảnh của trẻ để trẻ dễ dàng nhận thấy tủ đồ của mình. Mỗi lần trẻ lấy, cất đồ dùng cá nhân cô hỏi trẻ tủ con đâu? Con tên gì? Trên các cây đều có biển tên cây. Mỗi khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ đọc tên các loài cây, tên hoa, màu hoa, lá. Cô hỏi trẻ để trẻ nói tên đồ chơi ngoài trời như; Đu quay, cầu trượt * Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng tháng xuyên suốt 1 năm học: + Tháng 9, 10: Phát triển khả năng nghe hiểu cho trẻ: Chọn những bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác, cho trẻ nghe những bài hát, những câu truyện, những bài đồng dao, Tạo điều kiện để trẻ tập chung chú ý luyện khả năng chú ý thính giác cho trẻ thông qua các bài tập, trò chơi: Tai ai thính ? Ai đoán giỏi?... Cố gắng phát âm đúng, không phát âm sai vì trẻ hay bắt trước. Sửa lỗi phát âm cho trẻ khi trẻ phát âm sai. + Tháng 11, 12: Nghe, nhắc lại các âm, tiếng và câu nhằm phong phú vốn từ cho trẻ: Giáo viên cần nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho Trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố, mẹ để kích thích trẻ nói được câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời. - Thông qua hoạt động chơi - Tập + Hoạt động nhận biết: Đây là hoạt động quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc. VD: Trong bài nhận biết “Quả Cam” cô muốn cung cấp cho trẻ biết trong quả cam có những gì thì cô phải chuẩn bị một quả cam chưa bổ và 1 quả cam đã bổ để cho trẻ quan sát. Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn, ngửi..nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích. Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ thống câu hỏi: +) Đây là quả gì? (Quả cam ạ); Các con nhìn xem quả cam có vỏ màu gì? (Màu vàng ạ); Các con ơi, trong quả cam có gì nhỉ? (Có hạt cam ạ); Đố các bạn biết cam chín có vị gì? (Ngọt ạ) Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói cộc lốc, thiếu từ cô phải sửa ngay cho trẻ. + Hoạt động làm quen văn học: Hoạt động kể chuyện, đọc thơ là những hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rất tốt, rèn cho trẻ kỹ năng nói rõ ràng, mạch lạc. Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như thu hút trẻ vào hoạt động để hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ cho hoạt động phải đảm bảo: Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho trẻ; Tranh ảnh phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi; Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong hứng thú của trẻ. Cô hát cho trẻ nghe rồi cho trẻ tập hát theo cô từng câu. Khi trẻ hát thuộc cô cho trẻ lên sân khấu biểu diễn + Hoạt động phát triển thể chất: Trong góc vận động của lớp tôi đã sử dụng những thùng bìa để làm thành tàu hoả cho trẻ chơi. Mỗi thùng làm thành một toa tàu. Trong khi chơi trẻ có thể vừa chơi vừa kết hợp âm nhạc hát: “Đoàn tàu nhỏ xíu”, “Tàu vào ga”..vận dụng vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi trẻ hoạt động với vòng/bóng tôi phân loại màu xanh, đỏ, vàng của những chiếc vòng. Khi trẻ chơi với vòng tôi có thể hỏi trẻ giúp ngôn ngữ của trẻ thêm mạch lạc, rõ ràng hơn: Vòng này có màu gì hả con? (Màu đỏ ạ); Thế còn vòng này có màu gì đây? (Màu xanh ạ) + Hoạt động chơi tự do với đồ chơi ở các khu vực chơi: Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động chơi ở các khu vực chơi. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau. VD: Trò chơi trong góc “bé chơi với búp bê” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày: Con đã cho búp bê ăn chưa? (Chưa ạ); Con du búp bê ngủ chưa?; Du như nào nhể?... +) Trong góc “Hoạt động với đồ vật” trẻ chơi bằng đồ dùng tự tạo đó chính là những bông hoa đã đục sẵn lỗ, lá, hạt vòng tôi đã cho trẻ lấy dây xâu qua những lỗ đó và tôi sẽ hỏi trẻ: Anh Thư ơi, con đang xâu gì vậy? (Xâu vòng ạ); Con xâu hạt vòng bằng gì đấy? (Xâu bằng dây ạ); Nhàn ơi! vòng tay này đã đeo được chưa? (Chưa ạ); Muốn đeo được phải làm thế nào? (Phải buộc lại ạ); Khi xâu xong con để sản phẩm của mình nhẹ nhàng vào khay nhé!
File đính kèm:
- ban_mo_ta_sang_kien_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho.docx