Bản mô tả Sáng kiến Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng

Muốn phát triển vốn từ cho trẻ, theo tôi điều đầu tiên chúng ta phải hiểu được phát triển vốn từ cho trẻ là gì ? Phát triển vốn từ cho trẻ giúp trẻ nắm vững được nhiều từ, hiểu ý nghĩa của từ và biết sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ: Vốn từ của trẻ tăng nhanh, số lượng từ chủ động của trẻ từ 500- 600 từ. Trong vốn từ của trẻ có tất cả các loại từ đơn, từ ghép.ở trẻ có cả từ ghép 3- 4 tiếng bên cạnh đó trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh, những từ các cháu được sử dụng hầu hết là những từ chỉ tên gọi, những gì gần gũi xung quanh mà hàng ngày mà trẻ tiếp xúc. Ngoài ra, trẻ cũng nói được một số từ chỉ hành động, chỉ những công việc của bản thân và mọi người xung quanh, chỉ hành động của những con vật mà trẻ biết.

Tôi nhận thấy vốn từ của trẻ tuy phát triển nhưng vẫn còn hạn chế bộ máy phát âm của trẻ đang hoàn thiện dần nên khi trẻ nói, trẻ hay nói chậm, hay nói kéo dài giọng, đôi khi còn ậm, ừ, ê, a, không mạch lạc. Để giúp trẻ phát triển vốn từ, tôi thấy người giáo viên cần phải nắm vững vốn từ của trẻ. Mặt khác, các cô giáo phải nói to, rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe.

docx 18 trang thuydung 27/06/2024 830
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả Sáng kiến Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả Sáng kiến Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng

Bản mô tả Sáng kiến Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng
 Có thể nói rằng rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là góp 
phần tích cực vào việc trang bị cho thế hệ mầm non một phương tiện mạnh mẽ để 
tiếp thu kinh nghiệm quý báu của thế hệ cha anh, đồng thời tạo điều kiện cho các 
cháu lĩnh hội các kiến thức, những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh. 
 Đặc biệt trẻ ở lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi ở lớp tôi phụ trách, đa số các cháu đều 
là trẻ em dân tộc thiểu số ( Có cả dân tộc: Tày, dao, san chí). Vốn ngôn ngữ 
tiếng phổ thông của các cháu rất hạn chế, mà đặc biệt giai đoạn này người ta còn 
gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ vì đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này có vùng ngôn ngữ 
bắt đầu hình thành và phát triển mạnh, do đó mà trẻ được tác động mạnh mẽ về 
ngôn ngữ từ phía môi trường xung quanh trẻ, thì vùng ngôn ngữ của trẻ có điều 
kiện phát triển nhanh. Nhưng trong thực tế môi trường gia đình: ông, bà., bố, 
mẹhay môi trường xã hội: cô giáo còn ít quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho 
trẻ nên nhìn chung vốn từ của trẻ có một số nhược điểm như:
* Nhược điểm và hạn chế của biện pháp cũ.
 Trẻ 24- 36 tháng tuổi, là độ tuổi còn non nớt, các cháu bắt đầu đi học còn khóc 
nhiều, chưa quen với các cô và các bạn, 100% các cháu đều có bố mẹ là người dân 
tộc ở nhà môi trường sinh hoạt của các cháu khác ở lớp nên đến lớp các con chưa 
thích nghi với điều kiên sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, các cháu không cùng 
tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và cá tính khác nhau, nên các cô thường dùng 
phương dùng phương pháp dạy học cũ. Vì vậy sẽ có một số hạn chế sau:
 - Đa số giáo viên nhà trẻ 24 – 36 tháng đều dạy cho trẻ phát triển ngôn ngữ 
thông qua giờ học là chủ yếu. Trong giờ học chủ yếu dùng tranh. Hình ảnh minh 
họa nghèo nàn, han chế do các cô thụ động.
 Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu 
cũng như trật tự các từ khi nhắc lại câu của người lớn. Vì thế trẻ thường xuyên bỏ 
bớt từ, bớt âm khi nói. Ở lớp nhà trẻ, thời gian chăm sóc trẻ chiếm đa số nên việc 
giáo viên chú ý phát triển vốn từ cho trẻ đôi khi còn gặp nhiều khó khăn. 6. Mục đích của biện pháp mới.
 Muốn phát triển vốn từ cho trẻ, theo tôi điều đầu tiên chúng ta phải 
hiểu được phát triển vốn từ cho trẻ là gì ? Phát triển vốn từ cho trẻ giúp trẻ nắm 
vững được nhiều từ, hiểu ý nghĩa của từ và biết sử dụng từ trong các tình huống 
giao tiếp.
 Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ: Vốn từ của trẻ tăng nhanh, 
số lượng từ chủ động của trẻ từ 500- 600 từ. Trong vốn từ của trẻ có tất cả các loại 
từ đơn, từ ghép.ở trẻ có cả từ ghép 3- 4 tiếng bên cạnh đó trẻ có nhu cầu giao tiếp 
với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh, 
những từ các cháu được sử dụng hầu hết là những từ chỉ tên gọi, những gì gần gũi 
xung quanh mà hàng ngày mà trẻ tiếp xúc. Ngoài ra, trẻ cũng nói được một số từ 
chỉ hành động, chỉ những công việc của bản thân và mọi người xung quanh, chỉ 
hành động của những con vật mà trẻ biết.
 Tôi nhận thấy vốn từ của trẻ tuy phát triển nhưng vẫn còn hạn chế bộ 
máy phát âm của trẻ đang hoàn thiện dần nên khi trẻ nói, trẻ hay nói chậm, hay nói 
kéo dài giọng, đôi khi còn ậm, ừ, ê, a, không mạch lạc. Để giúp trẻ phát triển vốn 
từ, tôi thấy người giáo viên cần phải nắm vững vốn từ của trẻ. Mặt khác, các cô 
giáo phải nói to, rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe.
7. Nội dung:
7.1 Thuyết minh biện pháp mới.
- Nội dung: Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã mạnh dạn áp dụng bài thuyết 
minh mô tả: Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ ở lớp 24 – 36 tháng. Áp dụng 
vào lớp nhà trẻ 24- 36 tháng khu sản với tổng số trẻ là 18.Trong đó có 10 trẻ nam 
và 8 trẻ nữ, 100% trẻ là có bố mẹ là người dân tộc.
- Tôi đã tiến hành thực hiện kinh nghiệm này thông qua một số hoạt động sau: 
* Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động học:
 Phát triển vốn từ cho trẻ ở trường Mầm Non là công tác giáo dục có kế hoạch, Như vậy nhờ có sự giao tiếp giữa cô và trẻ đã giúp trẻ phát huy được 
tính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ, phát triển năng lực quan sát, phát 
triển các giác quan, kích thích lòng ham hiểu biết tìm tòi khám phá về những điều 
bí ẩn của các sự vật xung quanh.Qua đó củng cố, mở rộng vốn hiểu biết, làm giầu 
vốn từ cho trẻ.
 * Qua giờ thơ, truyện.
 Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển 
ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà 
muốn làm được như vây trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ 
cũng học thêm được các từ mới qua giờ học thơ truyện. Khi tiếp xúc với bài thơ, 
câu chuyện là trẻ đã được tri giác các bức tranh có hình ảnh và từ ngữ mới tương 
ứng với nội dung bức tranh. + Vì sao? ( Vì bạn thỏ trắng và bác gấu đen là những người tốt bụng ) 
Ví dụ 2:
Qua bài thơ “Cây bắp cải ” Cô muốn cung cấp cho trẻ từ ” Sắp vòng quanh”
Cô có thể cho trẻ quan sát vật thật. Cho trẻ được xem,được sờ các lá bắp cải sắp 
vòng quanh như thế nào?. Cô vừa giải thích vừa chỉ cho trẻ xem và cho trẻ cùng 
làm động tác mô phỏng các là được xếp vòng quanh với nhau tạo thành cây bắp cải 
xanh. Bên cạnh đó cô cũng chuẩn bị một hệ thống câu hỏi:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gị ? Cây bắp cải
+ Cây bắp cải trong bài thơ được tác giả miêu tả đẹp như thế nào ? ( Xanh man 
mát )
+ Lá bắp cải trong bài thơ được tác giả miêu tả như thế nào ? ( Sắp vòng quanh)
 Như vậy thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ mà Hát và vận động bài ” Con voi”
Trẻ biết sử dụng động tác minh họa đơn giản như:
Trông đằng xa kia có con chi to ghê: Trẻ dùng một ngón tay vẫy vẫy
Sao trông giống như xe hơi : Hai tay tạo hình chữ nhật ở trước ngực
Lăn lăn bánh xe đi chơi : Hai tay quay vòng tròn.
À thì ra con voi : Dùng tay chỉ kết hợp với vẫy nhẹ.
Vậy màđuôi trên đầu: Dùng tay phải đặt giữa đỉnh đầu vẫy nhẹ.
* Phát triển vốn từ của trẻ thông qua chơi.
 Đây có thể coi là một trong những hình thức quan trọng nhất. Bởi giờ chơi có 
tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hóa vốn từ cho trẻ. 
Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian + Đạt ơi ! Con đang xếp gì đấy ? ( Con xếp đoàn tàu )
 + Con xếp đoàn tàu bằng những hình gì? (Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn ạ)
Như vậy trò chơi sáng tạo cũng góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trong quá 
trình chơi trẻ bắt buộc phải giao tiếp với nhau do vậy vốn từ của trẻ được phát triển 
ngày một phong phú.
Ví dụ :
Trò chơi bế em, cô nhập vai làm mẹ cho búp bê bú, cho búp bê ăn, búp bê ngủ trẻ 
sẽ bắt chước những lời cô nói như : “Con của mẹ ngoan quá!”
Biết hát ru “ à ơi ” cho em bé ngủ. Ngoài trò chơi, phản ánh sinh hoạt, trong giờ 
chơi, cô tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.
Ví dụ :
- Trò chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật:
Cô nói Trẻ kêu
Con mèo Mèo meo
Con vịt Cạp cạp Cô hát những ca khúc thân thương để hiểu những quy tắc trong giờ ngủ.
Ví dụ: Cô hát bài “ Giờ đi ngủ” Khi lắng nghe cô hát thì trẻ nằm đúng tư thế, 
không nói chuyện, không nằm sấp.
+ Khi cho trẻ dạo chơi thăm quan:
 Dạo chơi thăm quan là loại tiết học đặc biệt nhằm phát triển vốn từ cho 
trẻ.Trong giờ dạo chơi, thăm quan, trẻ được trực tiếp quan sát các sự vật hiện 
tượng phong phú của cuộc sống. Mục đích của dạo chơi, tham quan là mở rộng 
tầm hiểu biết cho trẻ, trên cơ sở đó cung cấp, củng cố một số lượng lớn vốn từ cho 
trẻ. Để dạo chơi, thàm quan có hiệu quả, cô giáo cần phải chuẩn bị tốt nội dung 
cho trẻ quan sát, những từ, câu cần dạy trẻ. Những câu hỏi yêu cầu trẻ trả lời, 
những phương pháp, biện pháp cần tích cực hóa ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát con gà trống.
Cô phải chọn được vị trí để con gà trống cho mọi trẻ đều quan sát được. Bên cạnh 
đó cô cũng cần chuẩn bị một số hệ thống câu hỏi như:
+ Đây là con gì ?
+ Các con nhìn thấy con gà trống đang làm gì?
+ Con gà trống đang ăn gì đấy?
+ Con gà trống có dáng đi như thế nào?
Thường sau một thời gian đi thăm quan về, cô tổ chức đàm thoại về nội dung thăm 
quan nhằm củng cố kiến thức thu được trong buổi thăm quan,củng cố và tích cực 
hóa vốn từ cho trẻ. Bên cạnh đó cô luôn sửa sai câu nói của trẻ ở mọi lúc mọi nơi 
đề giúp trẻ có một nguồn vốn từ phong phú, đa dạng.
* Kết hợp với phụ huynh
 Để vốn từ của trẻ phát triển tốt điều không thể thiếu được đó là nhờ sự đóng 
góp của gia đình. Cô thường xuyên gặp gỡ nói chuyện về tình hình hoạt động của 
trẻ trong lớp qua đó phụ huynh nắm bắt được các nội dung chương trình giáo dục 
hiện hành đồng thời hàng ngày cô cũng trao đổi với phụ huynh về ý nghĩa của việc 

File đính kèm:

  • docxban_mo_ta_sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_von_tu_cho_tre_24.docx